ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 43)

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian, vật liệu, nội dung nghiên cứu:

Nam Định là một tỉnh đồng bằng giáp biển của châu thổ sông Hồng và Nghĩa Hưng là một trong ba huyện giáp biển của tỉnh. Tên gọi và địa giới hành chính của huyện đã nhiều lần thay đổi, khởi đầu là tên “Đại Ác” có từ thuở vua Triệu Việt Vương trẫm mình ở cửa sông Đáy sau khi mất nước, đầu thế kỷ XI đổi thành Đại An và 700 năm sau đổi thành Nghĩa Hưng. Huyện Nghĩa Hưng nằm ở rìa phía Tây Nam của tỉnh Nam Định, với thị trấn huyện lỵ là Liễu Đề nằm cách thành phố Nam Định 22 km. Đây là vùng đất bằng, cao từ 0,1 đến 1m và độ dốc thoải dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Huyện có ba mặt giáp sông là sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy, phía Nam và phía Đông Nam nằm giữa cửa Đáy và cửa Lạch Giang, có đường bờ biển tính theo đê bao là 26,325 km. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 20.785 ha (trong đê là 17.672 ha, ngoài đê là 3.113 ha). Huyện Nghĩa Hưng cũng đồng thời tiếp giáp huyện Hải Hậu ở phía Đông, tỉnh Ninh Bình ở phía Tây, huyện Trực Ninh ở phía Bắc. Đất huyện Nghĩa Hưng ngày nay có hình như bầu rượu, chiều dài theo đường chim bay là 47km, chiều ngang nơi thắt lại ở trung huyện hẹp chưa đến 1km, nơi phình nhất ở hạ huyện rộng trên 10km.

Kể từ công cuộc đổi mới đất nước, Nghĩa Hưng đã có những bước chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế biển, với định hướng phát triển là ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước hướng đến hình thành vùng nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh [62, 72, 73]. Nghề nuôi tôm sú phát triển đã đem lại lợi ích nhất định cho địa phương và các chủ đầm, do đó đã có được một lực hấp dẫn đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ 21.

Khu vực nghiên cứu được chọn là vùng nuôi tôm tập trung ven biển, chủ yếu thuộc khu vực biên giới biển theo Luật Biên giới Quốc gia năm 2003, bao gồm xã Nam Điền, Đông Nam Điền, Tây Nam Điền, các vùng đất ngập nước bên ngoài đê quốc gia và khu đất liền kề thuộc nông trường Rạng Đông (xem hình 2.1). Khái

46

niệm vùng nuôi tôm tập trung được căn cứ theo Quyết định số 04 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ thủy sản, là vùng nuôi có diện tích từ 30 ha trở lên và có cùng chung hệ thống cấp thoát nước nuôi. Vùng nuôi được hình thành từ các dự án quai đê lấn biển hoặc chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang nuôi thủy sản với đối tượng nuôi chính được chọn là tôm sú. Nghiên cứu hỗ trợ cho sự phát triển bền vững nghề nuôi tôm ven biển trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Và đó là lý do ra đời của đề tài này.

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí của vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định [Nguồn: Ảnh bản đồ từ Google và Hoàng Văn Thắng,2002)

47

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã đồng thời chủ trì, thực hiện và hoàn thành, nghiệm thu đạt kết quả ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội như sau:

Nguyễn Thị Phương Loan (chủ trì), “Xây dựng chỉ số bền vững trang trại nuôi tôm ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”, mã số QT 07 56.

Nguyễn Thị Phương Loan (chủ trì), “Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng môi trường trong quá trình nuôi tôm tại Nghĩa Hưng”, mã số QT 08 55

Nguyễn Thị Phương Loan (chủ trì), “Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”, mã số QT 09 58.

Kết quả nghiên cứu ba đề tài trên đã là phần đóng góp quan trọng vào nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án này.

Trong quá trình thực hiện đề tài luận án tiến sĩ này, tác giả đã hướng dẫn được 6 sinh viên nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp hệ cử nhân khoa học môi trường, gồm: Nguyễn Khắc Sơn, Nguyễn Thị Lan, Đinh Văn Huy, Phạm Văn Hoan, Bùi Thị Phương Ngọc, Đoàn Thị Phương. Tác giả đã tài trợ kinh phí cho một đội sinh viên tình nguyện hoạt động hè tại nông trường Rạng Đông, với mục tiêu chính là tuyên truyền về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu tác giả đã thực hiện được một buổi tọa đàm truyền thông và trao đổi về các vấn đề của biến đổi khí hậu cho cộng đồng khoảng 200 đối tượng người dân thị trấn Rạng Đông. Đây là cách để tác giả tri ân cộng đồng còn nghèo nhưng giàu tình thân ái đã giúp đỡ tác giả trong suốt nhiều năm nghiên cứu này. Tác giả đã tham dự, trực tiếp trao đổi với cán bộ địa phương và có báo cáo về những vấn đề môi trường và xã hội của phát triển nuôi tôm ở Nghĩa Hưng tại hội thảo “Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đất ngập nước ven biển Nghĩa Hưng”, do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng tổ chức tại thị trấn Liễu Đề.

