Tổng quan tình hình kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 49)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội

trên địa bàn Hà Nội

2.2.1.1. Quá trình phát triển vận tải hành khách công cộng

Quá trình hình thành và phát triển xe buýt công cộng ở Hà Nội cho đến nay có thể chia thành 4 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Xe buýt Hà Nội trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986).

- Giai đoạn 2: Giai đoạn khủng hoảng của xe buýt (Từ năm 1986 đến năm 1992).

- Giai đoạn 3: Giai đoạn phục hồi hoạt động xe buýt (Từ năm 1992 đến năm 2001).

- Giai đoạn 4: Giai đoạn củng cố, đổi mới và phát triển toàn diện hoạt động buýt (Từ sau Quyết định 45/QĐ-UB - năm 2001 đến nay).

SƠĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XE BUÝT HÀ NỘI

h

Xe buýt hoạt động theo cơ chế bao cấp của nhà nước. Năm 1980 xe buýt vận chuyển được 50 triệu hành khách.

Trợ giá và chưa có hạch toán kinh tế.

Hệ quả:

Doanh nghiệp ỷ lại vào nhà nước, quan liêu trì trệ và thiếu năng động GIAI ĐOẠN 2: KHỦNG HOẢNG CỦA XE BUÝT (1986-1992)

Nhà nước bỏ bao cấp, xe buýt tự kinh doanh, không được trợ giá. Xe buýt không thuận tiện, đơn tuyến không thành mạng, dịch vụ kém.

Năm 1992 xe buýt chỉ vận chuyển được 3 triệu hành khách

Hệ quả:

Khách bỏ xe buýt và Hà Nội bùng nổ xe máy

GIAI ĐOẠN 1: XE BUÝT BAO CẤP (trước năm 1986)

Từ năm 1992 thành phố trợ giá cho xe buýt nhưng chỉ có một số tuyến được trợ giá theo phương thức khoán doanh thu và trợ giá theo chuyến xe. Năm 2001 xe buýt chỉ vận chuyển được 12,1 triệu hành khách

Hệ quả

Doanh nghiệp chỉ phát triển các tuyến buýt chính có doanh thu cao hơn doanh thu khoán.

Không hình thành được mạng lưới tuyến liên thông và không phát hành vé liên thông nên chưa thực sự hấp dẫn đối với người dân GIAI ĐOẠN 3: PHỤC HỒI XE BUÝT (1992-2001) GIAI ĐOẠN 4: ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN HOẠT

Thời kỳ đầu: Mua thói quen của hành khách. Cần tạo ra dịch vụ đều đặn

Hình 2.1. Sơ đồ các Gđ phát triển loại hình VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội

2.2.1.2. Mô tả quá trình phát triển vận tải hành khách công cộng

a. Giai đoạn hình thành (trước năm 1986)

Xe buýt Hà Nội được hình thành vào những năm 1960 và phát triển mạnh vào năm 1980. Đây là giai đoạn xe buýt hoạt động theo cơ chế bao cấp hoàn toàn của Nhà nước. Năm 1980 xe buýt ở Hà Nội có 28 tuyến trong nội thành và 10 tuyến vé tháng chuyên trách với số lượng 500 xe buýt các loại đã vận chuyển được 50 triệu lượt hành khách đáp ứng 20 – 25% nhu cầu đi lại của người dân thành phố.

b. Giai đoạn khủng hoảng của xe buýt (từ năm 1986 đến năm 1992)

Từ năm 1986, sau khi nhà nước xóa bỏ bao cấp, doanh nghiệp xe buýt công cộng chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế đã đánh dấu sự khủng hoảng nghiêm trọng của xe buýt công cộng ở Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung mà điểm thấp nhất là năm 1992. Số tuyến xe buýt giảm xuống chỉ còn 13 tuyến do công ty xe buýt Hà Nội độc quyền khai thác.

