Chuỗi cung ứng đơn giản:

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm nước yến sào cao cấp khánh hòa sanest lọ 70ml tại công ty yến sào khánh hòa (Trang 28)

Các sản phẩm sẽ đến tay ngƣời tiêu dùng theo một số hình thức của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng đơn giản sẽ chỉ có ít thực thể tham gia, trong khi với các chuỗi phức tạp số các thực thể tham gia sẽ rất lớn. Nhƣ thế, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, sẽ dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng sẽ rất cao, mức phục vụ của chuỗi cung ứng thấp và nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng có thể sẽ giảm xuống.

Mô hình này bao gồm nhà cung cấp, công ty và khách hàng. Đây là những đối tƣợng cơ bản trong chuỗi cung ứng, công ty mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, đƣa vào sản xuất cho ra sản phẩm và bán trực tiếp tới khách hàng.

Hình 1.4: Chuỗi cung ứng đơn giản [ 14 ]. 1.1.6.2 Chuỗi cung ứng mở rộng:

Ngoài ba thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng đơn giản, chuỗi cung ứng mở rộng có ba thành phần mới tham gia:

Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.

Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.

Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng.

Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.

Hình 1.5: Chuỗi cung ứng mở rộng [ 14 ].

Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ nhƣ cho vay, phân tích tín dụng, thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng, công ty thu nợ. Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trƣờng, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý, tƣ vấn quản lý, ...

Hình 1.6: Chuỗi cung ứng mở rộng [ 14 ]. 1.1.6.3 Chuỗi cung ứng điển hình:

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu đƣợc mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp; các bộ phận đƣợc sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó đƣợc vận chuyển đến nhà kho để lƣu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lƣợc chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tƣơng tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng, cũng đƣợc xem nhƣ mạng lƣới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối và các cửa hàng bán lẻ, cũng nhƣ nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở. Chuỗi cung ứng này cần có hệ thống quản trị chuyên môn cao từ sản xuất đến nhập kho trung tâm và giao hàng cho khách hàng, muốn hiệu quả phải áp dụng công nghê thông tin nhƣ các phần mềm quản lý trực tuyến chuyên dụng

đƣợc kết nối các thành phần trong chuỗi kể cả các thông tin yêu cầu từ khách hàng phản hồi về, hàng lỗi trả về (xem hình 1.7).

Hình 1.7: Cấu trúc chuỗi cung ứng điển hình [ 6 ]. 1.1.6.4 Chuỗi cung ứng ứng dụng internet (e-SCM):

e-SCM là việc ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến các quy trình hoạt động B2B (Business to business) nhằm tăng tốc độ, kiểm soát thời gian và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Quy trình này bao gồm các hoạt động cung cấp (mua sắm), quản lý (lập kế hoạch, phối hợp, kiểm tra). e-SCM không chỉ là vấn đề công nghệ, mà còn bao gồm các thay đổi về chính sách, văn hóa doanh nghiệp, quá trình kinh doanh và cơ cấu tổ chức trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Các yêu cầu cần thiết cho chuỗi cung ứng ứng dụng internet nhƣ sau: - Extranet: Mạng đƣờng truyền Internet tốc độ cao.

- Hệ thống thƣơng mai điện tử thông qua internet: Một dãy các hệ thống đƣợc truy cập thông qua hệ thống máy chủ.

- Kho dữ liệu: Tập hợp các cơ sở dữ liệu nhằm hỗ trợ các hoạt động thƣơng mại điện tử thông qua internet nhƣ giá, thiết lập sổ kế toán, báo cáo doanh số

- Hệ thống thông tin dữ liệu: Cho phép các công ty thành viên chia sẻ dữ liệu theo một định dạng thông thƣờng nhằm hỗ trợ công tác triển khai dịch vụ khách hàng toàn quốc nhất quán và thông suốt.

Hình 1.8: Cấu trúc chuỗi cung ứng ứng dụng internet [ 16 ]. 1.1.6.5 Chuỗi cung ứng nâng cao

Mô hình này đƣợc Hội đồng chuỗi cung ứng phát triển theo tiêu chuẩn gọi là mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR - Supply Chain Operations Reference), mô hình này định ra các cách thực hành tốt nhất, các thƣớc đo hiệu quả hoạt động và các yêu cầu chức năng cho từng quy trình cốt lỗi của chuỗi cung ứng. Theo mô hình này, có 4 yếu tố đƣợc xác định nhƣ sau:

- Hoạch định

- Tìm nguồn cung ứng - Sản xuất

- Phân phối

Hoạch định:

Bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình kia. Ba yếu tố trong hoạch định bao gồm: Dự báo nhu cầu, giá sản phẩm và quản lý tồn kho.

