Kết quả thực hiện chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 46)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1. Kết quả thực hiện chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng

2.1.1. Đánh giá chính sách phát triển thông qua các phương pháp khảo sát ý kiến của người dân về vận tải hành khách công cộng tại Thủ đô Hà Nội

Đánh giá chính sách phát triển thông qua các phương pháp khảo sát ý kiến của người dân về vận tải hành khách công cộng tại Thủ đô Hà Nội thông qua phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

2.1.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng phương pháp điều tra và phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra xã hội học:

Xác định đối tượng điều tra: Với mục đích phân tích thực trạng chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, đối tượng điều tra gồm có: nhân viên các doanh nghiệp kinh

doanh vận tải HKCC bằng xe buýt, chuyên viên của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt.

Mẫu phiếu điều tra: Đề tài sử dụng 2 loại phiếu điều tra là: phiếu điều tra dành cho nhân viên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt (phụ lục 1) với nội dung: khó khăn trong kinh doanh vận tải HKCC, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, đánh giá các chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt. Phiếu điều tra dành cho chuyên viên của các cơ quan quản lý nhà nước về sự hợp lý của chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt (phụ lục 2).

Lập thang điểm để đánh giá một số nội dung trong cả 2 loại phiếu điều tra: thang điểm sử dụng trong phiếu điều tra gồm 5 mức từ 1 điểm cho đến 5 điểm để đánh giá các tiêu chí trong phiếu điều tra. 1 điểm tương ứng với câu trả lời chọn Yếu, 2 điểm tương ứng với câu trả lời chọn Trung bình, 3 điểm tương ứng với câu trả lời chọn Khá, 4 điểm tương ứng với câu trả lời chọn Tốt, 5 điểm tương ứng với câu trả lời chọn Rất tốt.

Tiến hành điều tra: Đối với phiếu điều tra dành cho nhân viên các doanh nghiệp kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt số lượng phiếu phát ra là 100 phiếu và thu về là 94 phiếu. Đối với phiếu điều tra dành cho chuyên viên của các cơ quan quản lý nhà nước về sự hợp lý của chính sách quản lý nhà nước, số lượng phiếu phát ra là 30 phiếu và thu về là 30 phiếu. Phiếu điều tra được phát trực tiếp đến các cá nhân được điều tra. Thời gian phát ra và thu về của phiếu điều tra là 1 tháng.

Xử lý và phân tích dữ liệu: Lập bảng để đánh giá và so sánh kết quả sau khi phát ra và thu về các phiếu điều tra.

- Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Xác định đối tượng phỏng vấn: Với mục đích đánh giá hiệu quả chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, đối tượng điều tra gồm có: các lãnh đạo Bộ GTVT, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, lãnh đạo của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô

thị, lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt. Số lượng người được phỏng vấn là 8.

Thiết kế mẫu phiếu phỏng vấn: phiếu phỏng vấn bao gồm các câu hỏi mở cho các đối tượng có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Các câu hỏi xoay quanh nội dung đánh giá hiệu quả của chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Địa điểm phỏng vấn: tại nơi làm việc của các chuyên gia. Phương pháp phỏng vấn là hỏi trực tiếp và ghi chép lại các ý kiến.

Xử lý và phân tích dữ liệu: ý kiến của các chuyên gia được ghi chép lại và sắp xếp theo từng nội dung nhằm thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá.

2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp được thu thập từ: các tài liệu, báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải HKCC qua các năm và các thông tin có liên quan. Tài liệu, báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải HKCC qua các năm được thu thập từ Tổng công ty vận tải Hà Nội, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị, Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Các vấn đề liên quan được thu thập từ các nguồn: các trang báo điện tử Giao thông vận tải, báo Gia đình, báo Dân trí, báo Thanh niên, Báo mới, tạp chí Tài chính, tạp chí Giao thông vận tải, niên giám thống kê,…từ năm 2004 cho đến nay.

2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.1.2.1. Dữ liệu sơ cấp

Lập bảng tổng hợp dựa trên kết quả 2 loại phiếu điều tra để đánh giá về tính hình thực hiện và hiệu quả của chính sách quản lý nhà nước hỗ trợ phát triển kinh doanh đối với vận tải HKCC bằng xe buýt trên địa bàn thủ đô về phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua phỏng vấn trực tiếp những người xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ kinh doanh vận tải HKCC, tổng hợp các ý kiến đánh giá về một số vấn đề nghiên cứu.

Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp để phân tích dữ liệu. Bao gồm: phương pháp lôgíc, phương pháp dựa vào kinh nghiệm, phương pháp tổng hợp, phương pháp suy luận, phương pháp dự báo để đánh giá về tình hình thực hiện và hiệu quả của chính sách quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh doanh đối với vận tải HKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

2.2. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp, công cụ chính sách phát triển

2.2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội trên địa bàn Hà Nội

2.2.1.1. Quá trình phát triển vận tải hành khách công cộng

Quá trình hình thành và phát triển xe buýt công cộng ở Hà Nội cho đến nay có thể chia thành 4 giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Xe buýt Hà Nội trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986).

- Giai đoạn 2: Giai đoạn khủng hoảng của xe buýt (Từ năm 1986 đến năm 1992).

- Giai đoạn 3: Giai đoạn phục hồi hoạt động xe buýt (Từ năm 1992 đến năm 2001).

- Giai đoạn 4: Giai đoạn củng cố, đổi mới và phát triển toàn diện hoạt động buýt (Từ sau Quyết định 45/QĐ-UB - năm 2001 đến nay).

SƠĐỒ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XE BUÝT HÀ NỘI

h

Xe buýt hoạt động theo cơ chế bao cấp của nhà nước. Năm 1980 xe buýt vận chuyển được 50 triệu hành khách.

Trợ giá và chưa có hạch toán kinh tế.

Hệ quả:

Doanh nghiệp ỷ lại vào nhà nước, quan liêu trì trệ và thiếu năng động GIAI ĐOẠN 2: KHỦNG HOẢNG CỦA XE BUÝT (1986-1992)

Nhà nước bỏ bao cấp, xe buýt tự kinh doanh, không được trợ giá. Xe buýt không thuận tiện, đơn tuyến không thành mạng, dịch vụ kém.

Năm 1992 xe buýt chỉ vận chuyển được 3 triệu hành khách

Hệ quả:

Khách bỏ xe buýt và Hà Nội bùng nổ xe máy

GIAI ĐOẠN 1: XE BUÝT BAO CẤP (trước năm 1986)

Từ năm 1992 thành phố trợ giá cho xe buýt nhưng chỉ có một số tuyến được trợ giá theo phương thức khoán doanh thu và trợ giá theo chuyến xe. Năm 2001 xe buýt chỉ vận chuyển được 12,1 triệu hành khách

Hệ quả

Doanh nghiệp chỉ phát triển các tuyến buýt chính có doanh thu cao hơn doanh thu khoán.

Không hình thành được mạng lưới tuyến liên thông và không phát hành vé liên thông nên chưa thực sự hấp dẫn đối với người dân GIAI ĐOẠN 3: PHỤC HỒI XE BUÝT (1992-2001) GIAI ĐOẠN 4: ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN HOẠT

Thời kỳ đầu: Mua thói quen của hành khách. Cần tạo ra dịch vụ đều đặn

Hình 2.1. Sơ đồ các Gđ phát triển loại hình VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội

2.2.1.2. Mô tả quá trình phát triển vận tải hành khách công cộng

a. Giai đoạn hình thành (trước năm 1986)

Xe buýt Hà Nội được hình thành vào những năm 1960 và phát triển mạnh vào năm 1980. Đây là giai đoạn xe buýt hoạt động theo cơ chế bao cấp hoàn toàn của Nhà nước. Năm 1980 xe buýt ở Hà Nội có 28 tuyến trong nội thành và 10 tuyến vé tháng chuyên trách với số lượng 500 xe buýt các loại đã vận chuyển được 50 triệu lượt hành khách đáp ứng 20 – 25% nhu cầu đi lại của người dân thành phố.

b. Giai đoạn khủng hoảng của xe buýt (từ năm 1986 đến năm 1992)

Từ năm 1986, sau khi nhà nước xóa bỏ bao cấp, doanh nghiệp xe buýt công cộng chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế đã đánh dấu sự khủng hoảng nghiêm trọng của xe buýt công cộng ở Hà Nội nói riêng và các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung mà điểm thấp nhất là năm 1992. Số tuyến xe buýt giảm xuống chỉ còn 13 tuyến do công ty xe buýt Hà Nội độc quyền khai thác.

Sản lượng vận chuyển buýt Hà Nội giảm từ gần 50 triệu lượt khách năm 1980 xuống dưới 3 triệu lượt khách năm 1992. Nguyên nhân chủ yếu là do: Nhà nước xóa bỏ bao cấp, doanh nghiệp kinh doanh tự hạch toán nên đã bỏ mục tiêu vận tải HKCC chuyển sang vận tải hành khách liên tỉnh và kinh doanh dịch vụ.

