Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTPT Độ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 90)

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng quận thành khu vực phòng thủ vững chắc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

3.3.5. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTPT Độ

3.3.5.1. Mục tiêu biện pháp

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ GV TPT Đội là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi, từ đó khẳng định chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường THCS. Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục.

Đào tao, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phải toàn diện về nội dung, đa dạng về phương thức và hình thức tổ chức. Mỗi cá nhân GV TPT Đội phải tự giác, tích cực biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng và đảm bảo 100% đội ngũ được quan tâm bồi dưỡng theo nội dung, cách thức phù hợp.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV TPT Đội theo hướng cập nhật, hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam. Để công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ này đáp ứng yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp thiết kế và tổ chức hoạt động Đội đạt hiệu quả cần giải quyết được các nội dung cơ bản sau:

- Trang bị cho đội ngũ GV TPT Đội những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết theo yêu cầu của công tác Đội và của ngành giáo dục trước mắt. Đồng thời, tạo cho đội ngũ GV TPT Đội một tiềm năng nhất định về khoa học chuyên môn để tiếp tục hoàn thiện năng lực trong quá trình điều hành và tổ chức hoạt động.

- Gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm. Gắn quá trình đào tạo ở trường sư phạm với việc bồi dưỡng sau khi tốt nghiệp, coi đó là hai quá trình có mối quan hệ hết sức mật thiết và hữu cơ của một quá trình thống nhất là xây dựng nhân cách người GV TPT Đội.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải thực sự thiết thực và phục vụ cho chính công tác điều hành và tổ chức hoạt động Đội của đội ngũ GV TPT Đội hoặc những công việc sẽ đảm nhận sau này.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải góp phần nâng cao trình độ chung của đội ngũ GV TPT Đội, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm cũng như khả năng tổ chức các hoạt động khác trong và ngoài nhà trường.

3.3.5.2. Nội dung biện pháp

Hằng năm, Hội đồng Đội quận phối hợp, thống nhất với phòng Giáo dục của quận hướng dẫn các trường xây dựng được nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có tính chất tổng hợp, kết hợp tính nhiều mặt với chuyên môn hóa và phân hóa cao đối tượng. Chương trình bồi dưỡng bao gồm các thành phần kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực: Chủ trương, đường lối, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là các nội dung quan điểm, định hướng của Đảng, Quốc hội, Nhà nước về giáo dục, về công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học; về công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng.

- Nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn công tác Đội cần tập trung vào những nội dung GV TPT Đội còn yếu, thiếu hoặc các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp, sử dụng phương tiện; bồi dưỡng kiến thức về tin học, ngoại ngữ … Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ GV TPT Đội còn thể hiện qua việc tự nghiên cứu trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm. Các nội dung về bồi dưỡng, tự bồi dưỡng được thể hiện qua các hoạt động:

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội, thiết kế và tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa…

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về giáo dục: công tác giáo dục đạo đức học sinh; giáo dục truyền thống; giáo dục học sinh chậm tiến.

+ Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về các hoạt động: Tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề, tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trò chơi dân gian, sinh hoạt tập thể, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: - Cán bộ quản lý.

- Đội ngũ GV TPT Đội, phó TPT Đội (đối với trường có trên 30 lớp học). - Đối tượng dự nguồn trong quy hoạch.

Tùy theo nội dung, thời gian, phương thức, hình thức tổ chức mà chọn cử đối tượng nào, cá nhân nào đi đào tạo, bồi dưỡng. Đối tượng trong dự nguồn phải được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Trước thực trạng của đội ngũ và yêu cầu đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng hoạt động Đội trong trường học, các trường THCS trên địa bàn cần tập trung vào các nội dung sau đây để cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng:

- Nâng cao trình độ lý luận chính trị, lý luận quản lý hành chính nhà nước (kể cả lý thuyết và phương pháp nhìn nhận, đánh giá, nhận thức và giải quyết vấn đề thực tiễn), ưu tiên cho trình độ trung cấp chính trị.

- Nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng và chính sách phát triển giáo dục.

- Nâng cao hiểu biết về đặc điểm kinh tế - xã hội của quận và thành phố; đặc trưng văn hóa của trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, hội thảo, nghiên cứu khoa học… phong cách đặc trưng người Hải Phòng, những vấn đề này đã tác động như nào đến đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Ngô Quyền.

