Tính chi phí lợi ích mở rộng của ao nuôi tôm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 133)

3) Coi thường tri thức là trở ngại lớn cho phát triển nuôi tôm bền vững.

3.1.5.2. Tính chi phí lợi ích mở rộng của ao nuôi tôm

Hiện nay trong bài toán phân tích chi phí lợi ích mỗi vụ nuôi trong các mô hình nuôi, cả nhà quản lý lẫn người nuôi đều thường chỉ nhắc đến bài toán chi phí lợi ích thô, mà trong đa phần trường hợp không tính đến lao động gia đình và lãi vay của phần vốn lưu động, nhất là khi vốn này là vốn tự có. Lợi nhuận thu được từ bài toán chi phí lợi ích thô thực chất chỉ là giá trị gia tăng thô, không phản ánh được thực chất lợi nhuận của mô hình. Các khoản chi phí lợi ích thô này nhìn chung là tương đối rõ ràng và dễ xác định.

Sử dụng thông tin tự điều tra thu thập năm 2006 bằng các kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn tại vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, chúng tôi

136

xây dựng dòng tiền trong mô hình nuôi tôm sú - cua quảng canh cải tiến (hình 3.5). Hệ thống nuôi không có ao xử lý nước vào và nước ra. Theo thời vụ, việc sửa đầm thu cá tạp thực hiện vào tháng 3, vụ tôm kéo dài gần 4 tháng từ tháng 4 đến tháng 7, vụ cua kéo dài 6 tháng, từ tháng 7 đến tháng 12. Tổng thu cả năm là 51 triệu đồng một hecta và tổng chi chưa tính chi phí cơ hội của vốn là 30,5 triệu đồng một hecta, từ đó lợi nhuận thô là 20,5 triệu đồng/ha/năm. Giả thiết rằng một nửa vốn chi thường xuyên và toàn bộ tiền nộp thầu đất đầm phải chịu lãi suất 12% năm thì tổng vốn lưu động sẽ là 32,69 triệu đồng/năm. Khấu hao tài sản cố định phải được thực hiện hàng năm để hoàn vốn đầu tư, đưa bài toán chi phí lợi ích về dạng chi phí lợi ích thuần, hệ số khấu hao có thể tính bằng 10%/năm. Đối với đầm nuôi quảng canh cải tiến, chi phí xây dựng đầm là 50 triệu đồng/ha, khấu hao không tính lãi là 5 triệu đồng/ha/năm, nếu tính lãi suất vay là 12% và khấu trừ đồng thời cả vốn lẫn lãi hàng năm thì mức khấu hao là 8,86 triệu đồng/năm.

Các yếu tố chi phí mở rộng trong bài toán nuôi tôm gồm có:

i. Ngoại ứng môi trường, có thể tính bằng mức đền bù cho tổn thất lúa khi bị nhiễm mặn. Thời điểm tính toán năm 2006 vùng nuôi tập trung không còn tình trạng tôm xen lúa, nên chỉ liệt kê hạng mục phải chi mà không tính toán.

ii. Chi xử lý chất thải trầm tích đáy khi cải tạo ao, hiện không tính được do mức thải ít, chủ đầm thường dùng đắp bờ, không xử lý. Có nơi đã xử lý đất này để trồng rau và hoa, nên nếu tiền bán đất bằng chi phí xử lý, thì khoản chi này coi như bằng không.

iii. Phí dịch vụ môi trường của rừng ngập mặn. Nghị định 99 năm 2010 của Chính phủ quy định thu dịch vụ môi trường rừng đối với thủy điện là 20 đồng/kwh điện thương phẩm, đối với ngành kinh doanh nước là 40 đồng/m3

nước và thu của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ rừng là 1-2% doanh thu. Do không có điều kiện tính toán trực tiếp, chúng tôi kế thừa kết quả của Đinh Đức Trường (2009) tính mức phí dịch vụ môi trường rừng ngập mặn Xuân Thủy phục vụ nuôi thủy sản là 0,03 triệu đồng/ha/năm.

