Đánh giá tính thích nghi của hệ thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 118)

b) Các mô hình nuôi tôm sú

3.1.4.7.Đánh giá tính thích nghi của hệ thống.

Tôm sú có khả năng thích nghi tốt với môi trường suy thoái, nguồn thức ăn đa dạng và các mô hình nuôi ghép khác nhau. Trong điều kiện cấp nước mặn hạn chế, như ở Nam Điền, chủ đầm đã cho tôm làm quen với môi trường nuôi nhạt ngay từ giai đoạn tôm giống, nên đến cuối vụ độ muối chỉ còn khoảng 0,5%, nhưng tôm vẫn sống được. Thức ăn tự chế chiếm 70% (3 - 4 tạ/ha), gồm các loại tôm, cá tạp… trộn phụ gia sấy khô hoặc hấp chín, don dắt cho ăn tươi, thời điểm cho ăn tùy theo lịch triều, thường là vào buổi chiều. Thức ăn khô còn dùng thêm moi, cám vịt...

Các chủ đầm có nhiều ”sáng kiến” tự phát để hạn chế tối đa chi phí, như làm đầm nông để tránh bốc phèn, không làm ao xử lý nước vào và ra tại các đầm nuôi quảng canh cải tiến, thử nghiệm nhiều mô hình nuôi ghép tôm - cua, tôm - cá.... Vụ thu hoạch tôm chính là tháng 8, thời gian nuôi tôm, từ khi thả giống đến khi thu hoạch, khoảng 100 ngày (tôm đạt cỡ 30 - 40 con một cân). Cua nuôi thời gian dài hơn, đến 1 năm, thu hoạch tốt nhất vào tháng 9 - 10, là mùa cua gạch. Trong mô hình nuôi ghép quảng canh cải tiến, mật độ tôm khoảng 6 con/m2, mật độ cua khoảng 0,2-0,5 con/m2

, mật độ cá bớp khoảng 5 - 7tạ/ha. Chủ đầm không sử dụng thiết bị kỹ thuật kiểm soát chất lượng môi trường nuôi, mà tự đúc kết kinh nghiệm riêng để giám sát môi trường và ứng xử điều chỉnh. Hóa chất xử lý được lựa chọn rất đa dạng, trên cơ sở tự thử nghiệm. Việc sử dụng thuốc sát trùng diệt mầm bệnh và thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn để diệt tác nhân gây bệnh cho tôm được thực hiện theo kinh nghiệm, đôi khi có tham khảo ý kiến chủ đầm khác hoặc sách báo. Vì thế bệnh dịch thường xuất hiện, nhất là bệnh đen mang và đốm trắng.

Để đánh giá mức độ hiểu biết và đáp ứng với các đe dọa do biến đổi khí hậu, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn bằng phiếu 100 cá nhân ngẫu nhiên sống trên toàn bộ vùng ven biển nghiên cứu. Kết quả cho thấy 93% được hỏi nhận thấy có biểu hiện của biến đổi khí hậu thời tiết trong những năm gần đây. Trả lời câu hỏi vê việc sẽ làm gì để phòng tránh tác động của biến đổi khí hậu, có 38 lựa chọn xây dựng mới nhà, 35 lựa chọn tiết kiệm để dự phòng, 11 lựa chọn sẽ chuyển đi chỗ khác, và có 2 lựa chọn chuyển nghề, trong đó 1 người dự định chuyển sang đánh bắt. Rõ

