Nghĩa của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 27)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2. nghĩa của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị

nguyên nhân chính khiến dân số thành thị tăng nhanh chóng đó là do sự mở rộng của thị trường lao động đã tác động đến dân số di dân cư:

- Quá trình công nghiệp hóa, yêu cầu số lượng nhân công tăng lên dẫn đến sự di cư từ nông thôn ra thành thị.

- Tuổi thọ trung bình của dân số ngày một tăng lên, tỉ lệ trẻ em sinh ra lớn hơn tỉ lệ người già mất đi.

- Mức sống, số lượng phương tiện ngày một tăng lên nhu cầu đi lại hàng ngày càng cao.

1.2.2. Ý nghĩa của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị thị

Vận tải hành khách công cộng có ý nghĩa xã hội vô cùng lớn, nó là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân đặc biệt là dân cư đô thị, đó là nhu cầu đi lại là cơ sở để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm trật tự xã hội nói chung và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội. Quá trình đô thị hóa của các đô thị trên thế giới cho thấy giao thông công cộng từng bước thay thế giao thông cá nhân, đô thị ngày càng phát triển thì đòi hỏi về khả năng phục vụ của hệ thống giao thông công cộng càng cao. Khi đánh giá hiệu quả của hoạt động vận tải hành khách công cộng thì chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất là sản lượng vận tải hành khách và lượng vận chuyển hành khách*Km. Tuy nhiên các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất này chưa thể phản ánh hết được hết ý nghĩa của vận tải hành khách công cộng về mặt xã hội cũng như sự phù hợp của nó mang lại đối với đô thị. Khi tham gia giao thông, hành khách không chỉ quan tâm đến khối lượng các dịch vụ mà vận tải hành khách công cộng mang lại mà còn là sự nhanh chóng, chất lượng phục vụ như hành trình vận chuyển, chi phí thời gian, tính tiện nghi của phương tiện, thông tin phục vụ. Ngoài ra hiệu quả xã hội của vận tải hành khách công cộng trong đô thị đó là

giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông.

Đối với từng loại đô thị, ở mức độ khác nhau, hệ thống giao thông công cộng luôn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như sau:

- Giao thông công cộng góp phần bảo đảm an ninh trật tự.

- Tiết kiệm thời gian đi lại, giảm bớt chi phí cá nhân và xã hội trong việc đi lại, góp phần tăng năng suất lao động.

- Phục vụ sinh hoạt, các dịch vụ tham quan du lịch.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư, khai thác, bảo vệ môi trường sống cho đô thị.

- Giao thông công cộng góp phần tạo nên mạng lưới thống nhất, trực tiếp thông thương với các tuyến nối tỉnh, liên tỉnh, xuyên quốc gia và Quốc tế.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w