Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng 1 Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng W

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 139)

3) Coi thường tri thức là trở ngại lớn cho phát triển nuôi tôm bền vững.

3.2.Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng 1 Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng W

3.2.1. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng WI

Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo tạo ra hàng hóa đáp ứng nhu cầu của con người một cách lâu dài, ổn định, nhưng không gây tổn thương cho môi trường, không làm suy thoái cạn kiệt tài nguyên. Mặt khác, phát triển bền vững trong một lĩnh vực chỉ có thể trở thành hiện thực khi quá trình phát triển đó không phải chịu áp lực của các yếu tố phát triển không bền vững trong khu vực, đồng thời lại được cung ứng các dịch vụ sinh thái và nhân văn lâu bền. Do vậy đánh giá phát triển bền vững hệ thống đòi hỏi phải xem xét tính bền vững của các cấp độ hệ liền kề. Không có ốc đảo phát triển bền vững trong một hệ thống không bền vững.

Hệ sinh thái nhân văn là một hệ thống, trong đó mỗi cấp hệ thống đều là một hạ hệ của cấp thượng hệ, đồng thời bản thân hệ cũng được cấu tạo từ nhiều hạ hệ. Do vậy để đánh giá tính bền vững của hoạt động phát triển nuôi tôm trong huyện Nghĩa Hưng, nghiên cứu thực hiện đánh giá tính bền vững của ba cấp độ hệ thống kế tiếp là ao nuôi, vùng nuôi và toàn huyện.

Theo tiếp cận sinh thái nhân văn, đánh giá phát triển bền vững được thực hiện trên cơ sở thực hiện đánh giá hai hệ thành phần là hệ sinh thái và hệ xã hội. Trong số các chỉ số phát triển bền vững chỉ duy nhất có chỉ số thịnh vượng của

142

Prescott-Allan là thực hiện đánh giá riêng hệ sinh thái và hệ xã hội, sau đó mới tổng hợp lại. Đó là lý do tác giả lựa chọn chỉ số này để thực hiện nghiên cứu.

Mức độ thịnh vượng của huyện Nghĩa Hưng là điều kiện quan trọng cho sự phát triển bền vững vùng nuôi tập trung ven biển. Nguồn cung cấp nước ngọt, chất lượng môi trường vùng nuôi phụ thuộc trực tiếp vào hệ thống tài nguyên môi trường của huyện. Cấp hệ thống huyện là nguồn cung cấp lao động trực tiếp cho vùng nuôi. Hệ thống vùng nuôi tôm tập trung không sản xuất lương thực, không tự đảm bảo được an ninh lương thực, mà phải dựa vào nguồn lương thực sản xuất từ sâu trong nội đồng của huyện. Cấp huyện là cấp quản lý có đủ chức năng và quyền hạn để thực hiện quy hoạch vùng nuôi, tổ chức thực hiện phát triển vùng nuôi, trực tiếp hoặc dưới sự lãnh đạo điều hành của cấp tỉnh.

Nguồn thông tin thô phục vụ tính toán được khai thác chủ yếu từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định các năm 2006 - 2008, kết quả tổng điều tra nông lâm thủy sản năm 2006 (công bố năm 2008), báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện, thị trấn Rạng Đông và các xã Nam Điền, Nghĩa Phúc nằm trong vùng nghiên cứu, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản 2010-2020 của tỉnh Nam Định, huyện Nghĩa Hưng, báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Nam Định, báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định, kết quả các cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc, kho số liệu của Ngân hàng thế giới và của Liên Hợp Quốc. Một số thông tin chưa được xác định ở tầm quy mô huyện được thay thế bằng số liệu ở quy mô lớn hơn.Trong các số liệu đầu vào để tính toán, nguồn thông tin tổng điều tra nông lâm thủy sản là yếu tố duy nhất bị giới hạn về thời gian, điều tra năm 2006 nhưng đến năm 2008 mới công bố. Đó là lý do khiến các đầu vào thống kê khác trong nghiên cứu này cũng phải sử dụng thông tin năm 2006. Trên thế giới, các chỉ số đánh giá phát triển bền vững tính cho toàn cầu hiện nay đều được tính với độ trễ về thời gian từ 2 đến 5 năm, do cần có thời gian để cập nhật số liệu thống kê. Chỉ số bền vững môi trường và chỉ số hiệu quả môi trường hiện được tính 5 năm một lần cho quy mô toàn cầu.

