Nội dung quản lý phát triển đội ngũ GVTPT Đội.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 29)

1.4.2.1. Công tác qui hoạch phát triển đội ngũ GV TPT Đội

Xây dựng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV TPT nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng ta và của ngành Giáo dục đã có từ lâu và đã góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau gánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng

đường cách mạng. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác này.

Trong công tác quy hoạch đội ngũ GV TPT Đội để lấy nguồn cho công tác quy hoạch cán bộ, quy hoạch vừa là nội dung, vừa là khâu trọng yếu nhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tầm nhìn xa, tính chủ động đáp ứng cả yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cách mạng.

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV TPT Đội nhằm bảo đảm nhu cầu nhân sự luôn được đáp ứng một cách thích đáng. Xây dựng quy hoạch thông qua việc phân tích các nhân tố: Tình hình chung về đội GV TPT Đội ở địa phương do Phòng giáo dục và đào tạo quản lý; Các GV TPT Đội đến tuổi nghỉ chế độ cần thay thế vào thời điểm nào đó; Đội ngũ kế cận hiện có và sẽ cần đến; Sự mở rộng hay thu gọn số lượng trường…

Quy hoạch phải bảo đảm tính mục đích, mục tiêu rõ ràng, có thể đánh giá được, mang tính khả thi, đáp ứng với mục tiêu phát triển của mỗi nhà trường.

Đảm bảo định hướng chung, đảm bảo tính khách quan, khoa học, hợp lý công khai thuyết phục và cần cho CBGV được biết để ủng hộ, giúp đỡ, tán thành quy hoạch.

1.4.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ GV TPT Đội

Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “Đào tạo” là sự dạy dỗ chuyên sâu giúp cho con người lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng kỹ xảo, thói quen làm việc thuộc một nghề nhất định, nhờ đó con người có thể mưu sinh lập nghiệp.“Bồi dưỡng” là làm tăng thêm năng lực, phẩm chất, “Chuẩn hoá” là đúng hoàn toàn không sai một chút nào so với những quy định.

Từ những thuật ngữ trên có thể hiểu đào tạo và bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ GV TPT Đội là cung cấp và rèn luyện thêm năng lực người quản lý, năng lực quản lý hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho họ trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.

Bác Hồ có nhiều bài nói về công tác cán bộ nói chung, đây là tư tưởng lớn trong suốt cuộc đời vĩ đại của Người. Trước hết, công tác cán bộ bắt đầu từ đào tạo (bao gồm

đào tạo qua trường lớp và đào tạo qua thực tiễn), công việc đào tạo cán bộ luôn được Bác chăm lo cho cả hiện tại và tương lai, xem như một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Việc đào tạo cán bộ phải lâu dài, cần mẫn, chu toàn. Người dạy:“Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được”. Công tác đào tạo phải được tiếp tục trong quá trình sử dụng cán bộ.

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta khẳng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay.

Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV TPT Đội nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.

1.4.2.3. Công tác tuyển chọn và đề bạt đội ngũ GV TPT Đội

Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản lý, chỉ đạo điều hành nền KT - XH ngày càng phức tạp. Vì vậy, để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu, thì một trong những điều kiện cần là phải có được đội ngũ Giáo viên nói chung và đội ngũ GV TPT Đội nói riêng có đủ bản lĩnh, đạo đức, trí tuệ để xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục.

Tạo nguồn dành cho GV TPT Đội là việc lựa chọn chuẩn bị một nhóm nhân sự có đủ các yêu cầu về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý trường. tiến hành xem xét các kỹ năng, uy tín qua công việc được giao và qua sự đánh giá của tập thể sư phạm cũng như của cấp trên. Bên cạnh đó có thể kiểm tra các tham chiếu khác để đánh giá và thẩm định các ứng viên.

Đề bạt GV TPT Đội là hoạt động phản ánh về vị trí, vai trò, trách nhiệm của thành viên đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường. Người đảm bảo đủ tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm của cấp trên, đồng nghiệp… được đề bạt giúp họ có thể phát triển được kỹ năng, sở trường của mình và với cương vị mới họ sẽ dẫn dắt công tác Đội của nhà trường đi đến những thành công mới.

Trong sự phát triển ngày nay, tạo nguồn GV TPT Đội tốt và lựa chọn đúng người tài trí, có năng lực không những chỉ đem lại hiệu quả và thành công cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi của nhà trường mà còn gián tiếp tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng góp phần xây dựng và đổi mới đất nước.

1.4.2.4. Chế đội chính sách đối với đội ngũ GV TPT Đội

Nghị quyết Trung ương II - Khoá VIII đã xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD&ĐT, đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách tiền lương. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt, có vai trò rất quan trọng. Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện quan điểm này như: Chế độ tiền lương đối với nhà giáo và cán bộ QLGD; Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010” ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Luật Giáo dục nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2005 đã xác định: “Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục”. “Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương”.

