Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng tại thành

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 69)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5.2.Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng tại thành

hành khách công cộng tại thành phố Hà Nội

2.5.2.1. Chính sách hỗ trợ tài chính đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Theo thông tư 87 của Bộ Tài chính đã ban hành, các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện việc kinh doanh xe buýt chở khách từ 25 chỗ ngồi trở lên sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về tài chính. Khi tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất, doanh nghiệp được vay vốn đầu tư từ Quĩ hỗ trợ phát triển không phải thế chấp tài sản, thời hạn không quá 12

năm với lãi suất 3%/năm (hai năm đầu không phải trả lãi). Trong trường hợp Quĩ hỗ trợ phát triển chưa đáp ứng được khoản vay này, doanh nghiệp được phép vay các ngân hàng thương mại và được cấp bù chênh lệch lãi suất. Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngân sách sẽ hỗ trợ một phần vốn cho các hoạt động như thuê chuyên gia, mua

thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ...

Thông tư 39/2003 Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị. Các doanh nghiệp xe buýt còn được hưởng các chính sách ưu đãi về nộp tiền thuê đất, phí cầu đường bộ, lệ phí đường bộ; không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Vận dụng chính sách ưu đãi về nộp tiền thuê đất, vay vốn ưu đãi và xuất phát từ nhu cầu bản thân doanh nghiệp, Tổng công ty vận tải Hà Nội tiến hành triển khai hoàn thiện hệ thống các Depot, trạm bảo dưỡng sửa chữa bằng vốn của mình bao gồm: Depot Nam Thăng Long với kinh phí trên 20 tỷ đồng đã đưa vào hoạt động, Depot Lạc Trung, Liên Ninh đang xây dựng. Depot Cầu Bươu với diện tích 6,5ha, vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Trong năm 2007, Xí nghiệp trung đại tu Xuân Thủy với công suất 200 xe /năm cũng đã đi vào hoạt động, đảm nhận công tác sửa chữa lớn.

Được ưu đãi về vay vốn với lãi suất thấp, trong năm 2007, tổng công ty Vận tải Hà Nội đã đầu tư 150 tỷ đồng, mua 143 xe thay thế toàn bộ xe Combi, Cosmos, Renault. Năm 2008, Tổng công ty vận tải Hà Nội tiếp tục đầu tư kinh phí để thay thế một loạt các xe buýt cũ còn lại đang lưu hành. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt Hà Nội. Theo đó, khoảng 100 xe cũ chủ yếu là các loại xe Combi và xe Cosmos đã có tuổi thọ trên 15 năm đã được thay thế thông qua nguồn vốn của Tổng công ty. Năm 2008, Transerco có một dàn gần 800 xe buýt đảm bảo chất lượng, trong đó chỉ có 38 xe Huyndai già nhất có tuổi đời 10 năm. Ngoài ra, Công ty TNHH Bắc Hà với 5 tuyến buýt xã hội hóa (41, 42, 43, 44, 45) cũng đã đầu tư thay thế 14 xe mới thay cho Huyndai 60 chỗ.

