Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn điển hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 25)

Theo Lê Trọng Cúc, 1990, Phạm Bình Quyền, 2003, Lê Thị Vân Huệ, 2004, Trần Đức Viên, 2008…, hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn điển hình, cấu tạo từ hệ xã hội và hệ sinh thái. Các hệ sinh thái nông nghiệp thường

28

không đạt được mức độ hoàn hảo ở mọi đặc tính, tối ưu theo đặc tính này có thể dẫn đến tối thiểu ở đặc tính khác.

Hệ sinh thái nông nghiệp có tám thuộc tính nổi trội sau: 1- Tính năng suất (sức sản xuất), đặc trưng bằng sản lượng đầu ra hữu ích của các sản phẩm chính trên đơn vị đầu vào chính, thường là diện tích, hoặc vốn đầu tư, lao động. 2- Tính ổn định, là khả năng giữ năng suất dao động trong một khoảng nhất định dưới tác động của mọi sự thay đổi yếu tố (như thời tiết, kinh tế…). 3-Tính bền vững (chống chịu, đàn hồi), là khả năng hồi phục về mức năng suất ổn định, sau khi bị tác động mạnh làm thay đổi mạnh, có thể do áp lực nội sinh lớn sau khi tích lũy quá nhiều các sức ép thường xuyên nhỏ, hoặc do tác động ngoại sinh lớn, bất thường. 4- Tính tự trị, trong hệ sinh thái đó là khả năng tồn tại độc lập, tự đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, không phụ thuộc vào hệ thống bên ngoài và dòng gia nhập. Trong hệ xã hội, tính tự trị gắn liền với quyền của các cá nhân được lựa chọn và tự mình tham gia vào mọi quá trình ra quyết định. Ảnh hưởng của các tài nguyên cơ bản lên tính tự trị của một cộng đồng có thể rất phức tạp, một yếu tố có nhu cầu nhỏ, như muối, cũng có thể khiến một cộng đồng tự trị cao bị phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. 5- Tính công bằng, liên quan đến quyền và cơ hội tiếp cận, hưởng lợi từ tài nguyên trong hiện tại và tương lai, được biểu thị bằng mức độ và khả năng phân chia đồng đều cho các thành viên của hệ những lợi ích từ hệ sinh thái trong chuỗi giá trị như sản phẩm, sản lượng, lợi tức, tài nguyên... 6- Tính hợp tác, là khả năng của cộng đồng phối hợp cùng nhau để đặt ra các quy ước tự quản lý hệ thống và mức độ đồng tâm nhất trí của cộng đồng trong việc thực thi, giải quyết các vấn đề chung. Tính hợp tác có thể được duy trì thông qua các thể chế chính thức, như hợp tác xã…, hoặc thông qua các đoàn thể, hiệp hội, tổ chức tín ngưỡng, dòng họ,… Hợp tác chỉ được hiện thực hóa khi quyền tham gia được đảm bảo, khuyến khích và tạo cơ hội. Khi người dân địa phương biết tự kiểm tốt soát tài nguyên của họ, thì khó có thể xảy ra sự huỷ hoại, trừ phi việc đó được chính họ cho phép. 7- Tính đa dạng hỗ trợ khả năng hạn chế rủi ro và cơ hội lựa chọn. 8- Tính thích nghi, gắn với khả năng duy trì hệ không thay đổi và sự chuẩn bị của hệ cho những đáp ứng khẩn cấp nhằm đảo ngược xu thế

29

không mong đợi, hoặc ứng phó tích cực với thay đổi hoặc làm giảm tính nghiêm trọng của thảm hoạ. Ví dụ như phát triển phương pháp canh tác thích ứng với hạn hán tăng dần, tăng cường tự túc lương thực bằng việc tổ chức lại chuỗi thị trường. Phát triển thích nghi được thực hiện theo cách thử nghiệm các khả năng, và sẽ cho phép mở rộng nếu thành công, hay loại bỏ nếu thất bại. Trong thế giới toàn cầu hóa, phát triển thích nghi được hỗ trợ từ bên ngoài thông qua chuyển giao tri thức khoa học, tiến bộ công nghệ, học tập lẫn nhau, và góp phần bảo tồn các giá trị di sản.

Phân tích hệ sinh thái nông nghiệp theo tiếp cận hệ thống cho phép đạt kết quả nhanh chóng và hiệu quả, trên cơ sở nắm vững những chức năng chính, mà không nhất thiết phải nghiên cứu đầy đủ các đặc tính của hệ và có thể tạo ra những cải tiến quan trọng trong hoạt động của hệ chỉ bằng một số quyết định quản lý tạo ra một vài thay đổi nào đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)