Công tác kiểm soát, điều tra chống buôn lậu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 53)

Trong ngành Hải quan lực lượng chống buôn lậu cũng được xây dựng theo mô hành dọc, ở Tổng cục Hải quan có Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục Hải quan được tổ chức theo mô hình Đội chức năng tương đương cấp Chi cục trực thuộc Cục Hải quan.

Công tác chống buôn lậu có chức năng tổ chức thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.

Qua công tác phòng, chống buôn lậu nhằm phát hiện, ngăn chặn các trường hợp DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động nhập sản xuất XK để nhập hàng tiêu thụ trong nước với mục đích trốn thuế, vi phạm chính sách quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng, gian lận thuế qua giá, ...vv.

1.3.3.5. Công tác KTSTQ

Công tác KTSTQ là hoạt động nghiệp vụ do cơ quan chuyên trách của ngành Hải quan thực hiện nhằm xác định mức độ chính xác, trung thực của DN trong việc kê khai về nguyên vật liệu NK, sản phẩm XK, kê khai định mức cấu thành sản phẩm, việc tự tính và nộp thuế của DN sau khi hàng hóa đã được thông quan, ...vv. Qua đó để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của DN làm cơ sở xem xét mức độ ưu tiên trong việc làm TTHQ, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có).

Công tác KTSTQ sử dụng phương pháp QLRR trên cơ sở phân tích đối tượng DN, đối tượng hàng hóa để từ đó quyết định việc có kiểm tra hay không kiểm tra, kiểm tra trước hoặc kiểm tra sau, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu hay kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với đối tượng kiểm tra. Lực lượng KTSTQ của tổng cục Hải quan được xây dựng theo mô hình dọc, cấp Tổng cục Hải quan có Cục KTSTQ là Cục chức năng tổ chức hoạt động KTSTQ trong ngành, trực tiếp tổ chức kiểm tra các vụ việc có tính chất phức tạp, vụ việc có phạm vi quản lý thuộc địa bàn từ hai Cục Hải quan Tỉnh/ Thành phố trở lên; cấp Cục Hải quan địa phương có Chi cục KTSTQ thực hiện kiểm tra các đối tượng trong phạm vị địa bàn quản lý của Cục Hải quan.

chiếm từ 10% quân số của toàn ngành/ của Cục Hải quan địa phương trở lên. Hoạt động KTSTQ được quy định cụ thể từ Điều 139 đến Điều 164 Thông tư 194/2010/TT- BTC và Quy trình nghiệp vụ được ban hành kèm theo Quyết định 3550/QĐ-TCHQ ngày 01/11/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

1.4. Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm cơ bản về hoạt động XNK nói chung, trong đó có hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK; tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề liên quan tới công tác quản lý hoạt động nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK của cơ quan Hải quan, từ khâu hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện và các thủ tục thực hiện cụ thể.

Hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK thực chất là hoạt động XNK, do vậy phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, hoạt động này có các đặc điểm riêng ở chỗ: Nguyên vật liệu NK được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước như được ân hạn thuế 275 ngày (có thể hơn nếu được gia hạn); không phải kê khai nộp thuế GTGT ở khâu NK với cơ quan Hải quan; được miễn kê khai trị giá tính thuế với cơ quan Hải quan, ...vv. Do vậy, TTHQ và nội dung quản lý của cơ quan Hải quan đối với hoạt động này có điểm khác biệt với hàng hóa XNK thương mại thông thường. Ngoài việc thực hiện các thủ tục như đối với hoạt động kinh doanh XNK, cơ quan Hải quan còn phải tập trung chủ yếu vào quản lý định mức nguyên vật liệu, quản lý nợ thuế nguyên vật liệu NK và tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thanh khoản khi sản phẩm sản xuất từ nguyên vật liệu NK đã thực XK thông qua quy trình, thủ tục cụ thể. Qua công tác quản lý hoạt động này của cơ quan Hải quan nhằm phát hiện, ngăn ngừa các hành vị lợi dụng chính sách ưu đãi để gian lận thương mại.

