Một số nét chính về thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 38)

2.1.1.1. Vị trí địa lý - đặc điểm tự nhiên

Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích tự nhiên là 1507,6 km2, bao gồm 7 quận, 8 huyện (có hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Hải Phòng là trung tâm giao thông vận tải của toàn bộ khu vực phía Bắc, nối các tỉnh này với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển. Địa hình Hải Phòng đa dạng bao gồm đất liền (chiếm phần lớn diện tích), vùng biển - hải đảo, đồng bằng ven biển (độ cao từ 0,7 - 1,7m so với mực nước biển) và núi.

Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, có diện tích đất nông nghiệp không lớn, song có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp.

Với các điều kiện tự nhiên về biển và rừng, Hải Phòng rất có điều kiện phát triển mạnh ngành công nghiệp du lịch. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng quần đảo Cát Bà với diện tích được quy hoạch bảo vệ là 15.200ha. Đồ Sơn là một bán đảo đồi núi vươn ra biển dài đến 5km, có giá trị chủ yếu về phong cảnh và môi trường sinh thái. Cát Bà, Đồ Sơn, Núi Voi, Tràng Kênh là những địa danh du lịch nổi tiếng của thành phố Hải Phòng.

Bên cạnh tiềm năng du lịch, tài nguyên biển của Hải Phòng là một thế mạnh trong phát triển ngư nghiệp. Huyện đảo Cát Hải là trung tâm hội tụ nghề cá của các tỉnh trong vùng và cả nước. Huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, sát với ngư trường trọng điểm, trữ lượng cá cho phép khai thác lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, cùng với đảo Cát Bà hình thành một tuyến đảo bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong chiến lược phát triển nghề đánh cá xa bờ của thành phố. Ngoài ra còn có trên 5 nghìn ha mặt nước mặn xung quanh đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ có điều kiện môi trường thuận lợi để nuôi đặc sản biển với công nghệ cao. Khoáng sản của Hải Phòng chủ yếu là đá vôi tập trung ở Tràng Kênh và Pháp Cổ nên có rất nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, đất đèn và các sản phẩm hoá chất gốc từ cacbonat.

2.1.1.2. Điều kiện Kinh tế, xã hội.

Hải Phòng là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng giao lưu trong nước và quốc tế, cực kỳ quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Với những tiềm năng, lợi thế so sánh, trong suốt quá trình phát triển cũng như sau hơn 25 năm đổi mới với sự cố gắng nỗ lực của địa phương, kinh tế thành phố đã thu được những thành tựu to lớn, đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Hải Phòng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng cao, bình quân 10%/năm liên tục. Đặc biệt, từ năm 2000 đến năm 2013, kinh tế Hải Phòng đạt nhiều kết quả đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,3%/năm, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại. Tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm của thành phố giảm từ 16,56% xuống dưới 10%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37% và nhóm ngành dịch vụ chiếm 54%. Đời sống

nhân dân được nâng cao, GDP bình quân đầu người tăng từ 438,1USD/người lên xấp xỉ 2000USD/người vào năm 2013.

Tuy tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ bé, vai trò kinh tế của Hải Phòng trong vùng, khu vực còn chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế cũng như mong muốn của nhân dân. Chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập, tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng (tăng trưởng nhờ vốn đầu tư chiếm trên 50% trong khi tăng nhờ các nhân tố tổng hợp (TFP) chỉ chiếm 27%). Nền kinh tế thành phố còn thiếu những ngành quy mô lớn, giá trị tăng cao, có khả năng tham gia chuỗi giá trị quốc tế. Tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu chưa cao và còn thiếu tính ổn định, bền vững. Cơ cấu công nghiệp bộc lộ những bất hợp lý. Nhóm ngành lắp ráp, gia công, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp chiếm tỷ trọng cao và duy trì trong thời gian quá dài. Công nghiệp phụ trợ chậm phát triển làm cho tỷ lệ nội địa hóa thấp, sức cạnh tranh không cao, đóng góp cho ngân sách thấp, tăng trưởng không bền vững (may mặc, giày dép, đóng tàu). Tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch biển chưa được khai thác tốt. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng chưa phát triển tương xứng, chưa có nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách. Cơ cấu đầu tư chưa hướng mạnh vào đầu tư theo chiều sâu, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội thiếu đồng bộ. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa đô thị và nông thôn…

Đặc điểm và thực tiễn đó đặt ra và đòi hỏi chúng ta cần đẩy nhanh việc tái cấu trúc kinh tế thành phố, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đưa Hải Phòng phát triển ở tầm cao hơn, hiện đại hơn.

Để nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững cho thời kỳ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 cần phải tái cấu trúc lại nền kinh tế thành phố mà tập trung vào cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và thành phần kinh tế, doanh nghiệp. Tái cơ cấu đi cùng với việc hoàn thiện mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng

trưởng từ việc tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư, khai thác tài nguyên, lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu chủ yếu dựa vào khoa học công nghệ, lao động có chất lượng cao, cách quản lý hiện đại gắn với thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu, gắn giữa tăng trưởng với giải quyết tốt vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường và phát triển xanh, phát triển bền vững.

2.1.1.3. Đôi nét về tình hình giáo dục Hải Phòng

Theo Luật Giáo dục 2005, hệ thống giáo dục quốc dân có các cấp học và trình độ đào tạo, gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Thành phố Hải Phòng đã xây dựng và có đầy đủ hệ thống giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, cụ thể:

- Giáo dục mầm non (GDMN).