Cùng với chính sách chung của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế của từng địa phương, các sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu với các cấp chính quyền để có những chính sách riêng hỗ trợ cho đội ngũ GV TPT Đội như: Chế độ thưởng cho GV TPT Đội giỏi; chế độ hỗ trợ cho những giáo viên đi học tập nâng cao trình độ; v.v… Thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, các trường công lập đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trên cơ sở đó đã tạo điều kiện từng bước nâng dần mức thu nhập cho giáo viên và CBQL giáo dục. Tuy nhiên chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ GV TPT Đội nói riêng còn nhiều hạn chế.

Riêng đối với đội ngũ GV TPT Đội, ngành Giáo dục và Đoàn thanh niên có những quy định, quy chế và ưu đãi riêng đối với đối tượng này.

* Về chế độ lao động và biên chế đối với GV TPT Đội

- Thời gian giáo viên được cử làm tổng phụ trách ít nhất là 5 năm.

- Tổng phụ trách chuyên trách được miễn giảng dạy các bộ môn văn hoá. Tổng phụ trách bán chuyên trách phải tham gia giảng dạy một số giờ, một số buổi theo hướng dưới đây:

+ Dạy thay cho gáo viên nghỉ ốm đau, sinh đẻ.

+ Hoặc có thể dạy đủ số tiết quy định cho 1 lớp (hoặc một số lớp) thuộc bộ môn của mình.

Nếu vì lý do thiếu giáo viên hoặc do yêu cầu của chuyên môn mà hiệu trưởng nhà trường phân công tổng phụ trách chuyên trách, tổng phụ trách Đội bán chuyên trách phải giảng dạy hoặc dạy quá định mức thì số giờ hoặc số buổi dạy được tính là thời gian giảng vượt giờ và được thanh toán tiền dạy vượt giờ, thêm buổi theo chế độ hiện hành.

* Định mức giờ dạy của giáo viên - Tổng phụ trách Đội:

Tất cả các trường tiểu học, trưởng phổ thông cơ sở (cấp 1, 2); trường trung học cơ sở (cấp 2);

+ Trường có từ 28 lớp trở lên: Tổng phụ trách chuyên trách không giảng dạy. Nếu bố trí giáo viên trung học cơ sở dạy 4 tiết/tuần hoặc giáo viên tiểu học dạy 1 buổi/tuần thì số giờ hoặc buổi này được thanh toán vượt giờ theo chế độ hiện hành.

+ Trường có từ 18 đến 27 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 8 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 2 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.

+ Trường có dưới 18 lớp: Tổng phụ trách bán chuyên trách dạy 10 tiết mỗi tuần ở các lớp trung học cơ sở hoặc dạy 3 buổi mỗi tuần ở các lớp tiểu học.

* Biên chế giáo viên - Tổng phụ trách Đội:

Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông cơ sở, trường phổ thông trung học cấp 2 - 3 (chỉ tính số lớp cấp 2) được cử 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Số biên chế giáo viên tổng phụ trách Đội được quy định cụ thể như sau:

+ Trường có từ 28 lớp trở lên được bố trí 1 biên chế giáo viên.

+ Trường có từ 18 đến 27 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 3/4 giáo viên. + Trường có dưới 18 lớp được bố trí tính theo biên chế bằng 1/2 giáo viên. * Các chế độ chính sách cụ thể khác

Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách Đội trong trường phổ thông (bao gồm cả tổng phụ trách chuyên trách và bán chuyên trách) được hưởng các chế độ sau:

- Hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hệ số với các mức sau đây:

+ Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng I hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,30 lương tối thiểu.

+ Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng II hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,20 lương tối thiểu.

+ Giáo viên tổng phụ trách Đội ở trường hạng III hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0,10 lương tối thiểu.

Khi thôi không làm tổng phụ trách thì không được hưởng khoản phụ cấp này. Việc xác định hạng trường để tính phụ cấp trách nhiệm cho chức danh giáo viên Tổng phụ trách Đội căn cứ vào mục I của Thông tư số 10/GD-ĐT ngày 29 – 7 - 1994 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn.

+ Xếp lương giáo viên và hưởng các khoản phụ cấp, các chế độ khác như giáo viên (nghỉ phép, nghỉ hè, đi học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trang cấp văn phòng phẩm ...).

+ Hưởng chế độ khen thưởng như giáo viên và các danh hiệu đã thống nhất giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và đào tạo.

+ Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp ngang với giáo viên giỏi cùng cấp được xét tặng huy chương Nhà giáo, huy chương Vì thế hệ trẻ và các huy chương khác của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

+ Ngoài những quy định trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương có thể xem xét giải quyết thêm một số chế độ chính sách khác tạo điều kiện cho đội ngũ GV TPT Đội hoạt động tốt như hàng năm tổ chức cho đội ngũ tổng phụ trách đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tiên tiến, tạo điều kiện vật chất để hoạt động...

- Chính sách sử dụng:

+ Giáo viên được cử làm tổng phụ trách hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

+ Giáo viên - Tổng phụ trách sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian công tác nhà trường có trách nhiệm bố trí trở lại giảng dạy chuyên môn.

+ Giáo viên trong thời gian làm tổng phụ trách được tham gia các khoá huấn luyện bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do ngành Giáo Dục - Đào tạo và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tổng phụ trách Đội trong trường THCS trên địa bàn Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w