Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 60)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh

nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Năng lực bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội

Năng lực bộ máy quản lý nhà nước ảnh hưởng đến việc hình thành chính sách, tổ chức bộ máy thực hiện và các chương trình hành động thực hiện chính sách. Năng lực bộ máy quản lý nhà nước cao hay thấp do hai yếu tố là: năng lực của mỗi bộ phận và sự phối hợp theo chiều dọc giữa các bộ phận với nhau. Mỗi bộ phận có nguồn nhân lực tốt đồng thời có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình quản lý chính sách.

Nhìn chung, các cán bộ quản lý ở các bộ phận liên quan tới chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC đều là những người có đủ năng lực và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cá nhân trong mỗi bộ phận chưa đạt hiệu quả cao. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy còn chậm trễ về mặt thời gian ở từng giai đoạn ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình hình thành, tổ chức, thực hiện và kiểm tra, đánh giá chính sách. Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố đã được cụ thể hóa bằng các văn bản. Trong mỗi văn bản này đều quy định rõ các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách.

2.2.2.2. Sự phát triển nhu cầu khách hàng vận chuyển bằng phương tiện vận tải công công ở Hà Nội

Đời sống của người dân được cải thiện, nhu cầu đi lại của người dân tăng lên họ không chỉ có nhu cầu đi làm, đi giải quyết các công việc cần thiết mà phần lớn là đi chơi, đi mua sắm,… đòi hỏi của người dân về chất lượng và số lượng dịch vụ vận tải HKCC cũng theo đó mà tăng lên. Để đáp ứng các yêu cầu đó, vận tải HKCC cũng phải vận động, đổi mới theo kịp với nhu cầu của người dân.

Với sự đô thị hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, mật độ dân số ở các khu vực đô thị tăng lên nhanh chóng đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Mật độ dân số lớn thì hiển nhiên nhu cầu đi lại của người dân cao hơn và trong các đô thị nhu cầu đi lại bằng phương tiện vận tải HKCC cũng tăng cao. Ngược lại, khi mật độ dân số thấp, dân cư thưa thớt nhu cầu di chuyển sẽ thấp và nhu cầu di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng cũng thấp. Ở các khu đô thị, những nơi kinh tế phát triển dân cư tập trung đông đúc, mật độ dân số cao thường tập trung rất nhiều phương tiện giao thông đặc biệt là phải phát triển các phương tiện vận tải HKCC để tránh tình trạng ùn tắc giao thông.

Thu nhập của người dân và giá cả của dịch vụ là những yếu tố ảnh hưởng đến việc họ sẽ lựa chọn cho mình loại phương tiện vận tải nào. Với những người có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội họ sẽ lựa chọn loại phương tiện vận tải cá nhân là ô tô con, vì thế vận tải HKCC là phương tiện phục vụ cho những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp nên cần đưa ra mức giá phù hợp. Theo tính toán, chi phí chi trả cho việc di chuyển bằng các phương tiện công cộng chỉ bằng 3-5% thu nhập của người dân là hợp lý. Do đặc thù của kinh doanh vận tải HKCC là kinh doanh trên những tuyến đường ngắn, dừng, đỗ nhiều lần, mật độ khách không đều giữa các thời gian trong ngày nên cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước và chính quyền địa phương.

2.2.2.3. Sự phát triển hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội

Kinh tế đất nước phát triển kéo theo sự phát triển của mọi cơ sở vật chất phục vụ cho nó. Giao thông vận tải được coi là mạch máu của nền kinh tế, vì vậy

muốn kinh tế phát triển thì GTVT nói chung và vận tải HKCC nói riêng cũng phải phát triển đồng bộ.

Hệ thống GTVT ở Hà Nội từ năm 2005 đến nay đã có những thay đổi đáng kể. Hàng loạt các con đường mới được mở: đường Kim Liên kéo dài đến Ô Chợ Dừa, đường Lê Văn Lương, đường Ngụy Như Kon Tum,…các cầu vượt: cầu vượt trên đường Giải Phóng, cầu vượt trên đường Nguyễn Chí Thanh, cầu vượt trên đường Cầu Giấy, cầu vượt trên đường Nguyễn Văn Cừ,…đường hầm dành cho người đi bộ ở nút Ngã Tư Sở, trên đường Phạm Hùng,…và đường hầm dành cho xe cơ giới, đặc biệt là tuyến đường có làn đường dành riêng cho xe buýt hoạt động như đường Nguyễn Trãi với 6 làn xe. Năm 2007 đưa vào hoạt động trạm trung chuyển Cầu Giấy, năm 2008 đưa vào hoạt động trạm trung chuyển Long Biên, năm 2012 đưa vào hoạt động trạm trung chuyển Nhổn, 2013 đưa vào hoạt động trạm trung chuyển Hoàng Quốc Việt cũng trong năm này đưa vào hoạt động thêm 1,3 km đường dành riêng cho xe buýt tại trạm trung chuyển xe buýt Long Biên.

Hệ thống GTVT Hà Nội phát triển là một trong những cơ sở để phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố. Kết hợp với sự ưu đãi, khuyến khích của nhà nước trên các phương diện khác, bài toán ách tắc giao thông thủ đô sẽ dần dần được giải quyết.

2.2.2.4. Các yếu tố khác

Một đất nước có tình hình an ninh chính trị không ổn định, thường xuyên có đánh bom, khủng bố, cướp bóc không thể thu hút đầu tư nói chung và đầu tư vào vận tải HKCC cũng như không thu hút được khách hàng sử dụng các loại phương tiện vận tải công công. Việt Nam và thủ đô Hà Nội được thế giới đánh giá là một trong những nơi có tình hình an ninh chính trị ổn định nhất thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể phát triển kinh doanh loại hình dịch vụ này. Có thể phát triển vận tải HKCC thì nhà nước mới quan tâm và dành cho nó sự ưu đãi thông qua các chính sách của nhà nước.

Vận tải HKCC chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoa học công nghệ và chịu ảnh hưởng của tiến trình hội nhập. Khi khoa học công nghệ phát triển người ta phát

minh ra nhiều loại phương tiện mới có giá thành rẻ, tốc độ nhanh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho khách hàng mang lại sự phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng thì khách hàng càng muốn sử dụng và gắn bó với phương tiện vận tải HKCC hơn nữa. Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có xe buýt là loại phương tiện vận tải HKCC chủ yếu, trong tương lai không xa do ứng dụng của khoa học công nghệ phương tiện vận tải HKCC còn có tàu điện trên cao, tàu điện ngầm,… Việc ứng dụng khoa học công nghệ phát triển vận tải HKCC cũng đồng nghĩa với việc vận tải HKCC sẽ được nhà nước quan tâm phát triển để đạt được các mục tiêu xã hội của mình thông qua các chính sách hỗ trợ.

Ngoài các nhân tố kể trên còn có các nhân tố: tình hình tai nạn giao thông, các chính sách có liên quan của nhà nước,… ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hỗ trợ kinh doanh vận tải HKCC.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w