7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1.2. Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
ứng được các mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 chúng ta cần hoàn thiện chính sách phát triển và hoàn thiện các giải pháp để hỗ trợ cho việc phát triển vận tải hành khách đa phương thức, tập trung nguồn lực để hoàn thiện bộ máy quản lý, tham mưu phát triển vận tải hành khách công cộng nói chung và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.1.1. Nhóm giải pháp tác động đến cung
Do ngành vận tải hành khách công cộng là một ngành hoạt động vì lợi ích cộng đồng nên việc quản lý và tổ chức hoạt động vận tải hành khách công cộng thuộc về trách nhiệm quản lý và tổ chức hoạt động thuộc về trách nhiệm của các Cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND thành phố sở tại trên cơ sở các văn bản, quy phạm hướng dẫn. Cụ thể Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng được đề xuất trong đề tài này.
3.1.2. Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thông
Sự phát triển của hệ thống vận tải hành khách bao gồm nhiều loại hình (MRT, BRT, Buýt thường, …) được gắn liền với quy hoạch và sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ của Thành phố. Vì muốn phát triển hệ thống vận tải hành khách đa phương thức chúng ta cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đặc biệt hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ (BRT, buýt thường, taxi, xe đạp, … ). Để có thể xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị thì những nội dung cần thực hiện là:
3.1.2.1. Tăng quỹ đất dành cho phát triển giao thông đô thị
Hiện nay, quỹ đất của các thành phố trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và tại Thủ đô Hà Nội nói riêng dành cho phát triển giao thông là rất thấp so với tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị, hiện tại quỹ đất dành cho giao thông tại các
thành phố lớn trên cả Nước chiếm trên dưới 10%, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội chiếm trên dưới 8%, trong khi đó tỉ lệ đất trung bình dành cho phát triển giao thông đô thị ở các nước phát triển ở các Nước phát triển trên thế giới là 20% - 25%. Vì vậy giải pháp để tăng quỹ đất dành cho hoạt động giao thông nói chung và hoạt động giao thông vận tải hành khách công cộng nói riêng, cụ thể như sau:
a. Tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án xây dựng các công trình giao thông và phát triển đô thị
Hiện tại Thủ đô Hà Nội đã và đang triển khai rất nhiều các dự án xây dựng các khu đô thị mới và các dự án cải tạo và xây dựng các tuyến đường giao thông tron Thành phố. Nhưng khó khăn lớn nhất cho việc triển khai các dự án này là ở công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng trong các dự án được triển khai đều có chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn và có ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều Người dân, đặc biệt là các dự án xây dựng các công trình giao thông trong nội thành của thành phố Hà Nội (VD: Dự án đường Trần Phú kéo dài, dự án đường Xã Đàn, ….). Chính điều này đã gây sự trở ngại cho việc triển khai các dự án. Vì vậy ở đây chính quyền đô thị nói chung, và tại Thủ đô Hà Nội cần có những chính sách và biện pháp cụ thể, kiên quyết đẩy mạnh thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bởi thực tế các công trình giao thông và các dự án phát triển giao thông đô thị chủ yếu phục vụ lợi ích của cả cộng đồng dân cư, chúng là tài sản của toàn xã hội, những lợi ích của các dự án này đem lại thường lớn hơn rất nhiều so với chi phí ban đầu bỏ ra.
b. Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch sử dụng đất đai đô thị với quy hoạch phát triển giao thông vận tải
Cụ thể cần có một quy hoạch tổng thể việc sử dụng đất đai đô thị, trong đó xác định rõ diện tích đất dành cho giao thông đô thị là bao nhiêu, trong các đồ án quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới theo định hướng phát triển không gian thành phố cần phải lập kế hoạch sử dụng đất cụ thể, định rõ diện tích dành cho giao thông đô thị chiếm bao nhiêu trong tổng số diện tích dành cho phát
triển đô thị, có như vậy thì diện tích dành cho giao thông mới đáp ứng được các mục tiêu phát triển giao thông của thành phố Hà Nội trong tương lai.
3.1.2.2. Đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng các tuyến đường của Thành phố theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng 2030
- Hiện nay, hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ách tắc giao thông, thể hiện sự lạc hậu và yếu kém trong công tác quản lý hạ tầng đô thị. Vì vậy vấn đề quan tâm hàng đầu đối với phát triển giap thông bằng đường bộ của Hà Nội là cần phải có những con đường mới với cơ sở hạ tầng hiện đại đủ sức đáp ứng nhu cầu vận tải của Thủ đô Hà Nội trong tương lai.
- Bên cạnh việc tăng quỹ đất dành cho phát triển giao thông đô thị của Hà Nội thì việc đầu tư xây dựng các tuyến đường và nâng cấp, mở rộng các tuyến đường thuộc các khu phố nội thành Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển giao thông đường bộ của Thủ đô Hà Nội.
- Xuất phát từ quan điểm lợi ích và chi phí, ta thấy lợi ích do đầu tư xây dựng và cải tạo mạng lưới đường giao thông đem lại lợi ích rất lớn. Các tuyến đường được xây dựng mới và mở rộng sẽ góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay đồng thời tạo cơ sở để phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng và tạo nên cảnh quan, kiến trúc đô thị. Không những thể việc nâng cấp mở rộng các tuyến đường còn đem lại cho người dân và chính quyền đô thị những lợi ích kinh tế rất lớn nhờ khai thác lợi thế của đất đai dọc bên hai tuyến đường và nguồn thu từ các hoạt động giao thông vận tải đem lại.
- Việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường đặc biệt là các khu phố cổ sẽ gây xáo trộn lớn và đòi hỏi kinh phí giải phóng mặt bằng rất tốn kém, vì vậy có thể lựa chọn các giải pháp hợp lý: chẳng hạn như giữ nguyên hiện trạng lòng đường, vỉa hè nhưng đầu tư cải tạo nâng cấp mặt đường, tổ chức thành hệ thống đường một chiều.
- Ngoài ra để đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng đường phố trong đô thị cần có nguồn kinh phí đầu tư. Chính quyền đô thị, trong đó có Thủ đô Hà Nội
cần có các chính sách nhằm tạo nguồn vốn như khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động đầu tư giao thông vận tải thông qua các giải pháp về thuế, lãi xuất vay ngân hàng, miễn quyền phí nộp phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật hai bên đường..., đồng thời có giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn vốn viện trợ ODA, FDI vào đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.
3.1.2.3.Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhiều tầng, tạo ra ít giao cắt giữa các hướng và luồng phương tiện khách nhau
- Việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhiều tầng trên trong đô thị đã được các nước phát triển áp dụng và đã mang lại hiệu quả trong việc giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và tăng tốc độ của dòng phương tiện.
- Hiện nay tại Thủ đô Hà Nội đang triển khai nhiều dự án trong đó có tại nhiều nút giao được triển khai như nút giao Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển là nút giao 4 tầng (đường sắt đô thị, đường trên cao, đường bộ và đường hầm), nút giao Trần Duy Hưng – Khuất Duy Tiến (Nút giao 3 tầng: đường trên cao, đường bộ và đường hầm)…, sau khi hoàn thành các nút giao này thì các dòng phương tiện sẽ được tách ra do đó giảm được ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông đồng thời nâng cao được tốc độ phương tiện tham gia giao thông qua đó rút ngắn được thời gian tham gia giao thông.
3.1.2.4.Hoàn thiện tổ chức giao thông phân luồng một chiều trên các phố chính
- Do diện tích đất cho giao thông trên địa bàn các đô thị lớn đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn, các tuyến đường đô thị vừa nhỏ và hẹp, trong khi đó mật độ giao thông trên các tuyến đường chính của Hà Nội là rất đông, nhất là vào giờ cao điểm. Vì vậy cần phải tiến hành phân luồng giao thông một chiều để giảm lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông trên những tuyến đường này.
- Hiện nay, trên toàn bộ mạng lưới đường giao thông của Hà Nội, các tuyến đường được phân luồng tổ chức giao thông một chiều đang chiếm một tỉ lệ nhỏ, chỉ một vài tuyến phố chính tới trung tâm được phân luồng một chiều trên tất cả các trục chính của giao thông Hà Nội. Đây không chỉ là giải pháp tạm thời trong
tình hình quỹ đất dành cho giao thông còn hạn chế mà sẽ là giải pháp lâu dài để phát triển giao thông của các đô thị và của Thủ đô Hà Nội.