Đánh giá tính hợp tác của hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 117)

b) Các mô hình nuôi tôm sú

3.1.4.6.Đánh giá tính hợp tác của hệ thống

Tính hợp tác biểu thị mức độ sẵn lòng của cộng đồng cùng chung sức trong hành động, hay khả năng của cộng đồng tự quản lý hệ thống sản xuất và xã hội.

Vùng nuôi đã thành lập hội nuôi tôm sú, tuy nhiên hội chưa có cơ chế hợp tác thuận lợi và hoạt động của hội chưa đủ sức gắn kết các chủ đầm. Về đặc điểm xã hội, chủ đầm trong vùng chuyển đổi lúa tôm tại Nam Điền và Rạng Đông là dân của các đơn vị hành chính đó. Chủ đầm ở Đông Nam Điền, Tây Nam Điền - Cồn Xanh là người từ các đơn vị hành chính khác nhau đến, không bị các quan hệ xã hội truyền thống ràng buộc, không có quan hệ với nhau trong bất kỳ tổ chức xã hội nào, nên rất khó có sự đồng thuận tự nguyện vì mục đích đảm bảo an toàn cho nuôi tôm. Tính hợp tác của các chủ đầm hạn chế, thể hiện ở chỗ: Họ thường không hợp tác khi cần minh bạch thu nhập, rủi ro, vì theo họ, thông tin này rất nhạy cảm, có thể gắn với cơ hội được gia hạn nợ hoặc giảm mức độ đóng góp nghĩa vụ tài chính cho nhà nước. Các chủ đầm đều công khai tự nhận là khi phát hiện tôm có biểu hiện bệnh sẽ lập tức thu hoạch bán ngay mà không chữa, vì theo họ thì chưa ai trong vùng chữa bệnh cho tôm thành công. Không có cảnh báo cộng đồng nào khi có đầm nuôi xuất hiện bệnh, do vậy, chủ đầm tôm chưa mắc bệnh không biết để ngừng lấy nước có thể đã nhiễm mầm bệnh.

Những vùng xen kẽ lúa tôm đều xảy ra tình trạng tranh chấp. Tại Rạng Đông năm 2003, nhiễm mặn lúa đã xảy ra rải rác, nên nông trường xử lý bằng cách miễn thuế đất lúa để bù thiệt hại là ổn. Tại xã Nam Điền cạnh tranh về nguồn nước diễn ra gay gắt. Việc đưa nước mặn vào vùng chuyển đổi trồng lúa sang nuôi tôm làm một số diện tích lúa bị nhiễm mặn và giảm năng suất, nên các hộ trồng lúa đã không cho dẫn nước mặn vào kênh cấp nước mặn cho tôm. Cơ quan quản lý bất lực.

120

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 117)