Tài nguyên nước ngọt của Nam Định phong phú, mật độ sông ngòi 0,6 - 0,9km/km2. Tổng lượng phù sa sông Đáy là 19,3 triệu tấn/năm và sông Ninh Cơ là 5,3 triệu tấn/năm, cung cấp lượng bùn cát góp phần quan trọng vào mở rộng diện tích bãi bồi. Chế độ nước sông có hai mùa lũ kiệt rõ rệt, gây tác động mạnh đến những hoạt động phát triển nhạy cảm với nguồn cung nước bất thường. Sự giao thoa hai chế độ nước sông - biển tạo ra một nhịp điệu sống đặc biệt.
Chất lượng nước các sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Đáy nhìn chung tương đối tốt. Giá trị các chỉ tiêu COD, BOD5, DO, chất hoạt động bề mặt, Nitrat, Amoni, Coliform, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 loại B1. Chất lượng nước sông chảy qua khu vực sản xuất nông nghiệp có BOD, COD, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, Nitrat, Amoni nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008 loại A2. Ước tính phúc lợi sinh thái nước sông Đáy là 52 điểm, sông Ninh Cơ là 53 điểm (xem bảng 3.3).
Hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng của huyện Nghĩa Hưng khá phát triển, lấy nước ngọt từ sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ, tiêu ra sông Ninh Cơ. Trạm bơm Đông Nam Điền công suất 5.400 m3/giờ, tiêu cho 642ha lúa, cấp nước ngọt cho Rạng Đông và Đông Nam Điền. Trạm bơm Nam Điền công suất 2.000 m3/giờ cấp nước ngọt cho xã Nam Điền. Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản vùng Nam Điền được đầu tư năm 2002, gồm trạm bơm nước ngọt công suất 5.400 m3/giờ, 4,4km kênh tưới cấp I và 5,6km kênh tiêu cấp I, cống thủy sản I lấy nước mặn vào, cống thủy sản II để tiêu nước nội đồng từ Rạng Đông. Trong vùng nuôi thủy sản, đã hình thành các kênh dẫn nước nằm dọc chân đê phía trong đồng, vốn là
78
các dải trũng hình thành trong quá trình lấy đất đắp đê, bề mặt thường là bùn loãng, làm tăng thêm mối đe dọa cho sự ổn định của đê. Dọc đê phía biển có các lạch triều tự nhiên hình thành giữa rừng ngập mặn và đê. Năm 2005 bắt đầu dự án xây dựng hệ thống thủy lợi cấp nước mặn ngọt cho Cồn Xanh.
Bảng 3.3: Chất lượng nước sông vùng nghiên cứu
Nước sông Sông Đáy tại Rạng Đông 6/2006 Sông Ninh Cơ tại Phà Thịnh Long 6/2006 QCVN 09:2008 pH 6,9 7,3 5,5-8,5 DO 7,6 7,2 500 SS 192 140 0.5 COD 18,8 18,3 5 BOD 9 9 15 Cl 153 183 250 DDT 0,0023 0,0018 400 Nts 1,5 4,7 1 Dầu mỡ 0,04 0,1 0.01 Chất tẩy rửa 0,01 0,03 0.05 Phenol 0,001 0,003 0.005 Coliform MPN/100ml 2590 1700 0.001
Phúc lợi sinh thái nước (Do tác giả tính)
TB 52/100
TB 53/100
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định 2010)
Nước ngọt cho sinh hoạt được khai thác chủ yếu từ nguồn nước ngầm. Do các điểm dân cư thường nằm trên các giồng cát cổ, nên có đủ nguồn nước ngọt sinh hoạt. Giếng khoan sâu 100m trong vùng nuôi tôm cho nước chất lượng dùng được.
Độ mặn nước biển biến động mạnh, vùng cửa sông Ninh Cơ cao và ổn định hơn vùng cửa sông Đáy. Độ mặn trung bình mùa khô gần cửa sông Đáy là 13,4o
/oo, vùng bãi triều là 24,1o/oo và cửa sông Ninh Cơ là 29 - 32o/oo, mùa mưa giảm còn 18 - 20o/oo và thấp nhất là 2o/oo vào tháng 8. Xâm nhập mặn xảy ra vào mùa kiệt, khi dòng chảy sông nhỏ, độ mặn nước biển cao 29-32o
/oo kết hợp triều cường. Khi độ mặn đạt cực đại vào tháng 3 tại cửa sông Ninh Cơ, đường đẳng muối 4o
/oo và 1o/oo
79
cao hơn và tiến sâu hơn vào các cửa sông: Ngày 12/01/2006 độ mặn 1,7‰ trên sông Ninh Cơ xâm nhập sâu 37 km, mặn 5‰ trên sông Đáy xâm nhập sâu 18 km. Mặn xâm nhập sâu tạo cơ hội thuận lợi hơn cho việc quây đầm nuôi thủy sản ven sông.
Chất lượng nước biển ven bờ khá tốt theo quy chuẩn QCVN 10:2008, với các chỉ tiêu sắt, sunfua nằm trong giới hạn cho phép. Chất lượng môi trường nước biển tại khu vực có nuôi thủy sản đã bị ô nhiễm, các chỉ tiêu dầu mỡ, amoni, coliform, chất rắn lơ lửng có nồng độ cao hơn quy chuẩn cho phép (bảng 3.4).
