Các kiến nghị về chính sách thuế áp dụng đối với nguyên vật liệu NK để sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 113)

để sản xuất hàng XK

3.4.1.1. Điều kiện để được ân hạn thuế NK 275 ngày đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất

Trên cở sở ý kiến của các DN đối với quy định này cho thấy: Quy định về điều kiện để DN được áp dụng thời gian ân hạn thuế 275 ngày như đã trình bày tại chương 1 theo tác giả là chưa thực sự phù hợp với thực tế, chưa phát huy được hiệu quả hỗ trợ

của Nhà nước đối với các DN có mục tiêu hoạt động trong sáng, lành mạnh. Do đó, theo tác giả Bộ Tài chính (Vụ Chính sách thuế) cần phải xem xét điều chỉnh quy định này sao cho vừa bảo đảm tính chặt chẽ nhưng đồng thời phải phát huy được tính chất hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng XK, kiến nghị cụ thể.

- Bỏ quy định về điều kiện phải có hoạt động XNK trong thời gian 365 ngày; - Nên chỉ áp dụng thời gian ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất hàng XK của các DN đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau.

+ Có đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc quyền sở hữu (DN phải có bản đăng ký và cơ quan Hải quan phải kiểm tra xác nhận); NK nguyên vật liệu phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ chứng nhận đầu tư, phù hợp với máy móc trang thiết bị đầu tư; số lượng nguyên phụ liệu NK phù hợp với quy mô hoạt động của DN (trên cơ sở xác nhận của các Sở chuyên ngành, Hiệp hội ngành nghề, ...vv);

+ Không còn nợ tiền thuế, tiền phạt quá hạn tại thời điểm đăng ký tờ khai;

+ Đối với các DN bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn tới thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn giảm hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ (cần quy định cụ thể mức độ vi phạm) thì sẽ bị đình chỉ áp dụng thời gian ân hạn thuế 275 đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất hàng XK trong thời gian một năm, hai năm, ...vv hoặc vĩnh viễn (theo mức vi phạm cụ thể).

Theo tác giả, quy định về điều kiện để được ân thuế nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK như trên vừa có tác dụng hỗ trợ các DN mới thành lập có động cơ đầu tư trong sáng (có đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ

sản xuất) đồng thời vừa có tác dụng răn đe nghiêm khắc hơn đối với các DN, DN phải cân nhắc giữa cái được và cái mất cái nào lớn hơn.

3.4.1.2. Chính sách và quy định về thủ tục kéo dài thời gian ân hạn thuế hơn 275 ngày hơn 275 ngày

- Về chính sách: Hiện nay đối tượng gia hạn thời gian ân hạn thuế dài hơn 275 ngày chủ yếu áp dụng đối với các trường hợp có chu kỳ sản xuất kéo dài, theo thời gian giao hàng ghi trên hợp đồng mua bán và chưa đề cập tới các đối tượng DN gặp khó khăn thực sự trong việc tiêu thụ hàng hóa. Do đó, Bộ Tài chính cần bổ sung thêm các đối tượng DN (đáp ứng được quy định nêu tại mục 3.4.1.1) gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm được hưởng chính sách này. Các biện pháp kiểm soát của cơ quan Hải quan thực hiện theo các quy định nêu tại mục 3.4.1.3 dưới đây.

- Về thủ tục gia hạn thuế: Trên cơ sở ý kiến của các DN đối với thủ tục này là quá rườm rà, thủ tục hành chính đơn giản nhưng phải qua nhiều cấp để giải quyết. Do đó, Bộ tài chính nên giao quyền quyết định việc kéo dài thời gian ân hạn thuế về Chi cục hoặc giao cho Cục Hải quan Tỉnh/ Thành phố xem xét có thể ủy quyền cho Chi cục thực hiện (tập trung giải quyết tại một cấp); sửa đổi theo hướng này sẽ phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và vẫn đảm bảo sự chặt chẽ.

3.4.1.3. Chính sách thuế GTGT áp dụng đối với nguyên vật liệu nhập sản xuất xuất

Như đã trình bày, nguyên vật liệu nhập sản xuất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu và chỉ phải kê khai, nộp thuế GTGT khi thay đổi mục đích sử dụng khác với mục đích không chịu thế (quy định tại hệ thống Luật Thuế GTGT). Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ tài chính trong Thông tư 194/2010/TT-BTC lại yêu cầu DN phải kê khai, nộp thuế GTGT khi nguyên vật liệu quá hạn 275 không XK sản phẩm. Như vậy, cùng một vấn đề nhưng nội dung các văn bản quy phạm pháp luật lại trái ngược nhau.

định thống nhất nội dung này trên các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể.

- Bỏ quy định yêu cầu DN phải kê khai thuế GTGT khi quá thời hạn 275 ngày nhưng không XK sản phẩm tại Thông tư 194/2010/TT-BTC, vì.

