Lịch sử nghề nuôi tôm sú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 100)

Nghề nuôi tôm sú bắt đầu ở Nghĩa Hưng từ năm 1982 theo phương thức quảng canh, quây đầm tại những nơi đất trũng, lạch triều có cây ngập mặn trong đê. Theo Phòng thủy sản huyện Nghĩa Hưng, diện tích nuôi thủy sản năm 1990 đạt 700 ha, năm 1994 là 1.300ha, năm 1998 là 1.613ha. Vùng nuôi tôm sú tập trung hiện nay được trình bày trong hình 3.3. Vùng Đông Nam Điền được cải tạo thành vùng chuyên nuôi sớm nhất với diện tích nuôi 408 ha. Năm 2001 địa phương bắt đầu thực hiện các dự án chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang nuôi tôm, trong đó dự án Rạng Đông chuyển đổi thành công 124 ha, dự án Nam Điền vẫn chưa kết thúc. Tây Nam Điền - Cồn Xanh có diện tích đầm nuôi tự phát là 325ha và đang mở rộng lên 600ha do dự án quai đê lấn biển đã hoàn thành. Huyện đã quy hoạch đến năm 2010 diện tích nuôi công nghiệp đạt 800 ha, bán thâm canh và quảng canh cải tiến đạt 1919 ha.

Các chủ đầm đạt được quyền sử dụng đất theo nhiều cách thức rất khác nhau. Thường người dân là người tiên phong lấn biển, tự khai phá đắp đầm nuôi quảng canh tại những vùng cây ngập mặn thuộc đất công. Họ phải đóng góp nghĩa vụ cho địa phương ở mức tối thiểu, nhưng không được giao đất có thời hạn. Trong các vùng đang triển khai dự án cải tạo, chuyên đổi... tình hình cũng tương tự.

103

Hình 3.3. Hình ảnh vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Nguồn: Ảnh Google).

Khu vực trong đê những năm 1990 và khu vực Cồn Xanh trong giai đoạn quai đê có mức giá đấu thầu đất đầm từ 0,5 - 3 triệu đồng/ha/năm. Tại các vùng đã hoàn thành dự án cải tạo hạ tầng, đất đầm được giao khoán theo hình thức đấu giá, thời gian giao đất đầu những năm 2000 là 5 năm đối với cá nhân và 20 năm đối với các công ty nhận nuôi công nghiệp tại Đông Nam Điền, giá đấu thầu đất dao động trong khoảng 3 - 9 triệu đồng/ha/năm, trung bình là 6 triệu đồng/ha/năm. Sau năm 2005 hoạt động nuôi không hiệu quả, nên giá đấu thầu đất năm 2008, 2009 giảm mạnh, chỉ còn 3-4 triệu đồng/ha/năm, nộp ngay đợt đầu cho 3 năm, thời hạn thuê đất tăng lên là 10 năm, chứ không tuân theo luật đất đai. Đất thuộc lãnh địa của đơn vị nào sẽ do đơn vị đó quản lý về an ninh và thu thầu.

Vùng ngoài đê quốc gia do huyện được ủy quyền quản lý, từ năm 2002 huyện khoán quản cho bốn xã Nam Điền, Nghĩa Hải, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thành, với tỷ lệ hưởng lợi là xã nhận10%, huyện nhận 40%, tỉnh nhận 50 % số tiền thu được, theo quy định trong Quyết định số 277 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định.

104

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 100)