Phương pháp đánh giá bền vững địa phương theo mô hình ASI của Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2002.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 66)

Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2002.

Ở Việt Nam, tiếp cận đánh giá sự thịnh vượng đã được áp dụng trong xây dựng và tính toán chỉ số bền vững nuôi thủy sản ASI cho các địa phương Ninh Thuận, Nam Định… (phương pháp còn được gọi bằng những tên khác như thước đo (chỉ số) bền vững BS). ASI được kiến tạo cho những hệ thống nhỏ, khai thác ý tưởng về việc đánh giá thịnh vượng hệ thống dựa trên cơ sở của đánh giá phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn. Mô hình chỉ số ASI đã được Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu xây dựng riêng cho đánh giá phát triển bền vững trang trại nuôi thủy sản và được nhiều tác giả áp dụng thành công. Mô hình sử dụng các chỉ tiêu và biến kiến tạo riêng, chưa được công nhận và phổ biến ra quốc tế, nên kết quả đánh giá không dùng so sánh với quốc gia khác được. Nhưng ý tưởng của chỉ số ASI cũng là một hướng nghiên cứu cần tiếp tục phát triển, vì chỉ số thịnh vượng WI, thịnh vượng sinh thái EWI, thịnh vượng nhân văn HWI của Robert Prescott-Allen không áp dụng được cho các diện tích nhỏ.

Mô hình ASI được thiết kế để đánh giá mức độ bền vững của các trang trại nuôi thủy sản mặn, lợ. Mô hình sử dụng các cấp chủ đề đánh giá như sau:

 Cấp 1 gồm 2 chỉ số thịnh vượng sinh thái (ASIE), thịnh vượng nhân văn (ASIH)

 Mỗi chủ đề cấp 1 có 5 chỉ thị đơn cấp 2 trọng số bằng nhau và bằng 0,2. Giá trị của các chỉ số thịnh vượng được tính theo các công thức sau:

ASIE =   5 1 i ASIEi .CEi (2.1) ASIH =   5 1 i ASIHi . CHi (2.2)

ASIi = (tthực-tmin)/(tmax-tmin) (2.3.1) ASIi = 0 nếu tthực ≤ tmin (2.3.2)

69

Trong đó: CEi - Trọng số của chỉ thị đơn thứ i của chỉ số thịnh vượng sinh thái. ASIEi- Giá trị của chỉ thị đơn thứ i của chỉ số thịnh vượng sinh thái. CHi - Trọng số của chỉ thị đơn thứ i của chỉ số thịnh vượng nhân văn. ASIHi - Giá trị của chỉ thị đơn thứ i của chỉ số thịnh vượng nhân văn. tthực- Giá trị thực tế đạt của chỉ thị i và tmin- Giá trị thấp nhất của chỉ thị i, tmax- Giá trị kì vọng của chỉ thị i.

Các chỉ thị đơn cấp 2 của chỉ số thịnh vượng sinh thái ASIEi:

ASIE1 - Tỷ lệ diện tích ao lắng nước hợp lý so với diện tích ao nuôi. Tỷ lệ tối ưu là 1/3 diện tích ao nuôi. Với tmin= 0, ta có:

ASIE1 = tthực/tmax = 3 tthực (2.4)

ASIE2 - Tỷ lệ diện tích ao thu gom, xử lý nước thải hợp lý so với diện tích ao nuôi. Tỷ lệ tối ưu là 10% diện tích ao nuôi. Với tmin=0, ta có:

ASIE2 = tthực/0,1 = 10tthực (2.5) ASIE3 - Nguồn nước biển cung cấp cho đầm nuôi.

Chất lượng tốt không bị ô nhiễm: ASIE3 =1; (2.6.1) Chất lượng có vấn đề cần xử lý: ASIE3 =0,5 (2.6.2) ASIE4 - Khả năng đầm nuôi bị tàn phá do sóng khi triều cường và bão.

Không thể bị phá (độ an toàn cao): ASIE4 = 1 (2.7.1) Có thể bị phá: ASIE4 = 0,5 (2.7.2) ASIE5 - Tỷ lệ chi phí xử lý môi trường đầm nuôi so với tổng chi phí sản xuất. ASIE5 = (tthực-tmin)/(tmax-tmin) = 1 – 2 tthực (2.8)

Chỉ thị đơn cấp 2 của chỉ số thịnh vượng nhân văn ASIHi:

ASIH1- Trình độ kỹ thuật, đo bằng số năm kinh nghiệm của người phụ trách kỹ thuật ASIH1 =1,00 (nếu kinh nghiệm nuôi trên 10 năm) (2.9.1) ASIH1 =0,75 (nếu kinh nghiệm nuôi 5-10 năm) (2.9.2) ASIH1 =0,50 (nếu kinh nghiệm nuôi 2-5 năm) (2.9.3) ASIH1=0,25 (nếu kinh nghiệm nuôi dưới 2 năm) (2.9.4) ASIH2 - Tỷ suất hàng hóa (tỷ tiền lãi trên tổng chi phí),

Khi tỷ suất kì vọng là 75% ASIH2 = tthực/tmax = tthực/0,75 (2.10.1) Khi tthực >75% thì ASIH2 = 1 (max). (2.10.2) Nếu lỗ ASIH2 = 0 (2.10.3)

70

ASIH3 - Tỷ lệ trẻ từ 6-15 tuổi trong gia đình chủ trại và người làm thuê được đi học. ASIH3 = (Số trẻ từ 6-15 tuổi được đi học)/(Tổng số trẻ từ 6-15 tuổi) (2.11)

ASIH4 - Thời gian sử dụng đất đầm, quyết định cho sự đầu tư lâu dài.

Nếu thời gian sử dụng đất (t) trên 10 năm ASIH4 = 1 (2.12.1) Nếu t ≤ 10 năm ASIH4 = 0,1t (2.12.2) ASIH5 - Tỷ lệ mức lương tháng trung bình của người làm công trong đầm nuôi so

với mức lương lao động cao nhất (0,9-1 triệu đ/tháng).

71

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 66)