Trên cơ sở các trình bày trong chương này để từ đó tìm hiểu, nghiên cứu các quy định liên quan tới công tác quản lý nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK hiện nay là thuận lợi hay khó khăn cho DN, công tác quản lý của cơ quan Hải quan đã chặt chẽ chưa hay còn sở hở để DN có thể lợi dụng gian lận thương mại, gian lận thuế. Qua các

nghiên cứu để đối chiếu với thực tế công tác quản lý hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh BR-VT.

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NK NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XK TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BR – VT

2.1. Giới thiệu về tỉnh BR-VT

Tỉnh BR-VT là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đông Nam Bộ có diện tích 1.989,5 km2, dân số 1.027.200 người, có vị trí nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh BR-VT luôn đi đầu trong phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Tỉnh BR-VT có 07 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và 01 đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo bao gồm 02 thành phố và 05 huyện lỵ. Địa hình Tỉnh có thể chia làm 3 vùng: Bán hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thông lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4 mét so với mặt biển. Hải đảo gồm đảo Côn Lôn, đảo Gò Găng và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc Tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Vùng thung lũng đồng bằng ven biển gồm phần đất của huyện Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, TP. Bà Rịa.

Tỉnh BR-VT có diện tích chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, dân số chiếm 1,2% dân số cả nước nhưng là địa phương quản lý một phần phía Nam Biển Đông rộng hàng vạn km2

với hệ thống cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lên đến 80.000 DWT, đây là ưu thế để lớn để hoạt động XNK trên địa bàn Tỉnh phát triển mạnh cả về lượng và chất. Đặc biệt trên thềm lục địa ven biển của Tỉnh là khu vực có trữ lượng dầu mỏ chủ yếu của cả nước. Nhờ có vị trí địa lý đặc thù khiến tỉnh BR-VT có vai trò hết sức quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ hướng ra Biển Đông - Nguồn thu chính của Tỉnh chủ yếu từ khai thác dầu khí và du lịch, hệ thống cảng biển bắt đầu khởi động nhưng đã gặp khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu.

2.2. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh BR-VT

chức năng quản lý nhà nước về hải quan trên một địa bàn hết sức quan trọng của cửa ngõ tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam với lượng tàu bè xuất nhập cảnh hàng ngàn lượt mỗi năm để vận chuyển một lượng lớn hàng XNK qua các cảng tỉnh BR-VT, tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và quá cảnh sông Tiền đi Campuchia. Bên cạnh đó là hoạt động XNK hàng hóa của các DN trong các khu công nghiệp lớn như: Đông Xuyên, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Phú Mỹ I, Phú Mỹ II, Cái Mép, Tiến Hùng, Sonadezi Châu Đức,… (18 khu). Hầu hết các DN trong các khu công nghiệp có hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và có hoạt động NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK, trong đó có nhiều DN chỉ chuyên có hoạt động gia công và NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK như: Công ty TNHH Prime Asia, Công ty CP Tong Hong Tannery Việt Nam, Công ty TNHH CS WIND Việt Nam, Công ty TNHH Cơ khí Chieng Shyong, …vv. Để có thể quản lý có hiệu quả và đáp ứng được đòi hỏi của thực tế, tập thể cán bộ công chức của Cục Hải quan tỉnh BR - VT đã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tập trung nghiên cứu, triển khai công tác nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, yêu cầu của kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan. Với chủ trương triệt để chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực; tích cực đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại cùng phương châm hành động “Thuận lợi, tận tụy, chính xác” và “công khai, minh bạch, hiệu quả”, Cục Hải quan tỉnh BR - VT đang ngày một lớn mạnh và là một trong các đơn vị đi đầu trong việc áp dụng tin học vào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong toàn ngành Hải quan.