Tìm nguồn cung ứng:

Trong yếu tố này bao gồm những hoạt động cần thiết để có đƣợc các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm/dịch vụ. Hai hoạt động chính cần quan tâm là hoạt động cung ứng và hoạt động tín dụng và các khoản phải thu. Hoạt động cung ứng bao gồm những hành động để mua nguyên vật liệu hay các dịch vụ cần thiết. Hoạt động tín dụng và khoản phải thu là các hoạt động thu các nguồn tiền mặt. Cả hai hoạt động này đều có tác động rất lớn đến hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Sản xuất:

Đây là các hoạt động nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm/dịch vụ mà chuỗi cung ứng cung cấp. Những hoạt động cần thiết là thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất và quản lý nhà máy. Mô hình SCOR không những hƣớng dẫn cụ thể cách thiết kế sản phẩm và triển khai quá trình mà còn hƣớng dẫn cách tích hợp trong quá trình sản xuất.

Phân phối:

Là hoạt động tổng hợp bao gồm nhận đơn đặt hàng từ khách hàng; phân phối các sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng đã đặt hàng. Hai hoạt động chính trong yếu tố phân phối sản phẩm/dịch vụ là thực thi các đơn hàng từ khách hàng và giao sản phẩm cho khách hàng.

Nguyên tắc cốt lỗi để thực hiện thành công quản trị chuỗi cung ứng: Có 5

nguyên tắc cốt lõi đóng vai trò hƣớng dẫn chủ đạo cho những nỗ lực đơn giản hoá và cải thiện không ngừng tất cả giai đoạn của dây chuyền cung ứng. Chúng là:

Giá trị sản phẩm: Giá trị đƣa ra phải đƣợc xác định từ viễn cảnh của các

khách hàng - cho dù giá trị đó là chi phí thấp, dịch vụ tốt nhất, chất lƣợng cao nhất, hay một giải pháp đơn nhất cho các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ.

Tối ƣu hoá dòng giá trị (value stream): Quy trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm phải đƣợc vạch ra một cách chi tiết để nắm đƣợc mọi rào cản, qua đó nâng cao giá trị và tối ƣu hoá dây chuyền cung ứng.

Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn sang một dòng chảy không ngừng: Một khi các rào cản và sự lãng phí đƣợc loại bỏ, mục tiêu là để thay thế lối

suy nghĩ “đứt đoạn kế tiếp” và những đánh giá hành động có liên quan bằng một lối tƣ duy “dòng chảy không ngừng” về sản phẩm và dịch vụ.

Kích hoạt một sức hút nhu cầu: Cùng với tƣ duy dòng chảy, các dây chuyền cung ứng có thể chuyển dịch từ chỗ bị chèo lái bởi các nhu cầu dự đoán tới chỗ có thể đƣợc định hƣớng trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng.

Hoàn thiện tất cả các sản phẩm, quy trình và dịch vụ: Với bốn nguyên

tắc trên, các dây chuyền cung ứng có thể tập trung sự quan tâm chú ý của họ vào việc cải thiện hiệu suất, chi phí, thời gian quy trình và chất lƣợng.

1.2 Quy trình chuỗi cung ứng

Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng đều đƣợc chia thành 3 quy trình lớn:

- Quản trị quan hệ khách hàng (CRM): Tập trung vào các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

- Quản trị chuỗi cung ứng nội bộ (ISCM): Bao gồm tất cả các quy trình thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp

- Quản trị quan hệ với nhà cung ứng (SRM): Tập trung vào cac mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp.

Nhà cung cấp Doanh nghiệp Khách hàng SRM

(Supplier Relationship Management)

ISCM

(Internal Supply Chain Management)

CRM

(Customer relationship management) Tìm nguồn hàng Kế hoạch chiến lƣợc Công tác thị trƣờng

Thƣơng lƣợng Kế hoạch nhu cầu Bán hàng

Mua hàng Kế hoạch cung ứng Trung tâm tiếp nhận

Thiết kế cách thức hợp tác Thực hiện Trung tâm tiếp nhận thông

Phƣơng thức cung ứng Dịch vụ tin từ khách hàng

Quản trị đơn hàng

Hình 1.10: Các quy trình của chuỗi cung ứng [ 20 ].

Ba quy trình này quản lý các luồng thông tin, sản phẩm và tài chính cần thiết để tạo ra, tiếp nhận và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. CRM là điểm tiếp xúc giữa doanh nghiệp với khách hàng, là nơi tiếp nhận mọi thông tin từ khách hàng/thị trƣờng và đồng thời là nơi cung cấp các thông tin chính thức về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của CRM là tạo ra nhu cầu khách hàng, nhận đơn hàng và

theo dõi thực hiện đơn hàng đó. Nó bao gồm các quá trình nhƣ: Marketing, bán hàng, quản lý đơn hàng và quản lý trung tâm giao dịch.