Sản lượng vận chuyển buýt Hà Nội giảm từ gần 50 triệu lượt khách năm 1980 xuống dưới 3 triệu lượt khách năm 1992. Nguyên nhân chủ yếu là do: Nhà nước xóa bỏ bao cấp, doanh nghiệp kinh doanh tự hạch toán nên đã bỏ mục tiêu vận tải HKCC chuyển sang vận tải hành khách liên tỉnh và kinh doanh dịch vụ.

Thói quen đi lại bằng xe buýt gần như biến mất và thời kỳ này bắt đầu bùng nổ phương tiện cá nhân là xe máy.

c. Giai đoạn phục hồi hoạt động buýt công cộng (từ năm 1992 đến năm 2001)

Đây là giai đoạn Thành phố tiến hành tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách: tách riêng xe buýt nội thành và xe khách liên tỉnh. Từ năm 1992 áp dụng chính sách trợ giá cho xe buýt nội đô. Với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt, đến năm 1998 đã có 3 đơn vị hoạt động buýt trên địa bàn thành phố là: Công ty xe buýt Hà Nội, Xí nghiệp xe buýt 10/10, Công ty xe điện Hà Nội. Hoạt động xe buýt công cộng thời kỳ này tuy có sự tăng trưởng cả về số lượng tuyến, số lượng xe và sản lượng vận chuyển nhưng còn quá chậm so với yêu cầu bức xúc đặt ra từ thực trạng giao thông đô thị Hà Nội. Trước thực trạng trên, ngày 29 tháng 6 năm 2001 UBND Thành phố đã ra Quyết định số 45/2001/QĐ-UB V/v: Thành lập Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 công ty: Công ty xe buýt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách Nam Hà Nội, Công ty xe du lịch Hà Nội và Công ty xe điện Hà Nội với mục tiêu: củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải HKCC đáp ứng 20-25% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô vào năm 2005.

d. Giai đoạn củng cố và đổi mới toàn diện hoạt động buýt (từ năm 2001 đến nay)

Từ sau Quyết định số 45/2001/QĐ-UB với sự ra đời của Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới của ngành xe buýt Thủ đô. Giai đoạn khủng hoảng năm 1992 xe buýt vận chuyển dưới 3 triệu lượt khách và đến năm 2001 đạt 15,3 triệu lượt khách đáp ứng khoảng 3% nhu cầu đi lại của người dân. Năm 2002 đánh dấu bước ngoặt về dịch vụ xe buýt với sản lượng đạt trên 48,8 triệu lượt khách đáp ứng hơn 10% nhu cầu đi lại của nhân dân và tăng 213,5% so với sản lượng năm 2001. Mới đây nhất năm 2014 sản lượng đạt hơn 460 triệu lượt khách năm, trong đó có 89 tuyến xe và 1206

đầu xe. Kết quả này có được nhờ sự quan tâm đầu tư lớn của Chính quyền địa phương, các cấp, các ngành.

2.2.1.3. Tổ chức quản lý kinh doanh vận tải hành khách công cộng a. Hệ thống văn bản pháp quy

- Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành QĐ về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Quyết định 113/2009/QĐ-UBND về việc thực hiện các đấu thầu, đặt hàng các tuyến xã hội hóa.

- Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành định mức dự toán chuyên ngành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn giá chi phí định mức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 3066/2008/QĐ-GTCC ngày 12/12/1998 của giám đốc sở Giao thông Công chính (nay là sở GTVT) về việc ban hành QĐ tạm thời về giám sát.

- Quyết định số 229/QĐ-GTVT ngày 23/3/2011 của giám đốc sở GTVT về việc Ban hành quy định cụ thể về nội dung công tác nghiệm thu khối lượng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 06/2/2012 về việc phê duyệt đặt hàng vận tải công cộng bằng xe buýt năm 2012 giao Tổng công ty vận tải Hà Nội.

- Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.