Đây là ngành học thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.

Mạng lưới trường lớp mầm non ở Hải Phòng đa dạng, được phân bố theo điều kiện địa lý và địa bàn dân cư để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân thành phố. ở khu vực nội thành, mỗi phường có từ 1 đến 2 trường (mẫu giáo, nhà trẻ hoặc trường mầm non). ở khu vực ngoại thành, mỗi xã có một trường mầm non theo mô hình một khu tập trung và có nhiều khu lẻ (điểm trường) theo thôn. Năm học 2008 - 2009, toàn thành phố có 252 trường với 529 điểm trường, trong đó có 73 trường (28,9%) thuộc loại hình trường công lập, 179 trường (71,1 %) thuộc loại hình trường ngoài công lập.

- Giáo dục phổ thông (GDPT)

Đây là ngành học nền tảng cơ bản của giáo dục, có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách công dân cho thế hệ trẻ và nâng cao mặt bằng dân trí. GDPT bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông. Mục tiêu của GDPT là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ

bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Giáo dục tiểu học (GDTH): Được thực hiện trong năm năm học từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. GDTH nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. ở Hải Phòng, các trường tiểu học được phân bố ở tất cả các địa bàn phường, xã của thành phố. Khu vực nội thành do quá trình đô thị hoá, mật độ dân cư cao, diện tích đất sử dụng làm trường học không đủ cho mỗi phường một trường (đặc biệt các phường của ba quận cũ: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân), vì vậy, quy mô lớp học trong một trường thường quá lớn. Khu vực ngoại thành, số trường được phân bố phù hợp với đơn vị hành chính. Một số xã đã có 2 trường tiểu học. Huyện đảo Cát Hải còn 10 trường chưa tách trường phổ thông cơ sở (gồm cả tiểu học và trung học cơ sở) vì số lượng học sinh quá ít. Huyện đảo Bạch Long Vĩ đã có 1 trường tiểu học chỉ có 13 học sinh. Tính đến cuối năm học 2008 - 2009, Hải Phòng có 218 trường tiểu học và 10 trường phổ thông cơ sở (PTCS) có cấp tiểu học.

+ Trung học cơ sở (THCS): Được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi. Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Mạng lưới các trường THCS ở Hải Phòng được phân bố ở tất cả các phường, xã của các quận huyện và chủ yếu là trường công lập. Khu vực nội thành, do mật độ dân cư cao, diện tích sử dụng làm trường học không đủ tương ứng mỗi phường một trường. Mạng lưới trường còn chưa phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp mới. Quy mô nhiều trường ở các quận cũ (quận Hồng Bàng,

Ngô Quyền, Lê Chân) còn nhỏ hoặc có số lượng học sinh quá tải so với diện tích đất của trường. Khu vực ngoại thành, số trường được phân bố tương ứng với đơn vị hành chính. Điều này tạo điều kiện cho việc học tập của con em nhân dân, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đặc biệt, huyện đảo Bạch Long Vĩ chưa có trường THCS, học sinh sau khi học xong chương trình tiểu học phải vào học ở các trường THCS trong đất liền hoặc trường nội trú.

Hiện nay, Hải Phòng có 204 trường THCS (gồm cả 10 trường phổ thông cơ sở có tiểu học và trung học cơ sở)

+ Trung học phổ thông (THPT): Được thực hiện trong ba năm, từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào học lớp 10 phải có bằng Tốt nghiệp THCS, có tuổi là mười lăm tuổi.

Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. ở Hải Phòng, mạng lưới các trường THPT được phân bố theo các quận, huyện.

Các trường THPT phát triển tương đối mạnh về loại hình và quy mô. Số trường công lập phân bố tương đối đều ở các quận, huyện. Loại hình trường ngoài công lập tập trung chủ yếu ở khu vực các quận trong thành phố. Hiện nay, toàn thành phố có 60 trường THPT, trong đó có 39 trường (65%) thuộc loại hình công lập và 21 trường (35%) thuộc loại hình ngoài công lập.

- Giáo dục thường xuyên (GDTX): Đây là ngành học giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Đây là một trong những hình thức đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo chương trình vừa học vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn nhằm giúp cho mọi người ở mọi trình độ khác nhau, mọi lứa tuổi, mọi nơi có quyền được học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện

của mình, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Phát triển GDTX góp phần tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. GDTX còn chú trọng phát triển các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Các cơ sở GDTX hiện nay bao gồm trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh (thành phố) và cấp huyện (quận); trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) được tổ chức tại xã, phường, thị trấn. Nội dung GDTX được thực hiện tại các cơ sở GDTX là thực hiện các chương trình GDTX như: chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ.

TTHTCĐ thực hiện các chương trình GDTX như: chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm vừa học, vừa làm, học từ xa, tự học có hướng dẫn. ở Hải Phòng hiện nay có 14 trung tâm GDTX. Trong đó có 1 trung tâm cấp thành phố và 13 trung tâm cấp quận, huyện. Có 219 TTHTCĐ; 22 trung tâm tin học - ngoại ngữ và 53 cơ sở tin học - ngoại ngữ.

- Giáo dục nghề nghiệp (GDNN)

+ Trung cấp chuyên nghiệp: Được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THPT.

+ Dạy nghề: Được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề có trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Mục tiêu của GDNN là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.

Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w