Quy trình chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm nước yến sào cao cấp khánh hòa sanest lọ 70ml tại công ty yến sào khánh hòa (Trang 33)

Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng đều đƣợc chia thành 3 quy trình lớn:

- Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): Tập trung vào các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

- Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM): Bao gồm tất cả các quy trình thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp

- Quản trị quan hệ với nhà cung ứng (SRM): Tập trung vào cac mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp.

Nhà cung cấp Doanh nghiệp Khách hàng SRM

(Supplier Relationship Management)

ISCM

(Internal Supply Chain Management)

CRM

(Customer relationship management) Tìm nguồn hàng Kế hoạch chiến lƣợc Công tác thị trƣờng

Thƣơng lƣợng Kế hoạch nhu cầu Bán hàng

Mua hàng Kế hoạch cung ứng Trung tâm tiếp nhận

Thiết kế cách thức hợp tác Thực hiện Trung tâm tiếp nhận thông

Phƣơng thức cung ứng Dịch vụ tin từ khách hàng

Quản trị đơn hàng

Hình 1.10: Các quy trình của chuỗi cung ứng [ 20 ].

Ba quy trình này quản lý các luồng thông tin, sản phẩm và tài chính cần thiết để tạo ra, tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. CRM là điểm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với khách hàng, là nơi tiếp nhận mọi thông tin từ khách hàng/thị trƣờng và đồng thời là nơi cung cấp các thông tin chính thức về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của CRM là tạo ra nhu cầu khách hàng, nhận đơn hàng và

theo dõi thực hiện đơn hàng đó. Nó bao gồm các quá trình nhƣ: Marketing, bán hàng, quản lý đơn hàng và quản lý trung tâm giao dịch.

Quy trình ISCM nhằm đáp ứng nhu cầu mà CRM tạo đƣợc theo đúng yêu cầu với chi phí thấp nhất có thể đƣợc. ISCM bao gồm việc lên kế hoạch sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch dự trữ tồn kho, kế hoạch cung/cầu…

SRM có nhiệm vụ tìm kiếm và quản lý nguồn hàng, nó bao gồm việc đánh giá, lựa chọn, thƣơng lƣợng với các nhà cung ứng, tìm kiếm các sản phẩm mới…sao cho nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp luôn đƣợc đáp ứng theo nhu cầu, với chất lƣợng đảm bảo và chi phí cạnh tranh nhất. Để chuỗi cung ứng hoạt động thành công, thì điều tối quan trọng là cả 3 quy trình lớn này phải kết hợp chặt chẽ với nhau và điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức.

Tổng hợp tất cả các quyết định trên, ta xác định đƣợc năng suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chuỗi cung ứng. Nếu chiến lƣợc kinh doanh của một công ty là hƣớng đến thị trƣờng đại chúng và cạnh tranh dựa trên nên tảng giá cả thì một chuỗi cung ứng vận hành với chi phí thấp chính là lựa chọn phù hợp nhất. Còn nếu chiến lƣợc doanh của một doanh nghiệp là phục vụ một phân khúc thị trƣờng và cạnh tranh dựa trên nên tảng dịch vụ và sự thuận tiện cho khách hàng thì vấn đề đáng lƣu ý lại là độ nhạy của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng và thị trƣờng mà doanh nghiệp hƣớng đến sẽ quyết định vị thế cũng nhƣ năng lực của chính doanh nghiệp đó. Chuỗi cung ứng đƣợc xem nhƣ là một phần tất yếu để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm nước yến sào cao cấp khánh hòa sanest lọ 70ml tại công ty yến sào khánh hòa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)