143

Như đã phân tích trong chương 2, tính ưu việt của chỉ số thịnh vượng thể hiện ở việc xác định ngưỡng của từng cấp phân loại chỉ tiêu theo thước đo BS, trên cơ sở của miền biến thiên thực của yếu tố trên phạm vi toàn cầu, do vậy biến thiên của chỉ tiêu trong từng miền giá trị phân loại là không có quy luật và không đồng đều.

Để tính chỉ số thịnh vượng cho huyện Nghĩa Hưng, căn cứ vào sự sẵn có của nguồn thông tin, chúng tôi lựa chọn được 18 chỉ tiêu thịnh vượng hệ sinh thái và 22 chỉ tiêu thịnh vượng hệ xã hội, trên cơ sở cố gắng bảo toàn đủ các nhóm chỉ tiêu và lĩnh vực. Việc bảo toàn được đủ các nhóm chỉ tiêu và lĩnh vực là rất quan trọng, để đảm bảo ý nghĩa của chỉ số và phương pháp. Trong tổng số 88 chỉ tiêu của chỉ số lý thuyết, việc mới chỉ khai thác được thông tin của 40 chỉ tiêu là một hạn chế của kết quả tính toán. Tuy nhiên, trong việc tính toán chỉ số phát triển bền vững quốc gia theo các phương pháp khác, như chỉ số môi trường bền vững, dấu chân sinh thái… chúng tôi cũng đã gặp phải các khó khăn tương tự về cơ sở dữ liệu. Trong các báo cáo quốc tế tính cho các quốc gia trên toàn cầu, như “Báo cáo phát triển con người”, “Sự thịnh vượng của các quốc gia”… , các tác giả cũng phải chấp nhận sự thiếu hụt cơ sở dữ liệu kiểu này. Do vậy, chúng tôi kiến nghị cần phải nhanh chóng tổ chức lại cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ xác định các chỉ tiêu còn thiếu.

Phương pháp tổng hợp chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững được thiết lập riêng cho từng chỉ tiêu và được giới thiệu trong phụ lục.

Để tính chỉ số thịnh vượng sinh thái, chúng tôi đã sử dụng các số liệu đo đạc chất lượng môi trường nước và không khí do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định thực hiện trong các năm từ 2005 đến 2009, đo vào tháng 6 và tháng 12, phục vụ biên soạn cuốn “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010”. Các thông tin về lương thực, đất, rừng được lấy từ Niên giám thống kê tỉnh Nam Định. Tỷ lệ cá thể nuôi bị chết lấy theo tỷ lệ tôm giống thả bị chết theo điều tra. Tỷ lệ loài động vật bị đe dọa theo nhóm sử dụng thông tin từ Nguyễn Đức Tú, Lê Mạnh Hùng…, 2006 [106].

144

Kết quả tính chỉ số thịnh vượng sinh thái EWI trình bày trong bảng 3.22. Trong kết quả tính giá trị phúc lợi sinh thái của huyện Nghĩa Hưng, phúc lợi từ đất lúa và khả năng cấp lương thực rất cao; Phúc lợi từ việc bảo tồn đất ngập nước cũng cao, nhưng do EWI1 được tính theo phương pháp gán giá trị nhỏ nhất nên giá trị này không có vai trò gì trong kết quả tính EWI. Trên thực tế vùng đất nghiên cứu không được bảo tồn tốt, thể hiện ở tỷ lệ diện tích rừng giảm đáng kể, đến âm 0,9% trong vòng ba năm, từ 2003 đến 2006, làm cho EWI1 chỉ đạt 54 điểm, nằm ở miền thịnh vượng trung bình. Chỉ tiêu thịnh vượng kém nhất, gần đỉnh miền xấu, là tỷ lệ đất tự nhiên trong tổng đất đai (đất bãi triều chưa sử dụng và sông suối). Các chỉ tiêu ni tơ, coliform trong nước, tỷ lệ loài bị đe dọa… có giá trị thịnh vượng ở mức xấu hoặc nghèo. Riêng nồng độ SO22-

