Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định 2010” và “Niên giám thống kê tỉnh Nam Định”, khí hậu khu vực nghiên cứu thuộc loại nhiệt đới gió mùa,
76
mưa nhiều, nóng ẩm và có mùa đông lạnh. Bức xạ tổng cộng từ 122 - 125 kcal/cm2/năm. Nhiệt độ trung bình năm là 24oC. Mùa hạ nóng từ tháng 5 đến 9, nóng nhất vào tháng 7 và 8, với nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 35,7o
C. Mùa đông lạnh từ tháng 11 đến 3, lạnh nhất vào tháng 1 và 2, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13 - 14oC. Lượng mưa trung bình 1.700 - 1.800mm/năm với khoảng 140 ngày mưa trong năm. Mùa mưa nhiều từ tháng 5 đến 10, chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều là các tháng 7, 8, 9, trong đó tháng 8 có lượng mưa lớn nhất, từ 300 - 400mm, với 15 - 18 ngày mưa. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến 4, với lượng mưa tháng <50mm, riêng tháng 1 lượng mưa <25mm. Tổng lượng bốc hơi từ 1.000- 1.200mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng 7 (150 - 170mm/tháng). Chế độ gió chịu ảnh hưởng mạnh của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình cả năm là 2,4 - 2,6 m/s. Gió Đông Nam thịnh hành với tốc độ trung bình 4 - 5m/s, tần suất cực đại 40% vào tháng 7, tốc độ gió cực đại khi có bão là 40 m/s.
Tài nguyên khí hậu nhìn chung thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật. Tuy nhiên, mùa đông lạnh và chế độ nhật triều có làm cho cây ngập mặn không phát triển cao được, còn chế độ nhiệt, mưa, bốc hơi đôi lúc vượt ra ngoài miền giới hạn sinh thái của tôm sú và những loài thủy sản nuôi khác. Đó là nền nhiệt độ cao trong mùa hè, đôi khi vượt quá 32oC, biến đổi nhiệt độ ngày vượt quá 3oC, hoặc mùa đông lạnh. Mưa nhiều, bốc hơi nhiều làm cho các yếu tố sinh thái trong ao nuôi biến đổi đột ngột, dễ khiến tôm bị sốc, nhất là mưa bão.
Tai biến thiên nhiên, đặc biệt là bão, là yếu tố rủi ro gây thiệt hại đáng kể cho vùng và nghề nuôi. Thiệt hại trực tiếp từ bão là sự phá hủy hạ tầng, cơ sở sản xuất, tàn phá sinh cảnh và hủy diệt sinh vật, biến các tài sản có giá trị thành rác thải và gây ô nhiễm môi trường. Thiệt hại lâu dài mà bão gây ra cũng vô cùng to lớn, có thể dẫn đến sốc năng suất sinh học, sốc hoạt động kinh tế, sốc các dịch vụ an sinh xã hội, sốc trong cuộc sống đời thường và tình cảm con người. Hàng năm trung bình vùng nghiên cứu phải chịu ảnh hưởng của từ 4 - 6 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Thống kê từ năm 1958 đến 1994 cho thấy trung bình khoảng 9 - 10 năm có một trận bão mạnh đổ bộ trực tiếp vào vùng bờ biển Nam Định. Năm 1968, bão lớn làm sạt
77
lở đê biển, cuốn trôi 40 ha đồng muối. Từ năm 2005 đến 2009 có 21 cơn bão có ảnh hưởng đáng kể đến Nam Định, trung bình một năm là hơn 4 trận bão, và gần đây thì tỷ lệ bão gây ảnh hưởng càng cao, năm 2005 là 2 trận, năm 2006 là 3 trận, năm 2007 là 4 trận, năm 2008 là 5 trận và năm 2009 là 7 trận. Cơn bão mạnh số 7 năm 2005 đã phá hoại trên 19km đê biển, làm nhiễm mặn 8.765ha đất, trong đó có 265ha lúa, 950ha màu và 3.000ha đầm tôm toàn tỉnh.