7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.5.1. Tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về thực trạng chính sách quản lý Nhà nước về hỗ trợ phát
quản lý Nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội
Những đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014: toàn thành phố hiện có 89 tuyến buýt với tổng cộng 939 xe đang hoạt động. Trong năm 2014, số lượng vận chuyển hành khách bằng xe buýt của toàn mạng ước thực hiện hơn 461 triệu lượt hành khách, vượt 23% kế hoạch năm. Doanh thu toàn mạng năm 2014 đạt trên 812.536 tỷ đồng. Nhìn chung trong năm, hệ thống xe buýt Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển người dân, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Đánh giá về ý nghĩa của việc xã hội hoá vận tải HKCC bằng xe buýt: Xã hội hoá hoạt động vận tải HKCC trước hết là đảm bảo ổn định hoạt động vận tải HKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố, hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới vận tải khách công cộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong nội đô với chất lượng phục vụ ngày một cao. Đồng thời việc xã hội hoá còn nhằm huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia phát triển xe buýt công cộng, giảm gánh nặng đầu tư bằng NSNN. Với mục tiêu đề ra là trong thời gian tới xe buýt đáp ứng từ 20-25% nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo thế cạnh tranh lành mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành vận chuyển, tiết kiệm trợ giá trong dịch vụ vận tải HKCC thì xã hội hoá hoạt động vận tải HKCC bằng xe buýt là việc không thể không làm.
Đánh giá về tình hình thực hiện chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn Hà Nội: các cơ quan chức năng đã xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện thực tế, quy trình thực hiện chính sách tương đối tốt song còn chậm trễ về mặt thời gian triển khai thực hiện cũng
như hiệu quả của chính sách. Thực tế Việt Nam hiện nay, độ trễ về mặt thời gian xảy ra phổ biến với hầu hết các chính sách. Phương pháp thực hiện chính sách: kết hợp giữa phương pháp kinh tế và phương pháp hành chính một cách có hiệu quả.
Đánh giá về chất lượng dịch vụ xe buýt: Tổng công ty Vận tải Hà Nội cũng như các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải HKCC đã có quyết tâm phải giữ vững chất lượng dịch vụ buýt. Hiện đang có “Chương trình tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt” tập trung vào nâng cao chất lượng đoàn phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng phục vụ cho lái xe, nhân viên bán vé, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ xe buýt và xử lý nghiêm vi phạm, hợp lý hóa mạng lưới tuyến, nâng cao tính liên thông của mạng lưới, giảm sự trùng lắp tuyến hiện có.
Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát: lực lượng kiểm tra giám sát tăng cường phối hợp với các xí nghiệp có chương trình triển khai chi tiết tập trung các nhóm lỗi vi phạm đang gia tăng. Các doanh nghiệp cũng đã có cơ chế thưởng - phạt về hoàn thành kế hoạch chất lượng dịch vụ của đơn vị gắn với việc thanh quyết toán ngân sách. Đồng thời tăng cường phối hợp với liên ngành Công an, Thanh tra giao thông; nhằm tạo điều kiện hạ tầng cho xe buýt hoạt động tốt (lấn chiếm lòng đường, điểm dừng đỗ, điểm đầu cuối) và xử lý những trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ đặc biệt là đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách đi xe buýt với lưu lượng khách đông như hiện nay.