cân nhắc giữa cái được và cái mất cái nào lớn hơn.
3.4.1.2. Chính sách và quy định về thủ tục kéo dài thời gian ân hạn thuế hơn 275 ngày hơn 275 ngày
- Về chính sách: Hiện nay đối tượng gia hạn thời gian ân hạn thuế dài hơn 275 ngày chủ yếu áp dụng đối với các trường hợp có chu kỳ sản xuất kéo dài, theo thời gian giao hàng ghi trên hợp đồng mua bán và chưa đề cập tới các đối tượng DN gặp khó khăn thực sự trong việc tiêu thụ hàng hóa. Do đó, Bộ Tài chính cần bổ sung thêm các đối tượng DN (đáp ứng được quy định nêu tại mục 3.4.1.1) gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm được hưởng chính sách này. Các biện pháp kiểm soát của cơ quan Hải quan thực hiện theo các quy định nêu tại mục 3.4.1.3 dưới đây.
- Về thủ tục gia hạn thuế: Trên cơ sở ý kiến của các DN đối với thủ tục này là quá rườm rà, thủ tục hành chính đơn giản nhưng phải qua nhiều cấp để giải quyết. Do đó, Bộ tài chính nên giao quyền quyết định việc kéo dài thời gian ân hạn thuế về Chi cục hoặc giao cho Cục Hải quan Tỉnh/ Thành phố xem xét có thể ủy quyền cho Chi cục thực hiện (tập trung giải quyết tại một cấp); sửa đổi theo hướng này sẽ phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và vẫn đảm bảo sự chặt chẽ.
3.4.1.3. Chính sách thuế GTGT áp dụng đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất xuất
Như đã trình bày, nguyên vật liệu nhập sản xuất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu và chỉ phải kê khai, nộp thuế GTGT khi thay đổi mục đích sử dụng khác với mục đích không chịu thế (quy định tại hệ thống Luật Thuế GTGT). Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ tài chính trong Thông tư 194/2010/TT-BTC lại yêu cầu DN phải kê khai, nộp thuế GTGT khi nguyên vật liệu quá hạn 275 không XK sản phẩm. Như vậy, cùng một vấn đề nhưng nội dung các văn bản quy phạm pháp luật lại trái ngược nhau.
định thống nhất nội dung này trên các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể.
- Bỏ quy định yêu cầu DN phải kê khai thuế GTGT khi quá thời hạn 275 ngày nhưng không XK sản phẩm tại Thông tư 194/2010/TT-BTC, vì.
+ Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, trong trường hợp DN có nộp tại cơ quan Hải quan nhưng sau đó DN lại hoàn lại hoặc khấu trừ tại cơ quan Thuế nội địa (ngân sách Nhà nước sẽ không có thực thu).
+ Việc này sẽ giảm bớt khó khăn cho DN khi nguyên liệu/ sản phẩm thực sự còn tồn kho không sản xuất do không bán được hàng hóa.
- Mặt khác để đảm bảo công tác quản lý hoạt động nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK được chặt chẽ, tránh việc DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để hưởng lợi, gây mất công bằng giữa các DN. Bộ Tài chính cần bổ sung quy định trong việc quản lý, kiểm soát nguyên vật liệu tồn theo như sau.
+ DN phải có cam kết về tình trạng tồn kho nguyên vật liệu/ sản phẩm thực tế, trong đó phải chỉ rõ số lượng, địa điểm lưu kho, bãi cụ thể và phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra xác định lượng nguyên vật liệu/ hàng hóa thực tế tồn kho.
+ Cơ quan Hải quan nơi quản lý hoạt động NK nguyên vật liệu của DN tiến hành kiểm tra tình trạng tồn kho và áp dụng các biện pháp giám sát theo quy định.
+ Thông tin về tình trạng tồn kho nguyên vật liệu quá hạn của DN phải được thông báo cho lực lượng chống buôn lậu của cơ quan Hải quan; cơ quan Quản lý thị trường; Ủy ban nhân dân Phường/ Xã/ Thị trấn nơi lưu giữ nguyên vật liệu quá hạn.
+ DN không được tiếp tục NK các nguyên vật liệu còn tồn kho này nữa (nếu lượng nguyên vật liệu tồn quá hạn ít, DN muốn NK tiếp thì phải nộp thuế GTGT cho lượng nguyên liệu tồn).
3.4.2. Các kiến nghị về quy định TTHQ đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK