Tình hình chung

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 55 - 60)

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng quận thành khu vực phòng thủ vững chắc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

2.2.1. Tình hình chung

Theo hướng dẫn của thông tư liên ngành giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung ương Đoàn, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, hiện nay trong mỗi trường học ở bậc tiểu học và THCS được biên chế một GV - TPT Đội, chịu trách niệm phụ trách mảng công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học. Hiện nay tỉ lệ GV - TPT Đội được đào tạo bài bản có chuyên môn nghiệp vụ về công tác Đội trên địa bàn quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng chỉ chiếm chưa đến 30% trên tổng số trường học có biên chế chức danh này. Hầu hết GV - TPT Đội đều là “tay ngang”, từ các ngành, các chuyên môn khác điều chuyển hoặc được đề cử sang.

Để làm tốt công tác này đòi hỏi người GV TPT phải nắm vững lí luận công tác Đội cũng như phải có những năng khiếu nhất định để đáp ứng yêu cầu của công tác này. Trong khi đó mỗi năm GV - TPT chỉ được tham gia một lớp tập huấn kéo dài vài ngày. Nhiều GV - TPT tâm sự rằng họ phải làm công tác Đội với một sự miễn cưỡng bởi không có năng khiếu và chưa trang bị đủ kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết. Một khi ban giám hiệu đã gọi lên động viên và giao nhiệm vụ thì không còn cách nào khác là phải nhận.

Theo hướng dẫn của thông tư liên tịch, độ tuổi của GV - TPT thường là từ 21 - 35, nhưng hiện nay có nhiều người đã ngót 40, thậm chí trên 40 tuổi vẫn còn làm. Đó là những GV có ít nhiều năng khiếu và tâm huyết với nghề. Dù không qua trường lớp đào tạo nhưng họ đã cố gắng mày mò tự học và trau dồi những kĩ năng, từ đó công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở những trường này luôn đạt danh hiệu vững mạnh nhiều năm liền. Những trường hợp này thì ban giám hiệu trường muốn giữ họ làm GV TPT lâu dài, bởi nếu thay người khác thì có thể phong trào đi xuống, trong khi đó nếu công tác Đội và phong trào thiếu nhi vững mạnh sẽ có lợi cho trường trong hỗ trợ hoạt động chuyên môn và công tác khác.

Muốn xây dựng phong trào thiếu nhi ở các đơn vị trường học thật sự vững mạnh, thì người GV - TPT cần có thâm niên công tác ít nhất là 5 năm liên tục mới quen việc đồng thời tạo nên truyền thống và một nền tảng vững chắc cho phong trào của nhà trường. Song song đó, cần có kế hoạch tìm người kế cận để hướng dẫn dìu dắt, đến khi cần thì có thể yên tâm bàn giao cho người mới. Trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm và thành quả của người đi trước, GV - TPT mới sẽ tiếp tục duy trì và phát triển phong trào. Như thế công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học mới liên tục phát triển và không bị gián đoạn hay bị sa sút…

Thực tế hiện nay, hầu như năm nào cũng có trường thay GV TPT mới với nhiều lí do: năng lực GV TPT hạn chế, phong trào Đội không vững mạnh…Và quan trọng nhất là Ban giám hiệu cũng nhận thấy rằng họ không an tâm với vị trí công tác của mình, luôn có tư tưởng tìm người khác thay thế, xin nghỉ để dạy học đúng chuyên môn được đào tạo. Suy cho cùng đấy cũng là một nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của GV TPT nên ban giám hiệu các trường phải quan tâm giải quyết. Chính vì thế đội ngũ GV - TPT hiện nay luôn trẻ, thiếu kĩ năng lẫn kinh nghiệm làm công tác Đội.