trong không khí xung quanh năm 2006 có hàm lượng thấp nên đạt giá trị chỉ tiêu cao, nhưng đến các năm sau thì lại giảm nhanh chóng. Mức thịnh vượng sinh thái tổng thể của hệ thống đạt được giá trị 50 điểm, rơi vào giữa miền thịnh vượng trung bình. Việc cải thiện chỉ số phúc lợi sinh thái rõ ràng phải được thực hiện trước tiên với các vấn đề có chỉ số phúc lợi sinh thái thấp đã được chỉ ra trong bảng 3.22 và được điểm đến trong phân tích trên đây.

Kết quả tính chỉ số thịnh vượng nhân văn được trình bày trong bảng 3. 23. Theo bảng 3.23, có thể thấy các chỉ tiêu thấp nhất là thu nhập quốc dân bình quân đầu người, có giá trị nằm ở đáy miền nghèo, tỷ lệ nhập học sau trung học nằm ở đáy miền xấu và số người dùng internet nằm ở giữa miền nghèo. Mức thịnh vượng đạt 61 điểm là nhờ công bằng giới, tình hình an ninh trật tự, an ninh lương thực khá tốt.

Chỉ số thịnh vượng có giá trị bằng WI = (HWI+EWI)/2 = (61+50)/2 = 55,5 Chỉ số thịnh vượng/thiếu hụt có giá trị bằng WSI = HWI/(100-EWI) = 1,2 Như vậy là hai chỉ số thịnh vượng sinh thái EWI = 50 và thịnh vượng toàn hệ WI=55,5 của huyện Nghĩa Hưng đều thuộc vào miền thịnh vượng trung bình, còn chỉ số vượng nhân văn HWI = 61 vừa vượt qua ngưỡng trung bình. Theo phân cấp mức độ thịnh vượng của Prescott Allan, huyện Nghĩa Hưng được xếp vào loại thiếu hụt đúp, tức chưa cung cấp được các điều kiện thịnh vượng cho phát triển.

145

Bảng 3.22. Giá trị biên của miền thịnh vượng của các chỉ tiêu thịnh vương sinh thái thành phần và kết quả tính chỉ số thịnh vượng sinh thái huyện Nghĩa Hưng năm 2006

EWIij thành phần Đáy

xấu Đỉnh xấu nghèo Đỉnh

Đỉnh trung bình Đỉnh khá Đỉnh tốt Giá trị thực EWI ij EWI i Tỷ lệ đất tự nhiên trong tổng đất (%) 0 20 40 60 80 100 18,6 19 37

Biến đổi diện tích rừng

tự nhiên năm (%) -5,7 -2,5 -0,9 -0,1 0,0 0,8 -0,3 54 Tỷ lệ đất được bảo vệ (cả đất ngập nước) (%) 0 2,5 5 10 20 40 43 100 DO (mg/l) 1 3 4 6 9 12 7,1 69 53 BOD (mg/l) 30 15 9 5 3 0 9 40 COD (mg/l) 60 30 20 10 3 0 18,5 54

Nitrogen nước lục địa

(mg/l) 25 2,5 1,5 0,75 0,3 0 4,9 28 pH nước lục địa 4,5 5,3 6,0 6,3 6,5 8,5 7,1 86 Chất lơ lửng nước lục địa (mg/l) 2000 1000 500 250 125 0 166 74 Fecal coliforms (Cá thể/ 100ml) 10000 1000 100 30 10 0 2145 18 SO2 trung bình năm

(µg/m3) 400 200 100 50 25 0 92

64

NO2 trung bình năm

(µg/m3) 320 160 80 40 20 0 59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SPM trung bình năm