- Quyết định 23/2012/QĐ-UBND ngày 5/9/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt phương án giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố Hà Nội

b. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống vận tải buýt ở thành phố Hà Nội

c. Trách nhiệm của các Cơ quan ban nghành

- Bộ Giao thông vận tải: Có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thưc hiện các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố. Quản lý nhà nước các nghiên cứu và ban hành theo phân công của Chính phủ các tiêu chuẩn, định mức trong kinh doanh vận tải HKCC.

- UBND thành phố Hà Nội: Là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, thực hiện chức năng quản lý đối với vận tải HKCC trên địa bàn thành phố, đảm bảo việc thi hành pháp luật của các đơn vị tham gia vận tải HKCC. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị này.

- Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Nghiên cứu, đề xuất với UBND thành phố về: các chính sách ưu đãi của nhà nước, các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho hoạt động vận tải HKCC bằng xe buýt; quyết định mở, dừng hoạt động điều chỉnh lộ trình đối với các tuyến xe buýt khi được sự đồng ý của UBND thành phố; quyết định giao kế hoạch cho các doanh nghiệp khai thác tuyến xe buýt.

Bộ Giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội

Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh

vận tải HKCC Trung tâm Quản lý và

điều hành giao thông đô thị

- Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị: Trực tiếp quản lý, vận hành và giám sát biểu đồ xe chạy trên tất cả các tuyến đối với các đơn vị tham gia vận tải buýt.

- Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt: bố trí đủ số lượng xe (kể cả xe dự phòng) theo đúng chủng loại, thực hiện đúng hành trình, biểu đồ được duyệt; thực hiện đúng hợp đồng khai thác tuyến xe buýt đã ký với cơ quan quản lý tuyến xe buýt.

d. Quản lý kinh doanh vận tải HKCC bao gồm các nội dung cụ thể sau

- Quản lý hành trình vận chuyển: là quản lý đường đi của xe buýt từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình.

- Quản lý phương tiện vận tải HKCC bằng xe buýt về sức chứa, về kết cấu, về hệ thống cửa bậc và về tốc độ chạy xe.

- Quản lý các chỉ tiêu trong vận tải HKCC bằng xe buýt: chiều dài hành trình, số lượng các điểm đỗ, khoảng cách bình quân giữa các điểm đỗ, chỉ tiêu về tốc độ, chỉ tiêu về thời gian,…

- Quản lý tổ chức lao động cho lái, phụ xe: lao động của lái xe là lao động phức tạp, nguy hiểm có liên quan tới an toàn và tính mạng của hành khách. Vì vậy, tổ chức lao động cho lái xe phải đảm bảo chế độ lao động do nhà nước quy định về thời gian làm việc một tháng, độ dài ngày, ca làm việc, chế độ nghỉ ngơi.

- Quản lý thời gian biểu và biểu đồ chạy xe: có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương tiện, lái xe, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác của những xe buýt hoạt động theo hành trình và thông tin cho hành khách biết.

- Tổ chức chạy xe vào giờ cao điểm: tăng mật độ mạng lưới hành trình, rút ngắn các hành trình, tăng số xe hoạt động, rút ngắn khoảng cách chạy giữa các xe, sử dụng xe có trọng tải lớn,…

2.2.1.4. Đặc điểm nguồn lực kinh doanh vận tải hành khách công cộng a. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vận tải HKCC

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vận tải HKCC bao gồm: phương tiện vận tải, điểm đỗ, điểm trung chuyển, làn đường dành riêng cho xe buýt,…

* Phương tiện vận tải

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 đơn vị tham gia khai thác VTHKCC: Tổng CT Vận tải Hà Nội với 52 tuyến buýt đặt hàng, 4 tuyến xã hội hóa , 722 đầu xe; Công ty CP xe khách Hà Nội 2 tuyến đầu tư 70 đầu xe, Công ty TNHH Bắc Hà trúng thầu 5 tuyến xã hội hóa đầu tư 70 đầu xe; Công Ty TNHH du lịch, dịch vụ, xây dựng Bảo Yến 6 tuyến xã hội hóa với 52 đầu xe và Công ty cổ phần thương mại vận tải & du lịch Đông Anh 1 tuyến xã hội hóa với 45 đầu xe, Công ty liên danh vận chuyển Quốc tế Hải Vân 02 tuyến đặt hàng với 80 đầu xe.