+ Bản chất thuế GTGT là thuế gián thu, trong trường hợp DN có nộp tại cơ quan Hải quan nhưng sau đó DN lại hoàn lại hoặc khấu trừ tại cơ quan Thuế nội địa (ngân sách Nhà nước sẽ không có thực thu).

+ Việc này sẽ giảm bớt khó khăn cho DN khi nguyên liệu/ sản phẩm thực sự còn tồn kho không sản xuất do không bán được hàng hóa.

- Mặt khác để đảm bảo công tác quản lý hoạt động nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK được chặt chẽ, tránh việc DN lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước để hưởng lợi, gây mất công bằng giữa các DN. Bộ Tài chính cần bổ sung quy định trong việc quản lý, kiểm soát nguyên vật liệu tồn theo như sau.

+ DN phải có cam kết về tình trạng tồn kho nguyên vật liệu/ sản phẩm thực tế, trong đó phải chỉ rõ số lượng, địa điểm lưu kho, bãi cụ thể và phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra xác định lượng nguyên vật liệu/ hàng hóa thực tế tồn kho.

+ Cơ quan Hải quan nơi quản lý hoạt động NK nguyên vật liệu của DN tiến hành kiểm tra tình trạng tồn kho và áp dụng các biện pháp giám sát theo quy định.

+ Thông tin về tình trạng tồn kho nguyên vật liệu quá hạn của DN phải được thông báo cho lực lượng chống buôn lậu của cơ quan Hải quan; cơ quan Quản lý thị trường; Ủy ban nhân dân Phường/ Xã/ Thị trấn nơi lưu giữ nguyên vật liệu quá hạn.

+ DN không được tiếp tục NK các nguyên vật liệu còn tồn kho này nữa (nếu lượng nguyên vật liệu tồn quá hạn ít, DN muốn NK tiếp thì phải nộp thuế GTGT cho lượng nguyên liệu tồn).

3.4.2. Các kiến nghị về quy định TTHQ đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK liệu để sản xuất hàng XK

3.4.2.1. Quy định về địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm XK sản phẩm XK

Như đã trình bày ở chương 1, địa điểm DN thực hiện thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm XK hiện nay là tại đơn vị Hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên vật liệu. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát một số DN có thực hiện sản xuất sản phẩm có sử dụng nguyên liệu tại nhiều Chi cục Hải quan khác nhau cho rằng: Quy định này đã gây phiền hà cho DN khi với một mã sản phẩm XK phải thực hiện thủ tục thông báo định mức, điều chỉnh định mức tại nhiều Chi cục Hải quan khác nhau. Do đó, tác giả kiến nghị Bộ tài chính cần bổ sung hướng dẫn này như sau.

Địa điểm thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm XK được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi DN nhập nguyên vật liệu. Phần bổ sung: “Trong trường

hợp DN có sử dụng nguyên vật liệu được NK từ hai Chi cục Hải quan trở lên để sản

xuất sản phẩm XK thì chỉ phải làm thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm XK tại một trong các Chi cục đã NK nguyên vật liệu. Chi cục Hải quan tiếp

nhận định mức, định mức điều chỉnh và đăng ký sản phẩm XK có trách nhiệm thông

báo việc tiếp nhận danh mục sản phẩm, thông báo định mức, định mức điều chỉnh cho

các Chi cục Hải quan khác làm cơ sở theo dõi thanh khoản nguyên vật liệu NK tại các Chi cục này”.

3.4.2.2. Quy định về thời điểm điều chỉnh định mức

Qua kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các DN cho rằng quy định về thời điểm điều chỉnh định mức trước khi XK sản phẩm như hiện nay là quá chặt chẽ nên điều chỉnh lại cho phù hợp. Do đó, tác giả kiến nghị Bộ Tài chính nên bổ sung quy định cho phép DN được điều chỉnh định mức sau khi đã XK sản phẩm với điều kiện.

- Mã sản phẩm sẽ còn được tiếp tục XK (cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra định mức đối với sản phẩm này trong lần XK sau).

- Đối với mã sản phẩm XK hết một lần thì DN phải có giải trình kèm theo tài liệu kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ thiết kế, ...vv, DN có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan có đủ cơ sở kiểm tra xác định việc điều chỉnh của DN là đúng thì cho phép điều chỉnh.

hành chính trong Nghị định xử phạt đối với hành vi khai sửa định mức sau khi đã XK sản phẩm với mức xử phạt mang tính răn đe.

3.4.2.3. Quy định trong việc phân loại hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế

Như đã trình bày ở chương 1, quy định về phân loại hồ sơ thanh khoản thuộc đối tượng áp dụng kiểm tra hồ sơ trước, thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế sau như hiện nay là quá nhiều, điều này không phù hợp chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Trong thực tế nhiều mặt hàng có thuế suất thuế NK 0%, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (kể cả khi nhập kinh doanh như các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến) nhưng thuộc đối tượng phải kiểm dịch, kiểm tra chất lượng do đó khi thanh khoản theo quy định hiện nay thì hồ sơ phải phân loại vào đối tượng kiểm tra trước.