Quy trình ISCM nhằm đáp ứng nhu cầu mà CRM tạo đƣợc theo đúng yêu cầu với chi phí thấp nhất có thể đƣợc. ISCM bao gồm việc lên kế hoạch sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kế hoạch dự trữ tồn kho, kế hoạch cung/cầu…

SRM có nhiệm vụ tìm kiếm và quản lý nguồn hàng, nó bao gồm việc đánh giá, lựa chọn, thƣơng lƣợng với các nhà cung ứng, tìm kiếm các sản phẩm mới…sao cho nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp luôn đƣợc đáp ứng theo nhu cầu, với chất lƣợng đảm bảo và chi phí cạnh tranh nhất. Để chuỗi cung ứng hoạt động thành công, thì điều tối quan trọng là cả 3 quy trình lớn này phải kết hợp chặt chẽ với nhau và điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức.

Tổng hợp tất cả các quyết định trên, ta xác định đƣợc năng suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chuỗi cung ứng. Nếu chiến lƣợc kinh doanh của một công ty là hƣớng đến thị trƣờng đại chúng và cạnh tranh dựa trên nên tảng giá cả thì một chuỗi cung ứng vận hành với chi phí thấp chính là lựa chọn phù hợp nhất. Còn nếu chiến lƣợc doanh của một doanh nghiệp là phục vụ một phân khúc thị trƣờng và cạnh tranh dựa trên nên tảng dịch vụ và sự thuận tiện cho khách hàng thì vấn đề đáng lƣu ý lại là độ nhạy của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng và thị trƣờng mà doanh nghiệp hƣớng đến sẽ quyết định vị thế cũng nhƣ năng lực của chính doanh nghiệp đó. Chuỗi cung ứng đƣợc xem nhƣ là một phần tất yếu để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

1.3 Tầm quan trọng và lợi ích của chuỗi cung ứng:

Nếu các doanh nghiệp quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng: - Giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

- Tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng do có đƣợc hàng tại thời điểm cần, ở vị trí cần, với chất lƣợng mong muốn của khách hàng và với chi phí tối ƣu.

- Tiết kiệm rất nhiều chi phí để đầu tƣ vào lĩnh vực khác nếu có một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

Lợi ích của chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng đƣợc thiết kế tốt có các lợi ích của:

- Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, bất kể đến vị trí của khách hàng .

- Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản xuất hƣởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô.

- Nhà sản xuất không cần lƣu trữ số lƣợng lớn sản phẩm hoàn thành, các thành tố ở gần khách hàng sẽ thực hiện việc lƣu trữ này.

- Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà bán sỉ làm cho chi phí đơn vị giảm.

- Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ.

- Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn.

- Nhà bán lẻ lƣu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách tin cậy. - Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng hơn.

- Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc chức năng kinh doanh cụ thể.

- Tiết giảm chi phí (nhờ chuyên nghiệp hóa nghiệp vụ mua hàng, trao đổi thông tin và phối hợp tốt giữa các bộ phận, giảm lƣợng tồn kho kể cả tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, giảm thời gian phát triển sản phẩm mới nhờ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng…).

- Tăng chất lƣợng (thực hiện việc quản lý chất lƣợng từ khâu nguyên vật liệu đầu vào và ngay cả khi hàng hóa đã đƣợc bán ra thị trƣờng).

- Tăng mức độ sẵn sàng phục vụ (nhờ khả năng sản xuất linh hoạt, mức độ tồn kho hợp lý).

- Tăng mức độ dịch vụ và khả năng phản ứng với nhu cầu thị trƣờng (do luôn có sẵn hàng vì vậy có khả năng cải thiện dịch vụ khách hàng, giảm thời gian giao hàng…).

Đây cũng chính là những mục tiêu cơ bản mà chuỗi cung ứng phải hƣớng tới và phải đạt đƣợc.

1.4 Mục tiêu của chuỗi cung ứng

- Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiết phải xét đến ngƣời cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

- Hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống, tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm cần phải ở mức thấp nhất.

- Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận đƣợc chia sẻ suốt chuỗi, lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao thì chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên đo lƣờng dƣới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lƣờng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ.

- Cuối cùng, bởi vì quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, ngƣời sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm

Một phần của tài liệu Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm nước yến sào cao cấp khánh hòa sanest lọ 70ml tại công ty yến sào khánh hòa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)