137

iv. Chi phí cơ hội của đất rừng ngập mặn chuyển thành ao nuôi tôm, lấy bằng tổn thất giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đã tính được ở trên là 1,21 triệu đồng/ha/năm.

v. Chi phí học nghề được tính như sau: như trên đã nêu, chủ đầm “mù” tri thức nghề thường có 2 năm mất mùa riêng. Trong dự án nuôi công nghiệp và bán thâm canh thường đề xuất sử dụng 1 trung cấp viên phụ trách khu vực nuôi 10 ha trở lên. Hồ sơ dự án chuyển đổi 210ha đất lúa ở xã Nam Điền sang nuôi tôm có phương án nộp 2 triệu đồng/ha/năm để lập quỹ trả công cho nhóm cán bộ kỹ thuật chỉ đạo hoạt động nuôi, gồm 1 chuyên gia thủy sản, 5 kỹ thuật viên nuôi trồng, môi trường và điện cơ. Phí đào tạo nghề ngắn hạn những năm 2000 do nhà nước hỗ trợ là khoảng 0,2 - 0,3 triệu đồng/học viên/khóa học. Hàng năm phòng thủy sản đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trong một vài ngày, nhưng chỉ có một số lượng hạn chế người tham gia và lượng kiến thức đạt được cũng hạn chế. Hiện nay mức hỗ trợ một lần phí học nghề dưới ba tháng theo chương trình đào tạo nghề cho nông thôn (theo quyết định số 1956 2009 của Thủ tướng Chính phủ, thí điểm giai đoạn 2011-2012) là 2 triệu đồng/người/khóa học. Chúng tôi chọn mức hỗ trợ này làm vốn đầu tư ban đầu cho học nghề, nếu phải vay với lãi suất 12%/ năm và tri thức có giá trị trong 10 năm thì mức khấu hao học phí là 0,35 triệu đồng/lao động/năm. Giả định mỗi hecta đầm nuôi quảng canh cải tiến sử dụng 1,6 lao động có nghề, thì phí học nghề trung bình sẽ là 0,56 triệu đồng/ha/năm.

vi. Hai khoản chi phí mở rộng cần cân nhắc trước khi đưa vào bài toán chi phí là phí bình ổn năng suất 6%/năm (tự bảo hiểm), đã tính được ở trên là 3,12 triệu đồng/ha và khấu hao đầu tư của xã hội.

vii. Đối với tổn thất nuôi tôm >30% năng suất trung bình 3 năm liền kề trước đó, bảo hiểm sẽ chấp nhận chi trả rủi ro, với mức đủ bù thiếu hụt năng suất về đến mức năng suất bằng 70%. Điều kiện để được bảo hiểm là người nuôi phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi hướng dẫn và có mua bảo hiểm. Do vậy chi phí cần tính ở đây là phí mua bảo hiểm. Ở một số nước bảo hiểm tổn thất rủi ro

138

bất thường với mức phí thấp (vài phần trăm doanh thu) thường có mức chi trả đảm bảo bù doanh thu đến đạt 70% so với doanh thu trung bình 3-5 năm gần nhất. Chương trình trợ cấp khắc phục hậu quả thiên tai của Chính phủ Canada còn đảm bảo thực hiện các hỗ trợ mà không yêu cầu nông dân tham gia đóng bất kỳ mức phí bảo hiểm nào. Nỗ lực thực hiện bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hiện đang gặp khó khăn, với các mô hình thí điểm những năm 2000 đều thất bại, do thu ít hơn chi và không có cơ chế kiểm soát thông tin thiệt hại một cách chính xác. Từ năm 2011, Chính phủ Việt Nam lại tiếp tục chủ trương xây dựng thị trường bảo hiểm nông sản. Nếu chọn mức phí bảo hiểm tôm cua bằng 2% doanh thu, thì mức thu phí bảo hiểm sẽ là 1,05 triệu/ha/vụ vào đầu vụ nuôi, do đó phí bảo hiểm có tính đến chi phí cơ hội của vốn (ứng với mức lãi suất 12% năm trong 10 tháng nuôi) sẽ là 1,105 triệu đồng/ha/năm.