Bảng 3.4. Chất lượng nước biển ven bờ năm 2007-2008
Thông số Rạng Đông Nam Điền
QCVN 10:2008 Vùng nuôi thủy sản 7/2007 12/2007 7/2008 12/2008 pH 6,2 6,7 6,7 6,9 6,5 - 8,5 DO 8,32 7,2 6,72 5 >5 BOD5 9,2 9,5 14,4 19,2 SS 85 92 80 48 50 Fe 0,08 0,09 0,05 0,07 0,1 Clo 0,006 0,06 0,03 0,04 Váng dầu mỡ kpht 0,08 0,01 0,012 không có Amoni 0,6 0,85 8,63 8,75 0,1 Sulfua 0,0011 0,002 kpht 0,0012 0,005 Coliform 15 35 18 10 1000 Cr (VI) 0,008 0,007 0,004 0,005 0,02
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định 2010)
Vùng hai bên bờ cửa sông Đáy hiện đang được khai thác nhiều để làm đầm tôm. Về mặt lý thuyết, sự thu hẹp cửa sông là nguyên nhân làm tăng tốc độ dòng chảy, khiến dòng chảy có xu hướng cuốn xa khỏi vùng bờ. Việc dòng chảy sông Đáy đang bị cuốn xa khỏi vùng bờ được nhận diện rất rõ trên ảnh vệ tinh, và có thể gây tổn thất phù sa bồi tụ vùng bờ. Tuy nhiên, cần phải có những nghiên cứu đầy đủ hơn mới có thể kết luận chính xác về vấn đề này. Giảm bồi tụ và tăng xói lở ven biển còn có nguyên nhân sự hoạt động của thủy điện Hòa Bình làm giảm 56% lượng bùn cát ở hạ lưu.
80
Biển Nam Định có chế độ nhật triều, biên độ triều tại cửa Đáy là 1,86m và tại cửa Ninh Cơ là 2,60m, chân triều cực tiểu thường xuất hiện vào tháng 4 với độ cao -0,59m tại cửa Đáy và -1,02m tại cửa Ninh Cơ. Chế độ triều nhìn chung thuận lợi cho việc cấp nước nuôi thuỷ sản mặn lợ, vì thiết kế đầm nuôi nói chung có độ cao cốt đáy là -0,3m độ cao bờ đầm bờ kênh là +2m (xem bảng 3.5).
Bảng 3.5: Lịch cấp thoát nước cho ao nuôi tôm
Tháng Mục đích lấy nước nước trong ao Nhu cầu mực Số ngày có thể lấy nước/tháng Biện pháp lấy nước
Vụ chính
3 Rửa ao 0,3m 14 ngày Mở cống lấy nước
4 Thả tôm bột 0,6m 11 ngày Mở cống lấy nước
5 Ương tôm giống 0,7-0,8m 16 Mở cống lấy nước
6-7 Nuôi tôm thịt 1,5m 21 Mở cống lấy nước
8 Nuôi tôm thịt 1,5m 17 Mở cống lấy nước
Vụ phụ
9 Rửa ao và ương giống 0,3-0,8m 14 Mở cống lấy nước
10 Nuôi tôm thịt 1,5 19 Bơm bổ xung
11-12 Nuôi tôm thịt 1,5 21 Bơm bổ xung
1 - 2 Thu hoạch, phơi đầm 0,2-0,8m Mở cống tháo nước
(Nguồn Dự án chuyển đổi đất lúa sang nuôi tôm ở Nam Điền)
Đê biển Nam Định hiện được thiết kế với cao độ mặt đê là 5m, tường chắn sóng cao 0,5m, mặt đê rộng 5m. Lõi đê đắp bằng cát, mái phủ lớp đất thịt dày khoảng 0,5m. Đê biển bị phá hủy theo ba cơ chế là: phá hoại do bão tại nơi đã bị hư hỏng khi mực nước biển dưới 3m, còn khi mực nước biển trên 3m phá hoại tại nơi đá lát bị hư hỏng cộng hưởng tác động của bão và phá từ mái trong đê, xảy ra khi gió bão triều cường nước dâng vượt tần suất thiết kế, mặt bãi bị hạ thấp. Khi lớp mái bảo vệ bị phá hủy, phần cát trong thân đê sẽ nhanh chóng bị phá rỗng, sụt trượt, gây mất đê [17]. Từ năm 1976 đến 2000 trung bình mỗi năm đê biển toàn tỉnh bị sạt lở 35.000m3
81
Nghĩa Phúc sạt lở 1.089m, đê Rạng Đông sạt lở 650m, đê Nam Điền sạt lở 1.910m, tổng thiệt hại là 243 tỷ đồng (thiệt hại do sạt lở trên mỗi mét đê là 12,75 triệu đồng). Bão còn phá hủy hoàn toàn một số hệ thống hạ tầng đầm nuôi.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam năm 2009, cuối thế kỷ này có thể mực nước biển sẽ dâng 0,7-1,0 mét, chế độ nước sông sẽ phân phối cực đoan hơn, vùng nội đồng ven biển có thể bị ngập sâu hơn và lâu hơn trong mùa mưa lũ [63]. Với vùng nuôi thủy sản ven biển thì biến đổi khí hậu có thể đem đến cả thiệt hại và cơ hội. Những đe dọa thiệt hại chính là gia tăng bão lớn, làm tăng chi phí kiên cố hóa, nâng cao đê và công trình hạ tầng. Mất rừng ngập mặn, đất không bồi tụ tiến ra biển, nước dâng và khan hiếm nước ngọt sẽ thúc đẩy tăng chuyển đổi đất lúa sang nuôi thủy sản nước lợ. Nước dâng giúp làm cho những đầm nuôi hiện còn đang bị nông do phải tránh phèn tiềm tàng có cơ hội được cải thiện tăng độ sâu. Đó có thể là cơ hội mới mà huyện Nghĩa Hưng cần chuẩn bị đón nhận và phát triển nuôi thủy sản tập trung là một lựa chọn khả thi nhất cho thích ứng biến đổi khí hậu.