Thói quen đi lại bằng xe buýt gần như biến mất và thời kỳ này bắt đầu bùng nổ phương tiện cá nhân là xe máy.

c. Giai đoạn phục hồi hoạt động buýt công cộng (từ năm 1992 đến năm 2001)

Đây là giai đoạn Thành phố tiến hành tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách: tách riêng xe buýt nội thành và xe khách liên tỉnh. Từ năm 1992 áp dụng chính sách trợ giá cho xe buýt nội đô. Với chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt, đến năm 1998 đã có 3 đơn vị hoạt động buýt trên địa bàn thành phố là: Công ty xe buýt Hà Nội, Xí nghiệp xe buýt 10/10, Công ty xe điện Hà Nội. Hoạt động xe buýt công cộng thời kỳ này tuy có sự tăng trưởng cả về số lượng tuyến, số lượng xe và sản lượng vận chuyển nhưng còn quá chậm so với yêu cầu bức xúc đặt ra từ thực trạng giao thông đô thị Hà Nội. Trước thực trạng trên, ngày 29 tháng 6 năm 2001 UBND Thành phố đã ra Quyết định số 45/2001/QĐ-UB V/v: Thành lập Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 công ty: Công ty xe buýt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách Nam Hà Nội, Công ty xe du lịch Hà Nội và Công ty xe điện Hà Nội với mục tiêu: củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải HKCC đáp ứng 20-25% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô vào năm 2005.

d. Giai đoạn củng cố và đổi mới toàn diện hoạt động buýt (từ năm 2001 đến nay)

Từ sau Quyết định số 45/2001/QĐ-UB với sự ra đời của Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới của ngành xe buýt Thủ đô. Giai đoạn khủng hoảng năm 1992 xe buýt vận chuyển dưới 3 triệu lượt khách và đến năm 2001 đạt 15,3 triệu lượt khách đáp ứng khoảng 3% nhu cầu đi lại của người dân. Năm 2002 đánh dấu bước ngoặt về dịch vụ xe buýt với sản lượng đạt trên 48,8 triệu lượt khách đáp ứng hơn 10% nhu cầu đi lại của nhân dân và tăng 213,5% so với sản lượng năm 2001. Mới đây nhất năm 2014 sản lượng đạt hơn 460 triệu lượt khách năm, trong đó có 89 tuyến xe và 1206

đầu xe. Kết quả này có được nhờ sự quan tâm đầu tư lớn của Chính quyền địa phương, các cấp, các ngành.

2.2.1.3. Tổ chức quản lý kinh doanh vận tải hành khách công cộng a. Hệ thống văn bản pháp quy

- Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

- Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành QĐ về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Quyết định 113/2009/QĐ-UBND về việc thực hiện các đấu thầu, đặt hàng các tuyến xã hội hóa.

- Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành định mức dự toán chuyên ngành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 1000/QĐ-UBND ngày 01/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn giá chi phí định mức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 3066/2008/QĐ-GTCC ngày 12/12/1998 của giám đốc sở Giao thông Công chính (nay là sở GTVT) về việc ban hành QĐ tạm thời về giám sát.

- Quyết định số 229/QĐ-GTVT ngày 23/3/2011 của giám đốc sở GTVT về việc Ban hành quy định cụ thể về nội dung công tác nghiệm thu khối lượng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 06/2/2012 về việc phê duyệt đặt hàng vận tải công cộng bằng xe buýt năm 2012 giao Tổng công ty vận tải Hà Nội.

- Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.

- Quyết định 23/2012/QĐ-UBND ngày 5/9/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt phương án giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố Hà Nội

b. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống vận tải buýt ở thành phố Hà Nội

c. Trách nhiệm của các Cơ quan ban nghành

- Bộ Giao thông vận tải: Có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thưc hiện các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển kinh doanh vận tải HKCC trên địa bàn thành phố. Quản lý nhà nước các nghiên cứu và ban hành theo phân công của Chính phủ các tiêu chuẩn, định mức trong kinh doanh vận tải HKCC.

- UBND thành phố Hà Nội: Là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung, thực hiện chức năng quản lý đối với vận tải HKCC trên địa bàn thành phố, đảm bảo việc thi hành pháp luật của các đơn vị tham gia vận tải HKCC. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị này.

- Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Nghiên cứu, đề xuất với UBND thành phố về: các chính sách ưu đãi của nhà nước, các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá cho hoạt động vận tải HKCC bằng xe buýt; quyết định mở, dừng hoạt động điều chỉnh lộ trình đối với các tuyến xe buýt khi được sự đồng ý của UBND thành phố; quyết định giao kế hoạch cho các doanh nghiệp khai thác tuyến xe buýt.

Bộ Giao thông vận tải

Sở Giao thông vận tải Hà Nội

UBND thành phố Hà Nội

Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh

vận tải HKCC Trung tâm Quản lý và

điều hành giao thông

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w