viii. Đầu tư hạ tầng cơ bản xây dựng hệ thống điện, đường, thủy lợi… chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước và địa phương, với thời hạn khấu hao trên 30 năm, mức đầu ở Nghĩa Hưng là trên 50 triệu đồng/ha. Chi phí xây dựng 1 ki lômet đê kiên cố là khoảng 2 tỷ đồng. Đây là những khoản chi chưa bao giờ được đưa vào bài toán chi phí lợi ích mở rộng của các hộ nuôi. Trong nghiên cứu này chúng tôi không đủ thông tin để tính toán. Nhưng cần nhấn mạnh rằng, nếu trong một nuôi đã được đầu tư cơ bản mà người nhận khoán đất đầm không tổ chức nuôi, thì phần đầu tư này của xã hội bị xem như để lãng phí, nên cần có hình thức phạt hoặc cơ chế thích hợp buộc họ thực hiện phương án sản xuất đã đăng kí.

Như vậy là, tổng các khoản chi mở rộng, chưa tính 6% tự bình ổn, ngoại ứng môi trường và khấu hao đầu tư phát triển của xã hội, là bằng 14,74 triệu đồng/ha/năm, còn nếu tính cả tự khấu trừ bình ổn thì là 19,94 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó lợi nhuận thô năm 2006 chỉ đạt 19,11 triệu đồng/ha/năm (bảng 3.20)

Theo các hướng dẫn kỹ thuật hiện hành thì đầm nuôi phải dùng 30% diện tích làm ao xử lý nước vào, 15% diện tích làm ao xử lý nước ra, còn lại là đường đi và công trình trên bờ. Sự thực thi đầy đủ quy trình kỹ thuật nuôi được xem là điều kiện cần để đạt được năng suất 0,5-1,5 tấn/ha/năm, đồng thời cũng là điều kiện để

139

được tham gia và chi trả bảo hiểm nông nghiệp. Hiện chưa vùng nuôi nào có cơ chế hữu hiệu buộc chủ đầm nuôi xây dựng ao xử lý nước. Theo luật bảo vệ môi trường thì các diện tích xử lý môi trường sẽ được ưu đãi về thuế đất đai, do vậy một trong những cách buộc chủ đầm xây dựng ao xử lý môi trường là áp giá đấu thầu đất đầm tăng gấp đôi chỉ cho phần diện tích thực nuôi. Khi đó mức đóng thuế sẽ không thay đổi nếu diện tích thực nuôi chiếm 50% diện tích nhận khoán, còn nếu dùng diện tích xử lý môi trường vào nuôi thủy sản thì mức đóng thuế sẽ tăng lên, đồng thời lại không được tham gia bảo hiểm.

Bảng 3.20. Cơ cấu chi phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi tôm sú xen cua quảng canh cải tiến ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định năm 2006 (triệu đồng/ha/năm)

Thành phần tính Lợi nhuận Chi phí Ghi chú

Doanh thu tổng 51

Chi vốn lưu động 32,69

Lợi nhuận thô 18,31

Khấu hao tài sản cố định 8,86

Lợi nhuận thuần 9,45

Phí dịch vụ môi trường rừng 0,03

Chi phí cơ hội của đất ao nuôi 1,21

Phí học nghề 0,56

Phí bảo hiểm rủi ro 2% doanh thu 1,105

Tổng chi phí mở rộng 2,905

Tổng chi phí lợi ích mở rộng 6,345

Ngoại ứng môi trường Chưa tính

Xử lý chất thải trầm tích đáy Chưa tính

Trừ ổn định năng suất 6% Chưa tính

Khấu hao đầu tư phát triển xã hội Chưa tính được Như vậy là với mô hình nuôi xen canh tôm cua năng suất thấp (năng suất tôm là 0,15 tấn/ha và năng suất cua là 0,25 tấn/ha) lợi nhuận thô thu được lên đến 18,31 triệu đồng/ha, nhưng khi tính đầy đủ chi phí lợi ích mở rộng chỉ còn mức lợi nhuận khiêm tốn là 6,345 triệu tấn/ha.