Mặt khác, qua kết quả khảo sát cho thấy nhiều DN cho rằng quy định như hiện nay là quá chặt chẽ hoặc là quy định này đã gây khó khăn cho DN. Để công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất XK vừa đảm bảo được yêu cầu tạo thông thoáng nhưng vẫn chặt chẽ, tác giả kiến nghị Bộ tài chính nên sửa đổi lại quy định này theo hướng.

- Quy định về phân loại hồ sơ thanh khoản phải được chi tiết cho từng đối tượng hoàn thuế, không thu thuế khác nhau, không thể quy định chung cho tất cả các đối tượng như hiện nay.

- Phân loại hồ sơ thanh khoản nguyên vật liệu nhập sản xuất thuộc đối tượng kiểm tra trước nên tập trung vào các DN đề nghị hoàn thuế lần đầu; DN trong thời hạn 02 năm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; DN đang trong thời gian làm thủ tục sát nhập, chia tách, giải thể,... (tập trung vào đối tượng DN có nhân thân không tốt). Quy định nên tập trung vào đối tượng DN là chính, không nên áp đặt nặng đối tượng hàng hóa, quy định cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các DN chấp hành tốt pháp luật.

- Đối với các DN qua thời gian thẩm định xác định thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật hải quan chỉ nên áp dụng phân loại hồ sơ thanh khoản trước, kiểm tra sau.

3.4.2.4. Quy định về thủ tục, hồ sơ thanh khoản

Theo đánh giá của một số DN qua kết quả khảo sát cho thấy: Quy định về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế hiện nay còn nhiều khiến DN phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Do đó, Bộ Tài chính nên điều chỉnh lại quy định này sao cho chứng từ vẫn đầy đủ và đảm bảo công tác kiểm soát của cơ quan Hải quan, cụ thể.

- Đối các chứng từ như “Giấy nộp tiền” không cần thiết phải yêu cầu DN nộp trong hồ sơ thanh khoản vì việc DN đã nộp tiền hay chưa trên hệ thống KT559 của cơ quan Hải quan đã theo dõi.

- Các biểu mẫu có nội dung tương tự như Bảng báo cáo xuất - nhập - tồn và Bảng báo cáo tính thuế có nhiều nội dung giống nhau thì nên quy định gộp lại một bảng để giảm bớt chứng từ phải nộp.

3.4.3. Kiến nghị với Chính phủ

Để đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức trong ngành Hải quan nói riêng yên tâm trong công tác, phấn đấu cho sự nghiệp, giảm thiểu tiêu cực thì Chính phủ cần phải nhanh chóng thực hiện chính sách cải cách tiền lương đối với đội ngũ cán bộ công chức, với lương thực chất phải đảm bảo cuộc sống và phù hợp với từng công việc đặc thù. Ngoài ra, nên cho phép ngành Hải quan được thực hiện các khoản thu lệ phí hợp lý, một phần thu từ công tác chống buôn lậu gian lận thương mại và xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình làm TTHQ để hỗ trợ cho cán bộ công chức một cách minh bạch, công khai.

3.5. Tóm tắt chương 3

Từ các phân tích, đánh giá tình hình thực tế công tác quản lý nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh BR-VT tại chương 2 của luận văn đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục sửa chữa. Trong chương 3, luận văn tập trung vào nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện TTHQ và kiểm soát đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK nhằm mục đích giúp cho công tác quản lý của Cục Hải quan tỉnh BR-VT đối với hoạt động

này ngày một tốt hơn. Ngoài ra, luận văn còn đưa ra các kiến nghị với Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung đối với một số quy định về chính sách, quy định trong việc thực hiện chính sách đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK hiện nay; kiến nghị với Chính phủ trong việc cải tiến chính sách tiền lương, giúp cho cán bộ công chức an tâm trong công việc.

Tác giả mong muốn việc triển khai các giải pháp, kiến nghị này sẽ góp phần tạo thuận cho hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK trên địa bàn tỉnh BR-VT được thêm thuận lợi, đồng thời vẫn đảm bảo sự chặt chẽ trong công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động này.

KẾT LUẬN

Hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK hiện nay đang nhận được sự quan tâm ưu ái của Đảng và Nhà nước thông qua một số chính sách được quy định riêng cho hoạt động này.

Nhiệm vụ đặt ra cho Bộ Tài chính và ngành Hải quan trong việc làm TTHQ và quản lý đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK là làm sao vừa phải tạo thông thoáng cho hoạt động phát triển đồng thời cũng phải bảo đảm tính chặt chẽ trong quan lý nhằm ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động này để hưởng lợi, tạo ra sự mất công công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư triển khai thực hiện các ưu đãi của Đảng và Nhà nước và ngành Hải quan là đơn vị tổ chức thực hiện các chính sách này trên phạm vi cả nước; Cục Hải quan tỉnh BR-VT là đơn vị thực hiện làm TTHQ và quản lý đối với hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK trên địa bàn quản lý của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 113)