(µg/m3) 720 360 180 90 45 0 41

Tỷ lệ loài động vật bị

đe dọa theo nhóm (%) 32 16 8 4 2 0 17 19

33

Tỷ lệ cá thể

thả nuôi bị chết (%) 2 1 0,5 0,2 0,1 0 0,4 47 Năng suất lương thực

(tấn/ha/năm) 0 1 2 4 8 16 13 92 64 Sử dụng phân bón (Tấn/ 1000 ha) 320 160 80 40 20 0 770 0 Tỷ lệ sản lượng lương thực/lượng cung (%) 0 50 65 80 90 100 100 100

146

Bảng 3.23.Giá trị biên của miền thịnh vượng của các chỉ tiêu thịnh vương nhân văn thành phần và kết quả tính chỉ số thịnh vượng nhân văn huyện Nghĩa Hưng năm 2006

WHIij Đơn vị Đáy xấu Đỉnh xấu Đỉnh nghèo Đỉnh trung bình Đỉnh khá Đỉnh tốt Giá trị thực WHI ij WHI i

Tuổi thọ kì vọng lúc sinh năm 30 45 60 70 75 85 71,2 60

70

Tỷ lệ chết của trẻ sơ

sinh/1000 trẻ sống 360 180 90 45 22 0 22 80 Tỷ lệ mắn đẻ TFR Số con/

phụ nữ 8,2 5,0 3,4 2,6 2,2 1,2 2,25 78 Tỷ lệ dân thiếu lương thực % 100 50 35 20 10 0 0 100

22

Tỷ lệ trẻ <5 tuổi thiếu

chiều cao % 100 50 35 20 10 0 20.2 60 Tỷ lệ trẻ <5 tuổi thiếu cân % 100 50 35 20 10 0 20 60

Tỷ lệ trẻ sơ sinh thiếu cân % 100 50 35 20 10 0 8,4 83

Tỷ lệ dân sử dụng nước

sạch, nhà vệ sinh % 0 50 65 80 90 100 88 88 Thu nhập theo đô la sức

mua tương đương GDP (PPP)/người 0 2000 5000 10000 20000 40000 2521 23 Độ lớn nền kinh tế GDP (PPP)/người 0 2000 5000 10000 20000 40000 2521 23 Tỷ lệ thất nghiệp % 35 25 15 10 5 0 20 30 Tỷ lệ nhập học tiểu học theo độ tuổi % 20 60 80 90 95 100 95,4 82 40 Tỷ lệ nhập học trung học theo độ tuổi % 0 30 60 80 90 100 78,7 59 Tỷ lệ nhập học sau trung học/ 10 000 dân 0 35 70 170 280 560 12 6 Só máy điện thoại

/100 dân Cái 0 6 12 25 50 100 19,6 52 Số người dùng internet

/10 000 dân Người 0 75 150 300 600 1200 100 27

Tội phạm giết người

/100 000 dân Người 80 40 20 10 5 0 1.9 92 80 Tội phạm ăn cắp /100 000 dân Người 320 160 80 40 20 0 10 90 Tỷ lệ ngũ phân vị giàu nhất/ nghèo nhất 33 17 91 5 3 1 5,4 59 Thu nhập nam/nữ 9 5 3 2 1,5 1 1,1 96 80 Khác biệt tỷ lệ nhập học nam/nữ 80 40 20 10 5 0 0 100 Tỷ lệ nữ trong nghị trường % 0 10 20 30 40 50 21 42

147

So sánh với chỉ số HWI, EWI và WI của Việt Nam được Prescott-Allen tính năm 2001 [98], có thể thấy là các giá trị rất gần nhau. Điều này chứng tỏ mức độ thịnh vượng của hệ sinh thái ven biển Nghĩa Hưng là thấp so với mong muốn, nhưng cũng không thấp so với mức trung bình quốc gia. Ý nghĩa của việc thực hiện tính chỉ số thịnh vượng cho cấp huyện trước tiên là nhằm đánh giá mức độ phát triển bền vững của địa phương. Ngoài ra, đây là lộ trình cần thiết để xem xét mức độ đáp ứng thông tin và khả năng khắc phục nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá phát triển bền vững thường niên ở cấp địa phương và cấp quốc gia.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 139)