Phương pháp chỉ số thịnh vượng WI của Robert Prescott-Allen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 61)

Trong các chỉ số đánh giá phát triển bền vững áp dụng toàn cầu, hiện chỉ có chỉ số thịnh vượng của Robert Prescott-Allen là phù hợp nhất cho đánh giá hệ sinh thái nhân văn, vì nó thực hiện việc đánh giá thịnh vượng riêng cho hệ sinh thái và

64

hệ xã hội, sau đó mới tổng hợp lại (xem hình 2.8). Robert Prescott-Allen cấu trúc chỉ số thịnh vượng (WI) từ hai chỉ số là thịnh vượng sinh thái (EWI) và thịnh vượng nhân văn (HWI). Chỉ số thịnh vượng WI được tính bằng tỷ số giữa chỉ số thịnh vượng nhân văn HWI và chỉ số thiếu hụt sinh thái (được tính bằng hiệu 1-EWI).

Chỉ số EWI được tính từ 50 chỉ tiêu thuộc 10 chỉ thị nằm trong năm lĩnh vực là đất, nước, không khí, sinh vật và sử dụng tài nguyên. Chỉ số HWI được tính từ 38 chỉ tiêu thuộc 10 chỉ thị nằm trong năm lĩnh vực là dân số, kinh tế, tri thức, an ninh dân chủ và bình đẳng. Chỉ số EWI và HWI được xác định bằng trung bình số học của chỉ số thịnh vượng từ năm lĩnh vực của mình. Năm lĩnh vực của mỗi chỉ thị tương ứng được tính trực tiếp từ 10 nhóm chỉ tiêu theo một trong ba cách là trung bình số học, trung bình có trọng số hoặc được gán giá trị cực tiểu. Cơ sở khoa học cho sự lựa chọn giá trị cực đoan thấp là quan điểm cho rằng phát triển bền vững chịu tác động nhiều của yếu tố thiếu hụt nhiều nhất, điều này cũng tương tự như nguyên lý quy luật tối thiểu “Năng suất bị giới hạn bởi yếu tố bị thiếu hụt nhiều nhất”. Trong nghiên cứu tính EWI, HWI, WI và WSI cho huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, do hạn chế về số liệu thực tế, chúng tôi đã vận dụng nguyên tắc này để bỏ qua những chỉ tiêu thiếu hụt, nhất là khi có cơ sở để khẳng định chúng không phải là giá trị cực tiểu của tập hợp chỉ tiêu trong chỉ thị và lĩnh vực tương ứng.

Thang miền hiệu quả theo thước đo BS được phân cấp đánh giá theo 5 miền (xem bảng 2.1). Mức độ thịnh vượng được gán giá trị từ 0 đến 100 điểm, phân thành năm miền thịnh vượng có khoảng giá trị đều nhau là 20 điểm (xem bảng 2.2).

Robert Prescott-Allen chia các quốc gia trên thế giới, theo kết quả đánh giá chỉ số thịnh vượng, thành ba loại là: 1- Loại thiếu hụt sinh thái, gồm những nước có chỉ số HWI tốt nhưng chỉ số EWI trung bình, nghèo hoặc xấu; 2- Loại thiếu hụt nhân văn, gồm các nước có chỉ số EWI tốt, nhưng chỉ số HWI thuộc loại trung bình, nghèo hoặc xấu; 3- Loại thiếu hụt đúp, do cả hai chỉ số EWI và HWI đều có giá trị nằm trong miền trung bình, nghèo hoặc xấu.

65

Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo chỉ số thịnh vượng của Robert Prescott-Allen, 2001

Bảng 2.1. Miền hiệu quả của chỉ số thịnh vượng/thiếu hụt của Prescott-Allen Tỷ số giữa thịnh vượng nhân văn

và thiếu hụt sinh thái Miền Khoảng miền BS (điểm)

4 - 8 Tốt >80 - 100

2 - <4 Đạt >60 - 80

1 - <2 Trung bình >40 - 60

0,5 - <1 Nghèo >20 - 40

66

Bảng 2.2. Miền và mức độ hiệu quả của thước đo bền vững BS Miền BS Khoảng miền BS (điểm) Mức độ hiệu quả của miền BS

Tốt >80 - 100 Hiệu quả như mơ ước, nhu cầu đáp ứng đủ

Đạt >60 - 80 Hiệu quả chấp nhận được, nhu cầu hầu như được đáp ứng Trung bình >40 - 60 Hiệu quả trung bình

Nghèo >20 - 40 Hiệu quả đáng thất vọng Xấu 0 - 20 Hiệu quả không chấp nhận được

Bộ 88 chỉ tiêu của chỉ số thịnh vượng được Robert Prescott-Allen được tuyển chọn bằng phương pháp chuyên gia từ chỉ tiêu trong bộ chỉ tiêu của dấu chân sinh thái, báo cáo phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường, các mục tiêu thiên niên kỷ. Phương pháp lựa chọn này vừa đảm bảo tính khoa học của chỉ tiêu được lựa chọn, vừa đảm bảo khả năng đáp ứng cơ sở dữ liệu ở mức cao nhất có thể. Miền biến thiên của các chỉ tiêu được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của các quốc gia trên toàn cầu, đã được dùng trong tính toán và công bố các chỉ số và chỉ tiêu đã nêu trên. Thước đo thịnh vượng được khuyến cáo sử dụng cho quy mô quốc gia, còn ở tầm địa phương nó là phù hợp với quy mô lãnh thổ rộng từ 100 kilômét vuông trở lên.