Bồi dưỡng có các hình thức:

+ Bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng thường xuyên trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục. Vấn đề đặt ra có tính chất nguyên tắc là: mọi người có nhiệm vụ tự bồi dưỡng thường xuyên trong

suốt quá trình công tác của mình. Phải biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, tự bồi dưỡng, đây là một trong những phương pháp học tập, đào tạo có hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời làm cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV TPT. Từ những hoạt động thực tiễn trong giảng dạy, thiết kế và tổ chức hoạt động, đội ngũ GV TPT Đội tự rút ra những bài học kinh nghiệm, những mặt còn hạn chế trong quá trình công tác.

+ Bồi dưỡng tập trung: Hình thức này bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ đội ngũ GV TPT Đội chưa được chuẩn hóa về trình độ đào tạo hay số GV TPT Đội còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Để hai hình thức bồi dưỡng trên thực sự có hiệu quả, các trường THCS trên địa bàn quận Ngô Quyền có thể triển khai theo những cách sau:

- Tìm hiểu nhu cầu cần bồi dưỡng của đội ngũ GV TPT Đội kết hợp với khuyến khích, động viên, xây dựng cơ chế thuận lợi và tính pháp chế, bắt buộc với các hoạt động bồi dưỡng.

- Tổ chức hội thảo, chuyên đề về nâng cao nghiệp vụ công tác Đội, năng lực thiết kế và tổ chức, điều hành hoạt động Đội (chú ý nội dung thực hành) một cách thuần thục và hiệu quả.

- Xây dựng và nhân điển hình giáo viên tiên tiến.

- Tăng cường tổ chức giao lưu, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức hoạt động của đội ngũ GV TPT Đội các trường trên địa bàn với các trường trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Yêu cầu đội ngũ GV TPT Đội phải xây dựng được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng và sau mỗi nội dung, mỗi đợt bồi dưỡng đều phải có bài kiểm tra, báo cáo thu hoạch, góp ý cho nhà trường, cho Phòng Giáo dục quận, Hội đồng Đội quận về nội dung, cách thức tổ chức. Các trường THCS cùng với Hội đồng Đội quận cần nghiêm khắc kiểm điểm ý thức thái độ, kết quả học tập, bồi dưỡng của học viên; đánh giá, xếp loại từng đối tượng nghiêm túc và đúc rút kinh nghiệm về nội dung, công tác tổ chức, triển khai.

- Kết hợp bồi dưỡng từ trên xuống (kế hoạch, nội dung của Bộ, Sở, Phòng, của Hội đồng Đội từ Trung ương đến địa phương, của nơi tổ chức bồi

dưỡng tập trung) và bồi dưỡng từ dưới lên, tức là dựa trên đề xuất của chính các đối tượng bồi dưỡng, theo hướng cần gì, thiếu cái gì bồi dưỡng cái đó.

- Khi tiến hành cần áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng để khai thác hiệu quả kinh nghiệm, phát huy cao nhất năng lực chủ động, sáng tạo của đội ngũ; chú ý đến các năng lực thực hành, năng lực sư phạm, năng lực tổ chức, tư duy sáng tạo, giảm bớt các tiết lý thuyết hàn lâm, đưa vào chương trình nhiều tình huống thực tiễn…

- Về đào tạo, bồi dưỡng tập trung, Phòng giáo dục quận cần chỉ đạo các trường phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Đội, kết hợp với các cơ sở đào tạo để theo dõi kết quả học tập của học viên, đề nghị những nội dung cơ sở đào tạo cần nhấn mạnh, tập trung phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Có thể thực hiện quy trình bồi dưỡng một chuyên đề như sau:

- Phát tài liệu bồi dưỡng (kèm hướng dẫn bằng văn bản những nội dung liên quan đợt bồi dưỡng);

- Tự nghiên cứu: Đối tượng bồi dưỡng có thời gian từ 3 - 5 ngày (hay tùy theo độ khó, lượng thông tin của tài liệu) tự nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị trước các yêu cầu đặt ra của đợt bồi dưỡng;

- Thảo luận: Tổ chức cho đối tượng bồi dưỡng trao đổi về tài liệu theo cụm trường, liên trường;

- Tổng hợp những nội dung các đối tượng chưa rõ, chưa thống nhất qua tự nghiên cứu, thảo luận;

- Tập trung bồi dưỡng: Hệ thống những vấn đề cốt lõi, trọng tâm của tài liệu, giải đáp, thực hành kỹ năng, kiểm tra, viết thu hoạch…

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đi vào nề nếp, hiệu quả không thể cứ trông chờ vào kế hoạch bồi dưỡng từ Bộ, từ Sở, từ Hội đồng Đội Trung ương mà các trường phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ của mình, điều kiện đặc biệt quan trọng là nguồn lực thực hiện mà cần nhất là con người cụ thể đủ tầm, đủ tài chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược này.

3.3.6. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho GV TPT Đội

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w