Kết quả đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số AS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 145)

3) Coi thường tri thức là trở ngại lớn cho phát triển nuôi tôm bền vững.

3.2.2. Kết quả đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số AS

Để đánh giá tính bền vững của hoạt động nuôi tôm sú trong các đầm nuôi thuộc vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng chúng tôi sử dụng mô hình chỉ số bền vững ngư trại ASI. Cơ sở dữ liệu được điều tra theo nguyên tắc điều tra mẫu chùm cho từng tiểu vùng nuôi thuộc các xã Nam Điền, Đông Nam Điền, Tây Nam Điền và nông trường Rạng Đông. Kết quả đánh giá phát triển bền vững cho bốn địa bàn này được trình bày trong hình 3.8 và phụ lục bảng 9,10,11,12.

Theo kết quả hiển thị trên hình 3.8, nhìn chung bốn tiểu vùng được đánh giá đều có mức độ thịnh vượng trung bình, với chỉ số thịnh vượng sinh thái khá cao, cao hơn hẳn thịnh vượng nhân văn. Yếu tố hạn chế thịnh vượng nhân văn là tuổi nghề, yếu tố hạn chế thịnh vượng sinh thái là không đạt tiêu chí ao nuôi sinh thái và thiếu ao xử lý nước vào ra cho đầm nuôi.

Phân tích kết quả đánh giá thịnh vượng riêng cho từng vùng nuôi và đầm nuôi có thể nhận thấy:

 Vùng nuôi xã Nam Điền có mức độ đồng đều thịnh vượng nhân văn một cách đáng ngạc nhiên. Vì vùng này các chủ đầm đều là chủ đất lúa cũ chuyển đổi sang nuôi tôm, nên trình độ nghề hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, chỉ số thịnh vượng sinh thái thì dao động trong khoảng rộng nhất, nằm trong cả ba miền xấu, nghèo và đạt. Nguyên nhân của tình trạng này đã được phân tích khá đầy đủ trong phần trên, chủ yếu là do dự án chuyển đổi vùng lúa sang tôm chưa hoàn

148

thành và xung đột giữa người trồng lúa và nuôi tôm về nguồn nước đã cản trở đáng kể khả năng tiếp cận nguồn nước mặn của người nuôi tôm.

 Ba vùng nuôi còn lại có phúc lợi sinh thái các đầm nuôi phân bố khá như nhau, nằm trong cả ba vùng tốt, khá và đạt, còn thịnh vượng nhân văn thì đạt thấp hơn, phân bố chủ yếu trong các vùng đạt và nghèo, một vài trường hợp ở Tây Nam Điền rơi vào miền xấu và khá, ở Rạng Đông rơi vào miền khá.

a b

c d

Hình 3.8. Hiển thị trên thước đo BS kết quả đánh giá tính bền vững của hoạt động nuôi thủy sản năm 2006 theo mô hình ASI

a- Xã Nam Điền, b-Ngoài đê Tây Nam Điền, c- Trong đê Đông Nam Điền, d- Rạng Đông. Ttrục tung biểu thị thịnh vượng sinh thái, trục hoành biểu thị thịnh vượng nhân văn. Các chữ số nhỏ là ký hiệu đầm nuôi theo danh sách chủ đầm trong phụ

149

Từ kết quả thu được, có thể nhận thấy chỉ số ASI đã phản ánh được mức độ phân hóa trong phát triển bền vững đầm nuôi và vùng nuôi. Tuy nhiên nó chưa thực sự có độ nhạy cao trong đánh giá thịnh vượng. Vùng nuôi Rạng Đông và Đông Nam Điền được đầu tư khá đầy đủ về hạ tầng, nhưng mức độ thịnh vượng cũng không khác so với vùng nuôi Tây Nam Điền, nơi dự án cải tạo vùng nuôi mới đang được khởi công. Nguyên nhân là do bộ tiêu chí đánh giá thịnh vượng còn có số lượng khiêm tốn, nên chưa phản ánh được đầy đủ hiện trạng vấn đề cần đánh giá. Trong tương lai, cần thiết phải có những nghiên cứu cải tiến mô hình này để có thể đáp ứng được tốt hơn nhu cầu phục vụ phát triển bền vững ngành thủy sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)