Robert Prescott-Allen sử dụng thước đo bền vững BS để phân miền hiện trạng biến thiên giá trị của chỉ tiêu trên toàn cầu, từ đó xác định giá trị chỉ tiêu tại biên của từng miền BS. Đó là lý do vì sao khoảng biến thiên giá trị của mỗi miền hiệu quả là khác nhau. Cách sử dụng kỹ thuật này giúp gán trọng số ẩn của chỉ tiêu vào trong phép toán tính điểm hiệu quả. Ví dụ: theo số liệu đo toàn cầu, miền biến thiên của chỉ tiêu DO là từ 1 mg/l đến 12 mg/l. Đưa số liệu đo lên biểu đồ BS, Prescott-Allen đã xác định được miền thịnh vượng BS của DO như sau: miền xấu từ 1 - 3 mg/l, miền nghèo từ >3 - 4mg/l, miền trung bình từ >4 - 6 mg/l, miền đạt từ >6 - 9 mg/l và miền tốt từ >9 - 12 mg/l là tốt (xem bảng 3.21, chương 3). Phương pháp phân miền BS này làm cho miền hiệu quả trở nên sát với thực tế hơn, nhưng lại gây phức tạp đáng kể cho việc tính điểm BS cho giá trị thực đo của chỉ tiêu. Ví dụ, kết quả thực đo DO =7,1 mg/l nằm trong miền thịnh vượng từ >6mg/l (ứng với điểm BS= 60) đến 9mg/l (ứng với điểm BS=80) sẽ có điểm BS bằng 69. Cách tổng hợp

67

từng chỉ thị được xác định theo phương pháp chuyên gia. Danh mục chi tiết 88 chỉ tiêu của bộ chỉ thị và cách tổng hợp chỉ thị được giới thiệu trong phụ lục 2.

Các ưu điểm chính của phương pháp là:

 88 chỉ tiêu được lựa chọn có cơ sở khoa học, khai thác được cơ sở dữ liệu có sẵn và được cập nhật thường xuyên, bao quát khá đầy đủ các lĩnh vực của phát triền bền vững nói chung, cũng như xét từ góc độ hệ sinh thái và hệ xã hội.

 Thang đánh giá mức độ thịnh vượng được xác lập cho từng chỉ tiêu và cho chỉ số tổng hợp. Ở cấp độ hệ thống quốc gia và quốc tế, chỉ số WI có tính ưu việt là nó là một chỉ số tuyệt đối, có thể tính toán độc lập cho từng hệ thống riêng biệt, chứ không phải là chỉ số so sánh tương đối, như HDI, HPI... Do vậy các chỉ số thịnh vượng có thể được tính riêng cho từng địa phương, sau đó ghép nối với nhau để tạo ra bức tranh ở quy mô lớn hơn.

Robert Prescott-Allen đã sử dụng chỉ số WI để đánh giá mức độ phát triển bền vững của 180 quốc gia trên thế giới vào năm 2001. Trên thế giới nước đạt chỉ số phúc lợi sinh thái cao nhất là Công Gô, nước đạt chỉ số phúc lợi nhân văn cao nhất là Phần Lan. Theo kết quả tính của Robert Prescott-Allen cho Việt Nam chỉ số thịnh vượng nhân văn chưa hiệu chỉnh đạt 36 điểm, chỉ số thịnh vượng sinh thái đạt 49 điểm, chỉ số thịnh vượng WI chưa hiệu chỉnh đạt 42,5 [98].

Việc đánh giá phát triển bền vững theo các chỉ số quốc tế cần được mạnh dạn áp dụng vì: Đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu tính toán các chỉ số phát triển còn nhiều hạn chế. Các tác giả nước ngoài trong quá trình tính toán các chỉ số phát triển bền vững cho Việt Nam thường phải áp dụng các biện pháp giản lược, dẫn đến kết quả thường không thực sự chính xác và cập nhật. Việc thực hiện tính toán theo các chỉ số này là cách tốt nhất để phát hiện các thiếu hụt cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp thay thế phù hợp, hoặc kiến nghị các đo đạc thống kê bổ sung cần thiết. Ngoài ra, việc áp dụng các chỉ số đánh giá quốc tế sẽ cho phép từng bước chính xác hóa được vị trí của Việt Nam trong bức tranh toàn cảnh chung của thế giới để có định hướng phát triển phù hợp.

68

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 61)