Xây dựng quy trình quản lý nguyên vật liệu NK sản xuất hàng XK

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 46)

Hoạt động NK nguyên vật liệu để sản xuất hàng XK ngoài việc làm TTHQ để NK nguyên vật liệu và XK sản phẩm còn liên quan tới công tác theo dõi nợ thuế, theo dõi nguyên vật liệu NK và thanh khoản nguyên vật liệu NK khi đã được sử dụng vào sản xuất sản phẩm và đã thực XK. Do đó, cần thiết phải có một quy trình riêng để quản lý hoạt động này và hướng dẫn công tác thanh khoản nguyên vật liệu NK.

Trước năm 2005, việc quản lý nguyên vật liệu NK để sản hàng XK trong ngành Hải quan được thực hiện bằng phương pháp thủ công mở sổ theo dõi nguyên vật liệu NK, trừ lùi lượng nguyên vật liệu tương ứng với số lượng sản phẩm sau mỗi lần XK. Từ năm 2005 đến nay, việc theo dõi nguyên vật liệu nhập sản xuất tại một số Cục Hải quan có số lượng nguyên vật liệu nhập sản xuất lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR-VT, ...vv được quản lý bằng phần mềm trên máy tính. Công tác quản lý được thực hiện ngay từ khi NK nguyên vật liệu cho tới khi XK sản phẩm. Để thống nhất thực hiện công tác quản lý nguyên vật liệu NK sản xuất sản phẩm XK trên phạm vi cả nước, Tổng cục Hải quan đã có Quyết định số 1279/QĐ-TCHQ ngày 26/6/2009 ban hành Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hoạt động này (xem Sơ đồ 1.2), gồm các bước cơ bản như sau.

i. TTHQ nhập nguyên vật liệu.

Được thực hiện theo Quy trình TTHQ điện tử đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán hàng hóa như đã nêu ở mục 1.2.3.2, ngoài ra còn phải thực hiện thêm các công việc như sau.

- Công chức tiếp nhận danh mục nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK do DN gửi thông tin khai báo trên hệ thống QLSXXK khi đăng ký tờ khai NK lô hàng đầu tiên thuộc danh mục này.

- Kiểm tra sự phù hợp giữa thông tin khai hải quan về nguyên vật liệu NK với mặt hàng dự kiến sản xuất để XK.

- Tiếp nhận danh mục nguyên vật liệu (bản giấy) ký tên đóng dấu công chức vào bản danh mục, giao DN 01 bản, cơ quan Hải quan lưu 01 bản để theo dõi.

- Lấy mẫu nguyên vật liệu (đối với nguyên vật liệu chính) niêm phong mẫu cùng với Phiếu lấy mẫu giao DN bảo quản để xuất trình với cơ quan Hải quan khi XK sản phẩm hoặc khi có yêu cầu và ghi tên nguyên vật liệu đã lấy mẫu trên tờ khai NK.

ii. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức; kiểm tra định mức; đăng ký danh mục sản phẩm XK.

- Địa điểm thông báo định mức, danh mục sản phẩm tại Chi cục Hải quan nơi NK nguyên vật liệu; việc thông báo định mức, thông báo danh mục sản phẩm phải được thực hiện cho từng mã sản phẩm và trước khi XK mã sản phẩm trong bản thông báo; việc điều chỉnh định mức đã thông báo chỉ được thực hiện trước khi làm thủ tục XK lô hàng có điều chỉnh định mức (quy định tại Điều 33 Thông tư 194/2010/TT- BTC).

- Công việc thực hiện: Tiếp nhận bảng thông báo định mức hoặc bảng điều chỉnh định mức, danh mục sản phẩm khi DN truyền tới trên hệ thống QLSXXK, đối chiếu nội dung thông tin trên máy với nội trên bảng giấy khi DN nộp. Ký tiếp nhận trên bản giấy, trả DN 01 bản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi XK (nếu phải kiểm tra thực tế), cơ quan Hải quan lưu 01 bản để theo dõi.

- Kiểm tra định mức đối với trường hợp nghi vấn định mức DN đăng ký hoặc điều chỉnh không đúng với định mức thực tế.

iii. TTHQ xuất sản phẩm.

TTHQ đối với sản phẩm XK ra nước ngoài được thực hiện theo Quy trình thủ tục HQĐT đối với hàng hóa XK, NK theo hợp đồng mua bán hàng hóa như đã nêu ở mục trên, ngoài ra còn phải thực hiện thêm các công việc như sau.

- Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức kiểm tra đối với chiếu mẫu nguyên vật liệu đã lấy khi NK (còn nguyên niêm phong hải quan) do DN xuất trình với nguyên vật liệu cấu thành trên sản phẩm thực tế XK (trường hợp trong quá trình sản xuất tạo thành sản phẩm, nguyên liệu bị biến đổi, bị chuyển hóa, không giữ nguyên trạng thái ban đầu thì không phải đối chiếu mẫu); đối chiếu thực tế sản phẩm XK với bản định mức nguyên vật liệu đã thông báo do DN xuất trình.

- Khi có nghi vấn nguyên vật liệu cấu thành trên sản phẩm XK (về chất liệu, quy cách phẩm chất, xuất xứ) không phù hợp với nguyên vật liệu NK hoặc sản phẩm XK không đúng với bảng định mức do DN xuất trình thì lấy mẫu và niêm phong sản phẩm hoặc chụp ảnh mẫu sản phẩm (đối với trường hợp không thể lấy mẫu), lập biên bản chứng nhận, niêm phong mẫu sản phẩm theo đúng quy định, thực hiện tiếp các thủ tục XK cho lô hàng, sau đó trình Lãnh đạo Chi cục chỉ đạo xử lý, có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu cần thiết). Trình tự thực hiện việc trưng cầu giám định như đối với hàng hóa XNK thương mại.

- Trường hợp đơn vị Hải quan làm thủ tục XK sản phẩm không phải là đơn vị Hải quan làm thủ tục NK nguyên vât liệu: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên vật liệu tiếp nhận thông báo cửa khẩu XK của DN và ghi ý kiến của mình vào bản thống báo này. Lãnh đạo Chi cục ký, đóng dấu Chi cục và trả cho DN 01 bản đưa vào hồ sơ nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất làm thủ tục XK sản phẩm; lưu 01 bản để theo dõi, thanh khoản nguyên vật liệu.

iv. Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập nguyên vật liệu.

* DN làm thủ tục thanh khoản tại Chi cục Hải quan NK nguyên vật liệu; nguyên tắc thanh khoản.

- Tờ khai NK trước, tờ khai XK trước phải được thanh khoản trước; trường hợp tờ khai NK trước nhưng nguyên vật liệu của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản thì DN phải có văn bản giải trình với cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.

- Tờ khai NK nguyên vật liệu phải có trước tờ khai XK sản phẩm. - Một tờ khai NK nguyên vật liệu có thể được thanh khoản nhiều lần.

- Một tờ khai XK sản phẩm chỉ được thanh khoản một lần, trừ trường hợp sản phẩm XK theo tờ khai có sử dụng nguyên vật liệu được NK tại 02 đơn vị Hải quan trở lên. Cơ quan Hải quan thanh khoản từng lần phải thể hiện rõ nôi dung đã thanh khoản trên tờ khai XK thanh khoản nhiều lần (thanh khoản nguyên vật liệu nào cấu thành trên sản phẩm, số lượng, ...) để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.

* Thủ tục thanh khoản.

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản.

Khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức Hải quan thực hiện.

a) Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của bộ hồ sơ thanh khoản do DN nộp và xuất trình, đối chiếu với thông tin DN truyền tới hệ thống QLSXXK.

b) Nếu hồ sơ đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi thanh khoản, lấy số. Lập 02 bản Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu quy định giao DN lưu 01 bản, Hải quan lưu 01 bản.

c) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận hướng dẫn DN nộp hoặc xuất trình bổ sung hoặc trả lời từ chối tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ lý do trên Phiếu yêu cầu nghiệp vụ (ghi cụ thể những chứng từ còn thiếu) và trả hồ sơ cho DN.

Bước 2. Phân loại hồ sơ thanh khoản.

a) Đối với hồ sơ đầy đủ theo quy định, công chức kiểm tra hồ sơ đối chiếu tính thống nhất, hợp pháp của hồ sơ, đối chiếu với quy định tại khoản 3, Điều 128 Thông tư 194/2010/TT-BTC để phân loại hồ sơ thanh khoản thành hai loại: Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau và Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau.

- Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ của DN thuộc một trong các trường hợp.

+ DN lần đầu đề nghị cơ quan Hải quan hoàn thuế, không thu thuế. Trường hợp DN chứng minh được không thuộc diện hoàn thuế lần đầu và không thuộc các trường

hợp phải kiểm tra trước hoàn sau khác thì cơ quan Hải quan chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện hoàn thuế trước kiểm tra sau.

+ DN đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

+ Hàng hóa trong bộ hồ sơ hoàn thuế không thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định hoặc DN còn nợ chứng từ thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Hải quan hoàn thuế và có văn bản đề nghị kiểm tra trước.

+ DN đang trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê DN nhà nước.

+ Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan Hải quan nhưng người nộp thuế không giải trình thông tin, tài liệu hoặc không bổ sung hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo yêu cầu.

+ Hàng hóa NK là linh kiện và phụ tùng xe môtô (xe máy); xăng dầu, sắt thép; hàng hóa NK thuộc đối tượng nêu tại Điều 8, Điều 10 Nghị định 12/2006/NĐ-CP.

+ Hồ sơ đề nghị hoàn thuế NK đối với hàng hóa là nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng hóa XK vào khu phi thuế quan.

- Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của DN không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

b) Nếu hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thực hiện tiếp Bước 3, Bước 4 dưới đây (trừ việc bàn giao hồ sơ).

c) Nếu hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thực hiện bước 3 sau khi đã hoàn thành bước 4.

Bước 3. Xử lý hồ sơ thanh khoản của DN.

Đối với những hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì thực hiện. a) Nếu thanh khoản thủ công.

a.1) Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai XK, NK, định mức với hồ sơ thanh khoản của DN.

a.2) Kiểm tra kết quả tính toán trên bảng thanh khoản.

b) Nếu thanh khoản bằng hệ thống QLSXXK (bằng máy): Đối chiếu số liệu các tờ khai XK, NK, định mức, hồ sơ thanh khoản của DN với số liệu trên hệ thống QLSXXX.

c) Trường hợp số liệu thanh khoản của DN có sai sót thì yêu cầu DN giải trình và báo cáo Lãnh đạo Chi cục xem xét chỉ đạo xử lý.

Bước 4. Thủ tục hoàn thuế, không thu thuế.

a) Thực hiện theo quy định tại Điều 113, 118, 132 Thông tư 194/2010/TT-BTC đã được trình bày tại mục 1.2.2.3.1 của Luận văn và Mục IV Quy trình xét hoàn thuế, không thu thuế XK, thuế NK ban hành kèm theo Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

b) Đóng dấu đã thanh khoản, hoàn thuế (không thu thuế).

b.1) Đóng dấu đã thanh khoản trên tờ khai NK, tờ khai XK bản lưu Hải quan và bản lưu người khai hải quan đối với trường hợp thanh khoản nguyên vật liệu NK để sản xuất XK có thuế suất thuế NK 0%.

b.2) Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai hải quan bản lưu người khai hải quan tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng, cán bộ thanh khoản tự lập phụ lục theo dõi nội dung đã thanh khoản trong từng lần để đảm bảo chính xác việc thanh khoản.

b.3) Đóng dấu đã thanh khoản vào các bảng biểu thanh khoản đồng thời ký đóng dấu công chức vào bảng biểu này.

c) Bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập để tiến hành phúc tập theo quy định.

Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng hóa XK

(Nguồn. Tổng hợp các bước thực hiện theo Quyết định 1279/QĐ-TCHQ ngày 25/6/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Trả DN Quyết định và hồ sơ kèm theo

II. Đăng ký, điều chỉnh định mức; kiểm tra định mức; đăng ký Danh mục sản phẩm XK.

1. Tiếp nhận danh mục sản phẩm, định mức nhập máy. 2. Nhập máy danh mục sản phẩm, định mức

3. Kiểm tra định mức áp dụng với các đối tưởng bị kiểm tra

III. Làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm

1. Tiếp nhận hồ sơ; đăng ký tờ khai, quyết định hình thức mức độ kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra thực tế (Hệ thống TQĐT). 2. Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thông tin khai sản phẩm. 3. Kiểm tra thực tế hàng hóa.

4. Xác nhận hoàn thành TTHQ tờ khai XK.

5. Tiếp nhận thông báo Chi cục Hải quan XK sản phẩm

IV. Thanh khoản, hoàn thuế nguyên liệu nhập khẩu

1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản.

2. Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ.

3. Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản (theo phân loại hồ sơ). 4- Làm thủ tục thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế. 5- Trả hồ sơ cho doanh nghiệp

Trả DN hồ sơ

Nộp hồ sơ thanh khoản theo quy định Trả DN 01 tờ khai đã hoàn thành TTHQ Nộp hồ sơ Nộp danh mục sản phẩm XK, định mức Trả DN 1 bản

ếp nhận Thông báo Danh mục nguyên vật liệu NK để sản xuất hàng XK (02 bản).

2. Tiếp nhận hồ sơ; đăng ký tờ khai, quyết định hình thức mức độ kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra thực tế (Hệ thống TQĐT). 3. Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thông tin khai nguyên vật liệu. 4. Kiểm tra thực tế hàng hóa.

5. Lấy mẫu nguyên liệu, vật tư (đối với nguyên liệu chính). 6. Xác nhận hoàn thành TTHQ tờ khai NK.

DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)