Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 27)

Khoa học sinh thái nhân văn đến Việt Nam khá muộn, vào giai đoạn thứ hai của lịch sử ngành. Năm 1990, Lê Trọng Cúc đã lần đầu tiên công bố một công trình nghiên cứu sinh thái nhân văn. Tiếp theo đó, độc lập hoặc đồng tác giả với nhiều nhà nghiên cứu khác, trong đó có A. Terry Rambo, Lê Trọng Cúc đã có hàng loạt các công bố chính thức khác về sinh thái nhân văn [6, 7, 8, 9, 78, 79]. Tiếp cận sinh thái nhân văn học đã trở nên đặc biệt hữu dụng cho các công trình nghiên cứu của giáo sư và các cộng sự về trung du và miền núi.

Định nghĩa về sinh thái nhân văn của Lê Trọng Cúc hiện được trích dẫn nhiều nhất ở Việt Nam. Theo ông, sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường ở mức độ hệ thống, đúng hơn là nghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội loài người (hệ xã hội) và môi trường thiên nhiên (hệ sinh thái - hệ tự nhiên). Việc nhấn mạnh “Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường ở mức độ hệ thống” là một điểm quan trọng trong định nghĩa này. Mục đích của nghiên cứu sinh thái nhân văn là nhằm tìm hiểu, nhận biết đặc điểm và mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống này với nhau và sự hình thành những đặc trưng trong hệ thống xã hội và

30

hệ sinh thái. Sinh thái nhân văn nghiên cứu ba vấn đề là: 1- Các dòng năng lượng, vật chất, thông tin chuyển từ hệ sinh thái đến hệ xã hội và từ hệ xã hội đến hệ sinh thái là gì? 2- Hoạt động của con người gây nên tác động gì đối với hệ sinh thái? 3- Hệ xã hội thích nghi và phản ứng trước thay đổi của hệ sinh thái như thế nào?

Sinh thái nhân văn ở Việt Nam được thực hành thành công nhất trong nghiên cứu những hệ thống quy mô nhỏ, nơi nó thực sự đã thể hiện được thế mạnh ưu việt. Các kết quả nghiên cứu sinh thái nhân văn được đánh giá cao đều gắn liền với vùng nghiên cứu ở miền núi hoặc nông thôn nông nghiệp [6, 7, 16, 43].

Từ những phân tích tổng quan nói trên, tác giả đi đến nhấn mạnh rằng: Sinh thái nhân văn là một khoa học xuyên ngành và là một tiếp cận hệ thống đặc biệt, nghiên cứu một đối tượng đặc biệt là hệ sinh thái nhân văn. Hệ sinh thái nhân văn là một hệ thống, được cấu thành từ một phụ hệ xã hội và một phụ hệ sinh thái tương ứng, tồn tại và tương tác với nhau trong một lãnh địa xác lập. Tương tác được thực hiện qua dòng trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin, cung ứng các tác động, dịch vụ để duy trì sự tồn tại và phát triển của nhau, đồng thời tự tổ chức để hướng đến đồng thích nghi với nhau. Sự phát triển của hệ sinh thái nhân văn được thực hiện dựa rất nhiều trên cơ sở của các phản hồi âm và dương trong hai phụ hệ thống này. Mục tiêu nghiên cứu của sinh thái nhân văn là nghiên cứu tìm hiểu cơ chế, nguyên lý điều khiển sự cân bằng ổn định của hệ thống, động lực của quá trình đồng tiến hóa giữa hai hệ thống xã hội và sinh thái để làm cơ sở cho phát triển bền vững. Nội dung chính của sinh thái nhân văn là: Nghiên cứu xác định hệ, mô tả các thành phần chính của hệ và mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu xác định các đặc tính nổi trội của cấp hệ thống tương ứng. Mô tả đặc điểm dòng năng lượng vật chất thông tin chuyển dịch trong hệ thống, đặc biệt là các dòng quan trọng có tác động đến toàn bộ đặc tính của hệ, tập trung phân tích các tác động và nguyên nhân chủ yếu của dòng. Nghiên cứu sự biến đổi của hai phụ hệ xã hội và sinh thái trong quá trình chúng tương tác với nhau. Nghiên cứu cách hai hệ thống này tự tổ chức thích nghi đồng tiến hóa, xác định các thuận lợi và khó khăn trong quản lý điều khiển hệ, làm cơ sở cho định hướng, điều khiển sự phát triển theo cách bền vững sinh thái.

31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)