Tài nguyên thực vật: Đa dạng và suy thoá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 69)

Đa dạng thực vật vùng nghiên cứu được đánh giá cao và đã được nghiên cứu công bố trong nhiều công trình. Theo Lê Diên Dực, 2004, vùng có 99 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, trong đó có 21 loài là thực vật bậc cao có mạch ngập mặn. Đa dạng thực vật nổi gồm 57 giống, 111 loài, với 32 loài rong có giá trị kinh tế. Rừng ngập mặn tự nhiên từng phát triển khá dễ dàng, đạt độ che phủ 35 - 40% [46]. Cây ngập mặn phân bố tùy theo chất đất của bãi triều và độ cao nền bãi. Tại vùng bãi bùn lầy cửa sông cây gỗ ngập mặn tán cao chủ yếu có bần chua và một ít mắm biển (cao đến 4m), tầng cây bụi có sú, ô rô, cói, cóc kèn, muống biển... Tại vùng bãi bùn ngoài Nam Điền và Cồn Xanh có trang, sú, ô rô, giá, cỏ ngạn, cỏ gà,

72

cỏ xuối, cói búp, sậy, cói bông nâu, cói búp, kẹ, ô rô. Tại bãi bùn mới bồi ở rìa ngoài có các loài tiên phong tự nhiên như cóc kèn, muống biển, mắm biển. Cói từng thống trị vùng nay là nông trường Rạng Đông.

Rừng ngập mặn có vai trò rất đa dạng [10, 54, 55, 57,58], là tập đoàn cây tiên phong lấn biển mở đất, bẫy giữ phù sa, che chắn bảo vệ bờ biển và là nơi trú ngụ, vườn ươm bãi đẻ của nhiều loài vùng khơi. Một số loài giáp xác như cua bùn, các loài tôm họ Penaeidae có giai đoạn con non bắt buộc phải sống trong bãi triều cửa sông, kênh rạch nước lợ và tập trung đặc biệt đông trong rừng ngập mặn. Theo Dixon (1989) nguồn tôm giống do rừng ngập mặn cửa sông nhiệt đới cung cấp có thể đạt giá trị 15 USD/ha/năm. Theo Nguyễn Xuân Dục, 1993, lượng mùn bã hữu cơ do rừng ngập mặn cửa sông Đáy tạo ra trong mùa mưa là 332g/m2

, mùa khô là 504g/m2 và do rừng ngập mặn cửa sông Ninh Cơ tạo ra trong mùa mưa là 196g/m2

, mùa khô là 285g/m2. Có tới 40% lượng sản phẩm phân hủy trong vùng ngập triều được chuyển ra biển làm thức ăn cho động vật xa bờ, với lượng cao nhất đạt đến 120g/m2. Theo Phan Nguyên Hồng, 1999, trong vùng triều cửa sông, 40% nguồn thức ăn của động vật được cấp nhờ thực vật nổi quang hợp sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước, còn lại là từ chất thải của động vật, mùn bã mảnh vụn cây ngập mặn tại chỗ và thực vật từ nơi khác đến.

Rừng ngập mặn trong khu vực có xu hướng suy giảm diện tích và tính đa dạng. Theo Hoàng Văn Thắng, 2002, vào năm 1998 toàn vùng có 3.290ha cây ngập mặn (trong đó có 143ha trảng cây bụi, 447ha trảng cỏ cây bụi ngập mặn, 225ha phi lao, 172ha cói). Năm 2005 diện tích rừng ngập mặn còn 1.858ha và năm 2006 còn 1.691ha. Nguyên nhân gây giảm diện tích và suy thoái rừng ngập mặn rất đa dạng. Tại vùng cửa sông châu thổ, dải rừng ngập mặn ven biển sẽ tịnh tiến theo diễn biến lục lấn biển, trong đó một phần rừng ngập mặn phía bờ sẽ bị quá trình lục địa hóa, ngọt hóa tự nhiên hoặc nhân sinh làm tàn lụi, suy thoái, đồng thời ở phía biển cây ngập mặn tiên phong sẽ liên tục mọc mới…. Những vùng đất mới bồi chịu tác động mạnh của sóng gió, trầm tích nghèo bùn... sẽ không thuận lợi cho cây ngập mặn tự phát triển. Vùng trảng cỏ ngoài Nam Điền bị coi như đất hoang hóa, bị chuyển thành đầm tôm, gây giảm sút nghiêm trọng lượng chim di cư dừng chân.

73

Chương trình trồng rừng ngập mặn được triển khai từ năm 1987 đến nay, vừa trồng mới, vừa trồng xen, trồng dặm (xem bảng 3.1), nhưng tỷ lệ sống đạt không cao, do trồng rừng thuần loài không đúng cách, cây trang được chọn làm đối tượng trồng chính không phải là cây tiên phong... [62].

Bảng 3.1. Kết quả trồng cây ngập mặn ở Nghĩa Hưng từ năm 1989 đến 2005 Dự án, chương

trình

Thời gian

thực hiện ngập mặn trồng được Tổng diện tích cây Loại cây trồng

Huyện chủ trì 1989 700ha Chủ yếu là trang

Chương trình

327 1990-1998

2.849ha

(sống 2100ha) có 214ha phi lao, Chủ yếu là trang, 300ha đước, 400ha bần Biên phòng 1997-1998 657ha (sống 437ha)

Chương trình phòng ngừa thảm họa của

Đan Mạch

1997-2005 1.858ha

Trồng mới 591ha trang, 94ha xen bần, 891ha xen đước, cải tạo đước 266ha

(Nguồn: Thống kê huyện Nghĩa Hưng và [61])

Vùng nuôi ngao ngoài đê Đông Nam Điền đạt năng suất 7 - 8 tấn/ha/năm và doanh thu 70 - 80 triệu đồng/ha/năm, nhưng có ảnh hưởng rất xấu tới phát triển rừng ngập mặn. Nguyên nhân là do nuôi ngao chặn mọi đường phát triển của cây ngập mặn, cây bị nhổ sạch khi cải tạo bãi và nuôi ngao, bãi bị san phẳng bằng lá sắt nạo khai thác ngao hoặc bằng máy phun cát. Cây ngập mặn tiên phong hầu như không có khả năng tái sinh tự nhiên, vùng bãi không bồi cao được. Nơi này còn đang là vùng nước tù quẩn, năm 2011 đã xuất hiện thủy triều đỏ, là mối đe dọa lớn đối với chất lượng nước nuôi tôm sú trong vùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 69)