Để giải quyết được vấn đề này, các cấp quản lí cần có kế hoạch dài hơi trong việc tuyển sinh và đào tạo GV có nghiệp vụ công tác Đội như đã làm được trong vài năm gần đây. Kế đến ban giám hiệu các trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc hỗ trợ cho GV - TPT, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành nhiệm vụ. Vì thực tế có nhiều GV - TPT “kêu ca” rằng ban giám hiệu ít quan tâm, công việc của họ gặp phải nhiều cản trở… nên họ phần nào bất mãn…

Trước đây, Thông tư Liên tịch số 23/TTLN ngày 15/1/1996 quy định nếu GV - TPT công tác ở trường hạng 1 thì được miễn dạy và được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 0,3, còn theo quy định mới nhất hiện nay thì GV - TPT ở trường hạng 1 phải dạy 2 tiết/tuần.

Rõ ràng quyền lợi của GV - TPT đã giảm trong khi yêu cầu công tác Đội trong giai đoạn hiện nay lại không ngừng nâng lên, đó cũng có thể xem là một khó khăn cho GV - TPT Đội. Đã đến lúc các cấp các ngành cần quan tâm hơn

nữa đến vấn đề đào tạo và sử dụng đội ngũ GV- TPT Đội sao cho hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu và yêu cầu giáo dục đào tạo trong tình hình mới.

Trước thực trạng về tình hình đội ngũ GV TPT Đội trên địa bàn quận Ngô Quyền còn khá nhiều bất cập như vậy, chúng tôi đã thực hiện khảo sát về thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách đội trong trường THCS trên đại bàn quận Ngô Quyền - TP Hải Phòng. Để làm được điều này, chúng tôi đã tiến hành các bước như sau:

* Bước 1(B1): Chuẩn bị nội dung lấy ý kiến (Phiếu trưng cầu ý kiến) - Nội dung là các biện pháp quản lý GV TPT Đội trên địa bàn quận Ngô Quyền - TP Hải Phòng trong thời gian qua, vấn đề cần trưng cầu ý kiến là nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của các hoạt động quản lý và mức độ thực hiện các hoạt động đó

- Để thuận tiện cho người được trưng cầu ý kiến và việc xử lý kết quả, phiếu trưng cầu ý kiến tập chung chủ yếu vào các câu hỏi đóng với 3 hoặc 4 mức độ trả lời. Ví dụ:

+ Nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ: Rất quan trọng, Quan trọng và Không quan trọng.

+ Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp được đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, Trung bình và Không tốt hoặc 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

* Bước 2(B2): Dự kiến đối tượng lấy ý kiến:

Chọn 30 CBQL Và GV có thời gian công tác tối thiểu là 5 năm (n = 30); 45 GV TPT Đội có thể trả lời khách quan, (n = 45). Đầy đủ những vấn đề được lấy ý kiến.

* Bước 3(B3): Gặp gỡ những CBQL, GV được chọn lấy ý kiến, nêu rõ mục đích yêu cầu, nội dung lấy ý kiến, hướng dẫn cách trả lời và phát phiếu trưng cầu ý kiến cho mọi người.

* Bước 4(B4): Các đối tượng được chọn lấy ý kiến nghiên cứu và trả lời nội dung các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến.

* Bước 5(B5): Thu phiếu trưng cầu ý kiến và xử lý kết quả. Bước xử lý kết quả phải đạt các yêu cầu sau:

- Tổng hợp ý kiến đánh giá về một biện pháp nào đó phải xác định được tầm quan trọng như thế nào (Rất quan trọng, quan trọng hay không quan trọng); Mức độ thực biện pháp như thế nào (Tốt, Trung bình hay không tốt) Thông qua việc tính điểm trung bình (X ). Đồng thời phải đánh giá chung được nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện của cả hệ thống các biện pháp (tính X

NT ; X TH).