Vào thời điểm chọn Nghĩa Hưng làm địa bàn nghiên cứu thực hiện đề tài luận án, tác giả tin tưởng đây là một vùng lý tưởng cho phát triển nuôi tôm và thành tựu kinh tế mà vùng này sẽ tạo ra là vô cùng tốt đẹp, tạo hậu thuẫn tốt cho tác giả

48

thực hiện các nghiên cứu của mình về phát triển bền vững. Tuy nhiên, cho đến khi luận án phải hoàn thành, nghề nuôi tôm sú tại vùng ven biển Nghĩa Hưng vẫn còn đang trong vòng xoay luẩn quẩn của những khó khăn, thách thức, rủi ro và không hiệu quả về kinh tế. Trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa, tác giả nhận thấy cộng đồng người nuôi tôm đa phần không muốn chịu sự kiểm soát của một tổ chức nào đó, dù đó là hiệp hội hay cơ quan nhà nước, cũng không muốn tuân thủ những quy định về quy trình quy phạm nuôi và bảo vệ môi trường. Chỉ khi nào tôm bị bệnh thì các chủ đầm mới cuống quít níu kéo kỳ vọng vào biện pháp cứu chữa thần diệu, là thứ không thể tồn tại. Mặc dù sự kỳ vọng vào thành tựu phát triển kinh tế của vùng nuôi tôm không đạt được là một trở ngại lớn cho quá trình nghiên cứu của tác giả, nhưng cũng vì thế, những vấn đề của hệ sinh thái nhân văn lại được bộc lộ đa dạng và điển hình hơn, giúp cho tác giả có điều kiện nghiên cứu và đóng góp tốt hơn cho những vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa học sinh thái nhân văn.

Tên đề tài: “Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định”

Mục tiêu của luận án

1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững. 2. Đánh giá tính bền vững của hoạt động phát triển nuôi tôm tập trung tại vùng

nuôi ven biển huyện Nghĩa Hưng.

3. Nghiên cứu ứng dụng tiếp cận sinh thái nhân văn để đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền vững vùng nuôi tôm.

Cấu trúc luận án

 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

 Chương 2: Địa điểm, thời gian, vật liệu, nội dung nghiên cứu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

 Chương 3: Kết quả nghiên cứu sinh thái nhân văn và đánh giá tính bền vững của phát triển nghề nuôi tôm tập trung tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

49

Điểm mới của luận án:

Để có thể thực hiện phát triển bền vững, mỗi hệ sinh thái nhân văn đều phải tự giải quyết các vấn đề của mình, tự lựa chọn con đường đi của mình và chấp nhận cả thành công cũng như thất bại như những sự đánh đổi. Các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài cũng như những giải pháp thể chế vĩ mô không phải lúc nào cũng phù hợp và hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề bên trong một hệ thống. Với quan điểm như vậy, luận án đặt mục tiêu nghiên cứu hiện trạng phát triển hoạt động nuôi tôm ở vùng ven biển Nghĩa Hưng và tính bền vững của hoạt động đó theo tiếp cận sinh thái nhân văn.

 Điểm mới thứ nhất của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận của khoa học sinh thái nhân văn, hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết chung và ứng dụng vào việc nghiên cứu cấp tổ chức bậc thấp của hệ sinh thái nhân văn. Áp dụng lý thuyết sinh thái nhân văn vào nghiên cứu vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng đã chỉ ra được nguyên nhân của sự phát triển chưa bền vững trong bản chất bên trong của hệ thống, bao gồm sự thiếu một thể chế đủ mạnh để kiểm soát hệ thống, đặc biệt là cơ sở cho quản lý dựa vào cộng đồng, thiếu tri thức nghề và chưa tính đủ bài toán chi phí lợi ích mở rộng.

 Điểm mới thứ hai của luận án là đánh giá được tính bền vững của hệ thống bằng phương pháp đánh giá thịnh vượng, trên cơ sở đánh giá thịnh vượng riêng cho hệ sinh thái và hệ xã hội, trong đó việc tính các chỉ số thịnh vượng thành phần và chỉ số thịnh vượng chung được thử nghiệm lần đầu tiên ở Việt Nam cho hệ sinh thái nhân văn huyện Nghĩa Hưng.

 Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp định giá tài nguyên thiên nhiên của Ngân hàng thế giới, trong đó nguồn lợi từ khai thác tài nguyên đất, rừng, mặt nước… được xác định trên cơ sở của giá trị nguồn lợi thực tính và hệ số tô tài nguyên. Đây là một tiếp cận hạch toán giá trị tài nguyên còn rất mới mẻ ở Việt Nam.

50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)