Đánh giá tính bền vững của năng suất và hoạt động nuô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 112)

b) Các mô hình nuôi tôm sú

3.1.4.3.Đánh giá tính bền vững của năng suất và hoạt động nuô

Tính bền vững của năng suất được đánh giá thông qua khả năng phục hồi trở lại được trạng thái ban đầu sau khi chịu một cú “sốc” áp lực mạnh. Tính bền vững của hoạt động nuôi tôm ở vùng ven biển Nghĩa Hưng không cao, có khả năng liên quan với chu kỳ 10 năm, là chu kỳ lặp lại của các cơn bão mạnh. Chu kỳ bão mạnh có thể gây phá hủy đê và các đầm nuôi, gây xâm nhập mặn trong khu vực xảy ra khoảng 10 năm/lần… Cơn bão số 7 năm 2005 đã gây ra cú “sốc” mạnh không phục hồi được đối với nghề nuôi tôm sú ở Nghĩa Hưng. Bão rất mạnh, đổ bộ đúng kỳ triều cường, sóng biển vỗ qua mặt đê, bóc đi từng khối đất thân đê và tạt nước vào sâu trong đất liền. Hạ tầng nuôi công nghiệp, trại giống, bờ bao của công ty Viễn Đông nát vỡ, diện tích nuôi ngoài đê bị ngập, vỡ... tổng thiệt hại ước tính là 33,5 tỷ đồng. Điện mất nhiều ngày làm các trại giống thiệt hại nặng, tôm bố mẹ và tôm giống đều chết, mất khả năng hỗ trợ phục hồi hoạt động nuôi... Có chủ nuôi công nghiệp gần như không gượng lại được sau thất bát này, đến mức phải cho người khác thuê lại đầm nuôi quảng canh cải tiến lấy tiền nộp thuế đất. Từ mùa bão năm 2005, đà phát triển nuôi tôm tại Nghĩa Hưng có dấu hiệu chững lại (hình 3.6).

Trong bức tranh tổng thể về thành tựu ngành thủy sản huyện Nghĩa Hưng từ năm 2000 đến năm 2008, xu thế biến đổi diện tích và sản lượng nuôi tôm chỉ đồng pha với nuôi cá đến năm 2004, sau đó tôm một mình đi xuống. Sự thiên giảm sản

115

lượng tôm nuôi và sự thiên tăng sản lượng cá nuôi có mối quan hệ bù trừ rõ nét, vì trong nhiều trường hợp, ao nuôi tôm đã chuyển sang nuôi cá.

Hình 3.6: Diễn biến diện tích nuôi thủy sản, sản lượng cá nuôi và tôm nuôi của huyện Nghĩa Hưng (Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Nam Định)

Rõ ràng rủi ro do bão lớn tần suất 10 năm một lần, là yếu tố gây “sốc” cho nghề nuôi, nhất là trong khu vực nuôi công nghiệp. Theo số liệu phổ biến giai đoạn 2003-2006, chi phí xây dựng đầm nuôi công nghiệp là 200 triệu đồng/ha, nuôi bán thâm canh là 110 triệu đồng/ha và nuôi quảng canh cải tiến là 50 triệu đồng/ha cho một chu kì sử dụng 10-20 năm. Do vậy đây phải là loại rủi ro cần được bảo hiểm. Bảo hiểm hệ thống hạ tầng cũng dễ thực hiện hơn nhiều so với bảo hiểm năng suất, đặc biệt là đối với nuôi công nghiệp và bán thâm canh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 112)