121

ràng rằng người dân địa phương chưa hiểu nhiều về mối đe dọa của biến đổi khí hậu, ứng xử mà họ lựa chọn có đặc điểm như những ứng xử tai biến thông thường thường gặp, chứ chưa thực sự nhằm vào mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu. Liên quan đến nhu cầu và mong muốn được hỗ trợ để thích ứng với biến đổi khí hậu, kết quả điều tra được nêu trong bảng 3.16. Có thể thấy 70% số người được hỏi mong muốn được truyền thông cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu, 50% muốn được hướng dẫn ứng xử với biến đổi khí hậu, 50% muốn được hỗ trợ tài chính để thích nghi, 29% mong muốn hạ tầng được xây dựng tốt hơn và 24% muốn được tham gia bảo hiểm. Mặc dù ít người lựa chọn chuyển đi, nhưng 41% được hỏi không muốn con mình sẽ lập nghiệp ở quê. Một số không có ý kiến vì con đã lớn, đã lập nghiệp ổn định rồi. Một số muốn con ở quê, nhưng làm nghề khác như giáo viên, bác sĩ… Đây là những nguyện vọng thiết thực cần được xem xét để xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực.

Bảng 3.16 : Kết quả điều tra về nhu cầu của người dân để ứng phó với biến đổi khí hậu tại vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng năm 2008.

Muốn được truyền thông về biến đổi khí hậu

Muốn được hướng dẫn ứng xử với biến đổi khí hậu

Muốn được hỗ trợ tài chính để thích nghi Cần đầu tư xây dựng hạ tầng Muốn được tham gia bảo hiểm 70% 56% 50% 29% 24%

Tính đa dạng sinh học của hệ thống đã được phân tích trong mục 3.1.1. và trong các mô hình nuôi tôm, nên ở đây không tiến hành đánh giá lại.

Kết quả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu nguy cơ thách thức của việc phát triển nuôi tôm sú tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng bằng phương pháp SWOT được trình bày trong bảng 3.17.

Điểm mạnh chính trong phát triển nuôi tôm là đã tận dụng được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, với chính sách của Nhà nước, thị trường xuất khẩu, điều kiện tự nhiên và lòng người đều thuận để huy động nội lực ngoại lực, mở rộng nhanh chóng vùng nuôi, làm thay đổi cơ bản nhận thức con người trong lựa chọn phương án phát triển. Ưu tiên phát triển thủy lợi là lựa chọn đúng đắn cho khâu đột phá phát triển.

122

Bảng 3.17. Kết quả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của nghề nuôi tôm sú trong hệ sinh thái nhân văn vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng

ĐIỂM MẠNH

1. Điều kiện khí hậu tự nhiên và nguồn nước thuận lợi.

2. Đất mới phù hợp nuôi tôm sú, có khả năng sinh lời cao. Kỹ thuật nuôi khá đầy đủ, thuận lợi áp dụng

3. Vùng nuôi quy hoạch tập trung, thủy lợi được đầu tư mới

4. Chiến thuật phát triển hợp lý, từng bước từ quảng canh cải tiến, lên bán thâm canh, thâm canh.

5. Huy động được lòng dân và sức dân 6. Có thị trường tiêu thụ

ĐIỂM YẾU

1.Thiếu tính tự trị, do không tự chủ được giống, vốn, kỹ thuật

2.Thiếu tính hợp tác, cạnh tranh không lành mạnh, không chia sẻ thông tin 3.Thiếu thể chế kiểm soát tuân thủ kỹ

thuật, điều khiển thực thi kỹ thuật, Thiếu nhân lực kỹ thuật, thiếu quyết tâm và hiệu quả trong dạy nghề, không tận dụng được cơ hội buộc thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ kỹ thuật 4.Thiếu thể chế kiểm soát phát thải ô

nhiễm và buộc chịu trách nhiêm. 5.Chưa tính đủ chi phí lợi ích mở rộng 6.Thiếu công bằng trong giao quyền sử

dụng đất công

7.Thiếu an toàn lương thực, vệ sinh môi trường, chất lượng cuộc sống tại điểm dân cư mới

CƠ HỘI

1. Chính sách ưu đãi lớn của Nhà nước và sự hưởng ứng cao từ xã hội 2. Đất mới, thuận lợi quy hoạch,

chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tiềm năng ứng phó biến đổi khí hậu