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sau khi thống nhất đất nước, Chính Phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quyết định thành lập Cục Hải quan thuộc Nha Ngoại thương. Lúc đó, Chi cục Hải quan Đồng Nai đóng tại thị xã Vũng Tàu được thành lập năm 1978 trực thuộc Cục Hải quan do đồng chí Vũ Như Khuê làm Chi cục trưởng có nhiệm vụ giám sát các tàu vào

thăm dò dầu khí. Đội ngũ cán bộ bao gồm 10 đồng chí là cán bộ khung được điều động về công tác từ các Chi cục Hải quan Hải Phòng, Hà Nội và trường trung cấp Ngoại thương. Ngày 04/12/1979, Chi cục Hải quan Đồng Nai đổi tên thành Chi cục Hải quan Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo do đồng chí Vũ Như Khuê làm Chi cục trưởng, quân số vào thời điểm này khoảng 45 đồng chí chủ yếu là con em cách mạng và các ngành khác chuyển qua, được đào tạo tại chỗ phục vụ cho công tác làm thủ tục tàu thuyền quá cảnh đi Campuchia và tàu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa phía Nam.

Ngày 30/8/1984, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết 547/HĐBT phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Khi đó hệ thống Hải quan trong cả nước bao gồm: Tổng cục Hải quan, Hải quan Tỉnh/ Thành phố, Hải quan Đặc khu trực thuộc Trung ương.

Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh BR-VT qua các thời kỳ.

- Từ năm 1978 đến 1988: Đ/c Vũ Như Khuê - Chi cục trưởng;

- Từ năm 1988 đến 1989: Đ/c Nguyễn Văn Cầm - Phái viên của Tổng cục Hải quan làm Chi cục trưởng;

- Từ năm 1989 đến 1993: Đ/c Phạm Văn Vi - Giám đốc Hải quan Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo;

- Từ năm 1994: Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo được tách ra khỏi tỉnh Đồng Nai thành tỉnh BR-VT. Lúc này, hình thành hệ thống Hải quan cấp tỉnh và Chi cục Hải quan Đặc khu Vũng tàu Côn Đảo đổi tên thành Cục Hải quan tỉnh BR-VT do Đ/c chí Nguyễn Văn Bốn làm Cục trưởng;

- Từ năm 1995 đến 2000: Đ/c Nguyễn Hữu Bát - Cục trưởng; - Từ năm 2000 đến 2004: Đ/c Cao Văn Môn - Cục trưởng;

- Từ năm 2004 đến tháng 03/2012: Đ/c Nguyễn Đức Nga - Cục trưởng; - Từ tháng 03/2012 đến nay: Đ/c Trần Văn Danh - Cục trưởng.

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trực thuộc trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao;

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật;

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của đơn vị;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn quản lý;

- Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

- Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

- Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị thiết bị và kinh phí hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật;

- Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động XK, NK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp

vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.2.2.2. Mối quan hệ công tác

- Cục Hải quan tỉnh BR-VT chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp và toàn diện của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

- Chịu sự lãnh đạo, kiểm tra của cấp ủy, chính quyền tỉnh BR-VT trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các hoạt động khác có liên quan tại Tỉnh về tình hình nhiệm vụ và kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ công tác Hải quan và những khó khăn, vướng mắc xin ý kiến chỉ đạo cũng như sự giúp đỡ của Lãnh đạo địa phương trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

- Phối kết hợp với các lực lượng, ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong Tỉnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phối kết hợp với các Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố khác nhằm tạo thuận lợi trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.2.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý

Tính đến ngày 31/12/2013, Cục Hải quan tỉnh BR-VT gồm có 275 cán bộ, công chức và 39 nhân viên hợp đồng lao đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP của Chính Phủ. Cơ cấu tổ chức gồm Ban Lãnh đạo Cục, đứng đầu là đồng chí Cục trưởng và ba đồng chí Phó Cục trưởng, 08 phòng tham mưu chức năng giúp việc, 05 Chi cục Hải quan cửa khẩu trực thuộc và 03 đơn vị chức năng tương đương làm công tác chống buôn lậu,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 53)