Tính đến năm 2014, ở Hà Nội có 89 tuyến buýt hoạt động, trong đó 49 tuyến là buýt đặt hàng của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và 16 tuyến của các đơn vị xã hội hóa đấu thầu, với tổng số 1206 xe. Dạng tuyến buýt hiện nay khá đa dạng: tuyến xuyên tâm, tuyến hướng tâm, tuyến dây cung, tuyến vòng tròn và những tuyến nối từ các điểm tập trung dân cư đến các tuyến xe buýt chính. Mặc dù vậy, mạng lưới tuyến xe buýt vẫn còn thiếu các tuyến vận chuyển nội bộ trong từng khu vực dân cư lớn có nhu cầu đi lại thường xuyên. Hành trình hiện nay chỉ áp dụng một loại hình chạy suốt, việc áp dụng hình thức chạy xe như vậy tuy có thuận lợi cho công tác tổ chức và điều độ xe nhưng chất lượng phục vụ và hiệu quả chưa cao do đặc điểm luồng hành khách có sự biến động lớn theo giờ trong ngày và theo chặng trên tuyến thì việc áp dụng chạy xe nhanh và rút ngắn sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và chất lượng phục vụ hành khách.

Trong năm 2015 Tổng công ty vận tải Hà Nội sẽ tiếp tục kế hoạch thay phương tiện mới đê nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt cụ thể như sau: Hết tháng 6/2015, 64 xe buýt mới đã được Tổng công ty Vận tải Hà Nội đưa vào hoạt động thay thế cho những xe cũ nát để bảo đảm an toàn và phục vụ hành khách tốt hơn. Cụ thể, buýt Hà Nội đã thay thế xe Thaco hyundai B60 chỗ cho các tuyến 11: CV Thống Nhất - ĐH Nông Nghiệp I, tuyến 12: CV Nghĩa Đô - Đại Áng, tuyến 24: BX Lương Yên - Cầu Giấy, tuyến 29: BX Giáp Bát - Tân Lập … nhằm nâng cao chất lượng phương tiện.

STT Doanh nghiệp Số tuyến kinh doanh Số lượng Loại hình kinh doanh 1 Tổng công ty vận tải Hà Nội 52 722 Đặt hàng 4 50 Xã hội hóa

2 Công ty TNHH Bắc Hà 5 70 Xã hội hóa

3 Công Ty TNHH du lịch,

dịch vụ, xây dựng Bảo Yến 6 52 Xã hội hóa

4 Công ty CPTM vận tải &

du lịch Đông Anh 1 45 Xã hội hóa

5 Công ty liên danh vận

chuyển Quốc tế Hải Vân 2 80 Đặt hàng

6 Công ty Cổ phần xe khách

Hà Nội 2 70 Đặt hàng

Tổng cộng 72 1.089

Bảng 2.1: Cơ cấu đoàn phương tiện phục vụ vận tải buýt ở Hà Nội năm 2014

* Hạ tầng xe buýt

Đến hết năm 2014 toàn mạng lưới tuyến xe buýt có 2219 điểm dừng đỗ, khu vực nội thành có khoảng 900 điểm dừng xe buýt, số còn lại nằm ở khu vực ngoại thành. Tất cả các điểm dừng, đỗ đều có biển báo. Qua bảng “tổng hợp cột báo, biển báo phục vụ xe buýt” (Phụ lục 4), chúng ta thấy số biển báo đã được đặt ở 100% các điểm dừng tuy nhiên chất lượng của các biển báo và cột báo này còn một số chưa đạt tiêu chuẩn, chẳng hạn như: các biển báo nhôm một số thì bị mất nẹp hoặc cột biển báo cũ gỉ do thời tiết, các vạch sơn bị mờ và mất dần và

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w