ĐE DỌA

1. Mất quyền tự chủ, mất đầm

2. Thiếu an toàn nguồn giống du nhập 3. Mất thị trường đầu ra

4. Suy thoái rừng ngập mặn, bãi triều 5. Xung đột lợi ích sử dụng tài nguyên 6. Rủi ro do tai biến thiên nhiên biến đổi

khí hậu

Điểm yếu bao trùm là sự mở ra quá nhanh của quy mô vùng nuôi, làm khuyếch đại tác động của các yếu tố có nguy cơ rủi ro cao, đặc biệt là khi có sự hạn chế của nguồn vốn các loại (vốn tiền tệ, vốn tri thức và giống…). Khi nhu cầu vốn không được đáp ứng, tất yếu chủ đầm sẽ cắt giảm chi tiêu, sử dụng đầu vào kém chất lượng, làm tăng nguy cơ rủi ro và làm thất bại mục tiêu phát triển nhanh vùng nuôi theo hướng từng bước thâm canh hóa và năng suất nuôi cao.

123

Trình độ nhân lực và giải pháp khắc phục là một điểm yếu đáng tiếc. Việc không quyết liệt tập trung vào vốn con người là một sai lầm nghiêm trọng, có nguyên nhân từ việc không nhận thức được đầy đủ vai trò then chốt của tri thức nghề. Nhiều chủ đầm mới bắt đầu nuôi đã thất bại nặng nề trong hai năm đầu do thiếu trình độ chuyên môn về nghề nuôi, dẫn đến năng suất thấp và thu nhập âm (Phạm Bình Quyền, 2003), nhưng điều này đã không tạo ra được tiếng chuông báo động khiến cộng đồng thay đổi nhận thức về tri thức nghề.

Một chuỗi phản hồi âm đã xuất hiện, bắt đầu từ nghèo, thiếu vốn, được vay nhưng thiếu trình độ chuyên môn, nuôi thất bại không trả được nợ nên nghèo thêm, rơi vào một trong ba lựa chọn là tiếp tục nuôi cầm chừng và không thể cải thiện được tình hình, hoặc là vay lãi cao hơn, nuôi thất bại, nghèo hơn nữa, hoặc nhượng đầm cho người mới và chuỗi phản hồi âm cũng lại được lặp lại: thợ tồi, vay vốn lãi suất cao hơn, nuôi thất bại, nợ chồng chất… dẫn đến cạn kiệt nhiệt tình với con tôm sú, không muốn bỏ lúa nuôi tôm, không nuôi tôm nuôi đối tượng mới…

Cơ hội quý cho thực hiện chuyên nghiệp hóa tổ chức quản lý vùng nuôi và nhân lực kỹ thuật nuôi ngay khi bắt đầu xây dựng vùng nuôi đã bị địa phương bỏ qua. Lực lượng chủ đầm nuôi, khâu then chốt quyết định năng suất chất lượng nuôi và sự phát triển bền vững vùng nuôi đã bị buông lỏng tự phát. Thay vì buộc nhà đầu tư phải có chứng chỉ chuyên môn như một điều kiện tiên quyết và thông qua đó chuyên nghiệp hóa đội ngũ nuôi, thì cơ chế đã cho phép kết nạp tất cả những ai kiếm đủ nguồn tài chính (tự có hoặc được vay dễ dàng) để đấu thầu đầm nuôi.

Có nhiều nhận định tích cực về vai trò của ngành thủy sản trong xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân và vai trò của thể chế chính sách trong phát triển nghề nuôi thủy sản nói chung ở Việt Nam [10, 13, 27, 30].

Những ngộ nhận trong phát triển nghề nuôi tôm sú

Các quy hoạch phát triển đã tô hồng tiềm năng của nghề nuôi tôm sú mà quên các điều kiện khắt khe của nó. Sự thiếu đáp ứng các điều kiện này là nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm sú không phát triển được như mong muốn.

124

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 118)