2.5.2.2. Chính sách hỗ trợ công nghệ đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Các doanh nghiệp tham gia vận tải HKCC bằng xe buýt được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các nghị định hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư (theo hướng dẫn tại Thông tư số 51/2001/TT-BCT ngày 28/6/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 39/2003/TT/BTC ngày 29/4/2003 của Bộ Tài chính...); được tham gia nghiên cứu, chuyển giao các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, thành phố có liên quan đến vận tải HKCC bằng xe buýt. Được hỗ trợ và chuyển giao công nghệ vận tải HKCC bằng xe buýt tiên tiến theo các chương trình tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Ưu tiên đầu tư để đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ quản lý điều hành tiên tiến ở tất cả các đơn vị để tinh giản bộ máy và kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ như công nghệ GPS, thẻ từ, các phần mềm quản lý nhân sự, tài chính, kỹ thuật, vật tư, đầu năm 2009, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội thí điểm lắp thử thiết bị kiểm soát vận hành xe và kiểm soát vé trên 2 xe buýt thuộc tuyến 51, dựa trên công nghệ GPS của Công ty cổ phần Phần mềm tự động hóa điều khiển (CADPRO JSC). Các cơ quan chuyên môn đánh giá, kết quả sau 2 tháng lắp đặt cho thấy thiết bị vận hành được, tuy vẫn chưa phát huy tối đa công suất. Với đề xuất của Công ty VTC truyền thông trực tuyến, nhằm tạo tiện lợi cho hành khách dùng thẻ smartcard trong thanh toán và các công ty vận tải trong quản lý doanh thu, đơn vị sẽ lắp đặt hệ thống thu vé tự động đồng bộ trên mạng lưới xe buýt và các địa điểm bán vé công cộng. Quy mô đầu tư gồm: hệ thống back-end; hệ thống front-end, đầu đọc thẻ cùng các trang thiết bị trên xe buýt; hệ thống thu thập dữ liệu giao dịch tại các điểm đỗ xe buýt; hệ thống quản lý xe buýt BMS; chi phí tích hợp với các hệ thống hiện có; chi phí phát hành thẻ và chi phí vận hành hệ thống.

Trước mắt, đại diện các cơ quan chuyên môn Hà Nội cho rằng Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị cần phối hợp Tổng Công ty Vận tải Hà

Nội chọn 1 hoặc 2 tuyến xã hội hóa để lắp đặt thí điểm. Công nghệ được giới thiệu là sử dụng thẻ Mifale của NXP-Philips, tuân theo tiêu chuẩn ISO 14443A; hệ thống quản lý xe buýt hiện đại của Hàn Quốc. Sau khi triển khai thí điểm, Sở GTVT sẽ đánh giá lại hiệu quả đầu tư và báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định mở rộng áp dụng hệ thống thu vé tự động trên toàn mạng lưới VTHKCC tại Thủ đô.

2.5.2.3. Chính sách hỗ trợ hạ tầng đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải HKCC còn được sử dụng miễn phí hệ thống hạ tầng cơ sở của các tuyến xe buýt bao gồm: điểm dừng đón trả khách, nhà chờ, đường dành riêng cho xe buýt, điểm đỗ xe đầu và cuối tuyến xe buýt; được xem xét cho thuê đất sử dụng vào mục đích làm văn phòng, nhà xưởng, bãi đỗ xe và được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

Trong tháng 5 năm 2007, Sở GTCC Hà Nội đã khởi công xây dựng trạm trung chuyển xe buýt tại khu vực gầm cầu Long Biên với tổng vốn đầu tư 400.000 euro - tài trợ của ủy ban châu Âu, vùng Idele France (Cộng hòa Pháp) và thành phố Hanover (CHLB Đức). Sau khi hoàn thành, trạm trung chuyển này có thể tiếp nhận 3.000 xe buýt /ngày và hàng nghìn lượt khách. Đây là điểm trung chuyển xe buýt thứ 2 được xây dựng bằng tiền tài trợ nước ngoài sau trạm trung chuyển xe buýt tại Cầu Giấy. Sau khi điểm trung chuyển này đi vào hoạt động, tình hình trật tự an toàn giao thông tại khu vực gầm cầu Long Biên được cải thiện đáng kể.

Trong năm 2010 như: Dự án xây dựng khu phục vụ xe buýt Cầu Bươu; Dự án xây dựng điểm đỗ xe buýt Liên Ninh, Dự án bãi đỗ xe tại Vĩnh Quỳnh; ... Từ nay đến cuối năm tiếp tục giữ vững ổn định về mọi mặt, tập trung cao độ và huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của cả năm 2009. Trong đó, tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng Depot xe buýt theo qui hoạch, đầu tư trang thiết bị và hạ tầng để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Chính sách sử dụng miễn phí hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải công cộng bằng xe buýt đã thu hút được công ty TNHH Bắc Hà, công ty CPTM vận tải và du lịch Đông Anh, công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ, XD Bảo Yến tham gia kinh doanh. Các doanh nghiệp này chỉ phải tập trung đầu tư vào phương tiện vận tải, nguồn nhân lực mà không phải quan tâm tới vấn đề cơ sở hạ tầng. Đây là một trong những thuận lợi rất lớn khuyến khích các đơn vị tham gia kinh doanh.