- Xác định được thứ bậc về tầm quan trọng và thứ bậc thực hiện các GP trong hệ thống các GP - GP nào là quan trọng nhất, GP nào thực hiện tốt nhất, thực hiện yếu nhất…

- Nếu có hai khách thể cùng tham gia đánh giá một vấn đề thì cần phải xem xét mức độ thống nhất của các đánh giá này; Nếu một nội dung được đánh giá ở 2 tiêu chí: (Tầm quan trọng và Mức độ thực hiện hoặc Tính cần thiết và Tính khả thi…) Thì tương quan về đánh giá 2 tiêu chí này phải được so sánh. Ví dụ: Một biện pháp nào đó được nhận thức là Rất quan trọng và Mức độ thực hiện là tốt thì tương quan này là thuận. Ngược lại, một GP được nhận thức là Rất quan trọng nhưng Mức độ thực hiện là không tốt thì tương quan này là nghịch, nhà quản lý cần phải xem xét để điều chỉnh, tăng cường quản lý. Để so sánh tương quan nói trên, chúng tôi dùng công thức tính hệ số tương quan Spearman.

 Việc xử lý kết quả được thực hiện như sau:

B1. Lập bảng tổng hợp và gán điểm cho phiếu trưng cầu ý kiến như sau:

- Với câu hỏi đóng có 3 mức độ trả lời: Rất quan trọng/Tốt: 3 điểm; Quan trọng/Trung bình: 2 điểm; Không quan trọng/Chưa tốt: 1 điểm.

- Nếu câu hỏi có 4 mức độ trả lời: Rất quan trọng/Tốt: 4 điểm; Quan trọng/Khá: 3 điểm; Bình thường/Trung bình: 2 điểm; Không quan trọng/Chưa tốt: 1 điểm.

- Với câu hỏi có n mức độ trả lời thì điểm tối đa là n và tối thiểu là 1. B2. Tính X trung bình (X ) theo nguyên tắc sau: (với câu hỏi 3 mức độ trả lời và tương tự cho câu hỏi có n mức độ trả lời).

- Gọi n là số người được hỏi ý kiến

n1 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Tốt

n2 Là số người đánh giá mức độ thực hiện Trung bình n3 Là số người đánh giá mức độ thực hiện không tốt N là tổng số người được hỏi

Sẽ tính được N đ n đ n đ n X 1×3 + 2×2 + 3×1 =

Nhận xét: Với câu hỏi đóng 3 mức độ trả lời (1 ≤ X ≤ 3) và X ≥ 2,5: Đánh giá là Tốt; 1,5 ≤ X < 2,5: Mức trung bình; X < 1, 5: Không tốt.

B3. Và cũng tính được: X NT, X TH bằng công thức

N X X...Σ i

B4. Xếp thứ bậc cho từng nội dung: Có bao nhiêu nội dung thì có bấy nhiêu thứ bậc, xếp theo điểm trung bình (X ) từ cao xuống thấp; (lưu ý: nếu có 2, 3 … nội dung được đánh giá ngang điểm thì việc xếp thứ bậc sẽ tính trung bình cộng và được xếp cùng thứ bậc. Ví dụ: có hai nội dung có điểm cao nhất và bằng nhau, thứ bậc của chúng được xếp trong khoảng 1 và 2, trung bình cộng là 1,5 thì chúng sẽ cùng được xếp thứ bậc là 1,5).

B5. Tính hệ số tương quan Spearman bằng công thức: 1 2 6 2 ( 1) R Di N N = − Σ − (-1 ≤ R ≤ 1)

Với: R: Hệ số tương quan thứ bậc.

Di: Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng đem ra so sánh của nội dung đánh giá thứ i.

N : Số nội dung đánh giá.

ΣDi2 : Tổng bình phương hiệu số hai thứ bậc.

Nhận xét: Nếu R > 0: tương quan là thuận R < 0: tương quan nghịch

0, 5 ≤ R< 1: tương đối chặt chẽ,

 Tiến hành khảo sát nghiên cứu:

Đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát về mức độ thực hiện các nội dung quản lý trong thời gian qua (Phiếu trưng cầu ý kiến)

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w