140

Để đánh giá lợi nhuận của kết quả nuôi theo mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến không xen cua, chúng tôi sử dụng chi phí mở rộng đã tính được ở trên và chi phí lợi nhuận thô thu được từ tổng điều tra nông lâm thủy sản năm 2006. Theo đó tại Nghĩa Hưng mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến chỉ cho năng suất trung bình là 230 kg/ha. Chi vốn lưu động cho giống, thức ăn, lao động, hóa chất nhiên liệu không tính lãi vay là 13,11 triệu đồng/ha. Lợi nhuận thô chưa tính lãi vay là 9,66 triệu đồng/ha. Áp dụng phương pháp chi phí lợi ích mở rộng, khấu trừ lãi vay của một nửa vốn lưu động trong 5 tháng là 0,66 triệu đồng thì lợi nhuận thô còn lại là 9 triệu đồng/ha. Biết năng suất nuôi quảng canh cải tiến năm 2004 tại Nghĩa Hưng đã đạt 500 kg/ha và năng suất kỳ vọng cao nhất của mô hình này là 1500 kg/ha, chúng tôi thực hiện bài toán chi phí lợi ích mở rộng cho các kịch bản năng suất khác nhau, bao gồm năng suất nuôi trung bình năm 2006 theo tổng điều tra và năng suất nuôi kỳ vọng thấp nhất (đã từng đạt được ở Nghĩa Hưng trước năm 2006) và cao nhất theo mô hình này. Kết quả tính được trình bày trong bảng 3.21.

Bảng 3.21. Kết quả tính chi phí lợi ích mở rộng ứng với các năng suất nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở vùng nuôi tôm sú tập trung huyện Nghĩa Hưng

Các thành phần chi phí lợi ích mở rộng Đơn vị thống kê Điều tra 2006 Kỳ vọng mức năng suất thấp Kỳ vọng mức năng suất cao Năng suất kg 230 500 1500

Chi vốn lưu động cho giống, thức ăn, lao

động, hóa chất nhiên liệu theo thống kê 2006 Đồng/kg 57,04 57,04 57,04 Lãi vay của vốn lưu động Đồng/kg 1,71 1,71 1,71 Tổng chi vốn lưu động có tính lãi vay Triệu đồng 13,51 29,38 88,13

Lợi nhuận thô Đồng/kg 39.110 39.110 39.110

Tổng lợi nhuận thô Triệu đồng 9 19,56 58,67

Tổng lãi vay của vốn lưu động Triệu đồng 0,39 0,855 2,565 Khấu hao tiền đấu thầu đầm Triệu đồng 7,2 7,2 7,2 Chi phí mở rộng

(Chưa trừ bất ổn 6%, ngoại ứng môi trường và khấu hao đầu tư phát triển của xã hội )

Triệu đồng 2,905 2,905 2,905 Tổng lợi nhuận theo mô hình chi phí lợi ích

mở rộng (Chưa trừ bất ổn 6%, ngoại ứng môi trường, khấu hao đầu tư phát triển xã hội )

141

Theo kết quả tính chi phí lợi ích mở rộng trong bảng 3.21, ứng với năng suất nuôi quảng canh cải tiến 230kg/ha lợi nhuận sẽ âm, tức lỗ 1,495 triệu đồng/ha. Hòa vốn chỉ đạt được tại mức năng suất khoảng 270kg/ha. Kết quả tính toán này khác nhiều so với chi phí lợi ích mở rộng của vùng chuyển đổi lúa sang tôm ở nông trường Rạng Đông do Phạm Bình Quyền, 2003, tính (lỗ đến -13,8 triệu đồng/ha). Nguyên nhân là do chi phí cơ hội của đất rừng ngập mặn hiện tính thấp hơn của đất lúa và một số giá trị của rừng ngập mặn chưa được tính đủ.

Kết quả tính chi phí lợi ích mở rộng cho năng suất 0,5 tấn/ha thu được mức lợi nhuận là 8,6 triệu đồng/ha/năm và năng suất 1,5 tấn/ha cho mức lợi nhuận đến 46 triệu đồng/ha. Đây là những mục tiêu định hướng mà nuôi tôm sú phải đạt được để đảm bảo thực hiện thắng lợi chương trình phát triển kinh tế biển của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)