2.5.2.4. Chính sách hỗ trợ về nhân lực đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Hàng năm, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam định kỳ tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình được duyệt và cấp Giấy chứng nhận theo quy định cho lái xe và nhân viên bán vé trên xe buýt.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt những năm gần đây , Trung tâm QL&ĐH GTĐT, Tổng công ty vận tải Hà Nội đã chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ lái xe và nhân viên bán vé. Đã tổ chức 110 khóa đào tạo cho 7.689 lái xe và nhân viên bán vé, 12 khóa đào tạo cho 527 thợ sửa xe, 11 khóa đào tạo cho 662 chuyên viên khối văn phòng.

Để nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho đội ngũ lái xe buýt, đầu năm 2009, Transerco tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch liên ngành số 1347 phối hợp với Công an thành phố, Sở GTVT, để tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ lái xe, nhân viên kiểm tra giám sát… Theo đó hàng năm Trung tâm QL &ĐH GTĐT, Tổng công ty sẽ mở các lớp phổ biến, cập nhật các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ thường xuyên, các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Từ đó nâng cao ý thức lái xe buýt an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải HKCC. Dự kiến, số lượng học viên tham gia tập huấn gồm: công nhân lái xe 5.173 người/30 lớp, nhân viên kiểm tra, giám sát, điều hành, an toàn 304 học viên/07 lớp. Đợt tập huấn được triển khai trong quý 3 hàng năm.

Các lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải HKCC cũng thường được cử tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ. Một

số cán bộ được cử đi tham quan, học tập kinh nghiệm vận tải công cộng ở nước ngoài để về vận dụng vào thực tiễn Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

2.5.2.5. Chính sách hỗ trợ kích thích nhu cầu đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Để xác định mức giá phù hợp với nhu cầu của các đối tượng sử dụng dịch vụ vận tải công cộng, từ năm 1992, UBND Thành phố Hà Nội có chính sách trợ giá trực tiếp cho xe buýt công cộng. Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội nếu có doanh thu bán vé xe buýt không đủ bù dắp chi phí hoạt động thì được UBND thành phố trợ giá từ ngân sách thành phố. Mức trợ giá hàng năm đảm bảo bù đắp các khoản chi phí hợp lý theo chế độ nhà nước hiện hành. Ngân sách thành phố đảm bảo cấp đủ 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương thực tế cho người lao động trong doanh nghiệp tham gia vận tải HKCC bằng xe buýt.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xe buýt Hà Nội và mức trợ giá cụ thể giai đoạn 2010 – 2014 được thể hiện trong bảng 2.6:

Nguồn: Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị (TRAMOC)

Năm Chỉ tiêu Khách vận chuyển (lượt) Doanh thu (triệu đồng) Tổng chi phí (triệu đồng) Tống trợ giá (triệu đồng) 2010 421.843.000 395.936 285130 85163 2011 439.474.554 409.368 397251 136000 2012 453.719.550 515.256 591769 198000 2013 458.847.255 727.316 695836 245000 2014 461.255.312 812.536 1036532 572000

Bảng 2.6: Mức trợ giá cho xe buýt công cộng Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014

Hiện nay, ở Hà Nội mức trợ giá được xác định theo số chuyến xe trên từng tuyến. Mức trợ giá một lượt xe bằng chênh lệch giữa chi phí và doanh thu theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giá về quy định của một lượt xe. Số chuyến được xác định theo biểu đồ chạy xe quy định. Sở GTVT giao nhiệm vụ hàng năm và hàng quý cho các đơn vị kinh doanh với các chỉ tiêu cơ bản: khối lượng vận chuyển, luồng tuyến, số chuyến lượt trên từng tuyến, giá vé và phần trợ giá.

Những năm gần đây giá vé xe buýt tại Hà Nội có thay đổi, trong khi nhiều chi phí đầu vào chủ yếu của xe buýt tăng vùn vụt, giá nhiên liệu từ 2005 đến nay đã tăng từ 4.850 đồng/lít lên 10.500 đồng/lít (tăng 216%); lương tối thiểu của cán bộ, công nhân viên cũng đã tăng từ 290.000 đồng/người/tháng lên thành 800.000 đồng (tăng 2,758 lần)... song giá vé vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội cũng chỉ tăng nhẹ và đặc biệt, giá vé tháng xe buýt Hà Nội hiện chỉ bằng 50% TP.HCM. Do đó, tỉ lệ thuận với sự phát triển của xe buýt tại Hà Nội, hàng năm chi phí từ ngân sách cho dịch vụ này cũng tăng theo. Hiện, mức giá vé xe buýt theo qui định không đủ bù đắp chi phí - cụ thể: thu bình quân vé lượt là hơn thu bình quân vé lượt là hơn 7.000 đồng/hành khách; mức giá vé bình quân tháng là 400 đồng/hành khách. Trong khi đó, hoạt động này phải chi bình quân cho 1 hành khách năm 2014 là 1.349 đồng, năm 2006 là 1.590 đồng, năm 2007 là 1.659 đồng và năm 2014 là 1.695 đồng dẫn tới phải bù lỗ bình quân hơn 1.000 đồng/hành khách. Do đó, tỉ lệ thuận với sự phát triển của xe buýt tại Hà Nội, hàng năm chi phí từ ngân sách cho dịch vụ này cũng tăng theo: 2010 trợ giá hơn 136 tỉ đồng; 2011 trợ giá 198 tỉ đồng; 2012 trợ giá 245 tỉ đồng và 2013 trợ giá 572 tỷ đồng, tăng 122 tỷ so với kế hoạch do giá xăng dầu và các chi phí đầu vào tăng.

Trước thực trạng này, cần có lộ trình điều chỉnh tăng giá để từng bước giảm chi trợ giá từ ngân sách cho hoạt động xe buýt tại Thủ đô, song vẫn đảm bảo mục tiêu của dịch vụ công ích.

2.5.2.6. Chính sách hỗ trợ về mặt quản lý đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải HKCC hay còn gọi là xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia vận tải HKCC là một trong những cách thức để hỗ trợ về mặt quản lý. Từ năm 2004 triển khai công

tác xã hội hóa cho đến nay, 16 tuyến buýt đi vào hoạt động thông qua hình thức đấu thầu, tiết kiệm hàng tỷ đồng kinh phí cho NSNN. Khi triển khai công tác xã hội hóa xe buýt, các đơn vị liên quan đã xác định rõ những mục tiêu cụ thể của xã hội hóa đó là phát triển nhanh, mạnh hệ thống vận tải HKCC bằng xe buýt, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Đồng thời huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư, phát triển xe buýt công cộng, giảm đầu tư mua xe buýt từ NSNN, giảm dần trợ giá.

Năm 2004, 6 tuyến xe buýt đầu tiên được đưa ra đấu thầu là tuyến 46 (BX Mỹ Đình - Cổ Loa), tuyến 41 (Nghi Tàm - BX Giáp Bát), tuyến 42 (Kim Ngưu - Đức Giang), tuyến 43 (Ga Hà Nội - Thị trấn Đông Anh, tuyến 44 (Trần Khánh Dư - BX Mỹ Đình), tuyến 45 (Trần Khánh Dư - Đông Ngạc). Mặc dù việc đấu thầu đã xong nhưng việc triển khai những tuyến này lại cực kỳ chậm chạp. Tuyến đi vào hoạt động sớm nhất - ngày 12/3/2005 là tuyến 46 bến xe Mỹ Đình - Cổ Loa do Công ty cổ phần thương mại vận tải & du lịch Đông Anh trúng thầu khai thác. Các tuyến khác đều lần lữa đến cuối năm 2005 (tuyến 41 - ngày 28/11/2005), thậm chí cuối năm 2006 như tuyến 44 - ngày 24/10/2006 mới đi

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 69)