II- VIỆC PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH ĐỂ
THỰC HIỆN CÔNG TÁCH ƯỚNG NGHIỆP TRONG NHÀ TRƯỜNG
NHÀ TRƯỜNG
Trong hệ thống hướng nghiệp của nhà trường phổ thông, sự phối hợp công tác giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, giữa tập thể sư phạm nhà trường với cha mẹ học sinh có một ý nghĩa
rất trọng yếu .
Mặc dù công tác hướng nghiệp mới chỉ triển khai trong một thời gian ngắn, song nhiều trường phổ thông đã tận dụng
được sức mạnh của cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền nghề nghiệp, giáo dục lao động trong gia đình, đóng góp công sức vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho trường học, giúp con em mình lựa chọn nghề nghiệp v.v... Công tác điều tra của chúng tôi trong các năm học 1992 - 1993 và 1993 - 1994 chứng tỏ rằng, quá trình định hướng nghề của học sinh chịu sự
chi phối của gia đình tới 96,7% đối với học sinh thành phố, 72,5% đối với học sinh các trường vùng cao. Với học sinh là con em các gia đình cán bộ công nhân viên chức nhà nước, tỷ
số này dao động từ 85 - 90%. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng sựđịnh hướng này của gia đình đối với quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh mang nhiều tính chất tự phát, chạy theo xu thế của thời cuộc (xu thế này hiện nay có một khoảng cách xa so với nhu cầu phân phối lao động xã hội), hoặc là theo lợi ích gia đình, thiếu một số chỉ đạo thống nhất về mặt sư phạm nhằm đáp ứng những đòi hỏi khoa học của công tác hướng nghiệp. Chính vì thế, cần truyền đạt những kiến thức về cơ sở tâm lý, giáo dục, xã hội, kinh tế của công tác hướng nghiệp tới cha mẹ học sinh. Gừ giúp đỡ này của trường học sẽ tạo nên cơ sở ban đầu cho nhận thức của các bậc cha mẹ, là ch5 dựa cho mối giao lưu giữa họ với giáo viên nhà trường trong công tác hướng nghiệp.
Tiềm năng hướng nghiệp của cha mẹ học sinh rất lớn, vì họ thuộc nhiều tầng lớp xã hội, có những nghề nghiệp riêng, rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày cửa học sinh. Cha mẹ học sinh là người nhạy cảm hơn ai hết về tính chất nghề nghiệp cũng như xu thế phát triển của nó. Đây chính là điêu mà học sinh trong khi chọn nghề lại chưa thấu hiểu được.
sự cần thiết phải liên hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ học sinh, giúp đỡ họ về mặt sư phạm, phát huy và tận dụng sức mạnh của họ vào việc giúp đỡ cho chính con em họ lựa chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học.
Công tác với cha mẹ học sinh được tiến hành theo những phương hướng sau :
- Thu hút rộng rãi cha mẹ học sinh vào việc tuyên truyền cho công tác hướng nghiệp, thông qua các cuộc hội họp, hội thảo, gặp gỡ, trao đổi vận động phong trào và những hình thức khác.
- Lôi cuốn tới mức tối đa sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ đối với nhà trường về tất cả các phương diện trong công tác hướng nghiệp.
Các phương hướng trên được thực hiện thông qua những nội dung cơ bản nằm trong kế hoạch triển khai công tác hướng nghiệp chung của nhà trường.
Ban hướng nghiệp Hội cha mẹ học sinh nhà trường thường được chọn từ Hội cha mẹ học sinh của các lớp (mỗi lớp cử đại diện từ 2 - 3 người). Ban hướng nghiệp này cũng cần thiết phải vạch ra kế hoạch làm việc cụ thể từ đầu năm học, đưa ra bàn bạc trao đổi tại hội nghị toàn thể các bậc cha mẹ, chỉ rõ những công việc nào, thời gian tiến hành và người chịu trách nhiệm theo các phấn việc khác nhau trong công tác hướng nghiệp. Chúng tôi nêu dưới đây kế hoạch mẫu về sự
cộng tác với cha mẹ học sinh nhằm tiến hành công tác hướng nghiệp theo kế hoạch năm học :
- Tiến hành trao đổi với cha mẹ .học sinh theo các lớp (hoặc khối lớp) về việc giúp cho con em họ lựa chọn nghề có ý thức. Tiến hành trao đổi những kiến thức sư phạm có liên quan tới công tác hướng nghiệp của trường phổ thông.
mục đích chỉ rõ thái độ của họ đói với sự lựa chọn nghề của con em họ.
- Lôi cuốn cha mẹ học sinh vào việc xây dựng góc hướng nghiệp và phòng hướng nghiệp.
- Chuẩn bị và tiến hành gặp mặt giữa học sinh với những bậc cha mẹ có thành tích xuất sắc trong Hội cha mẹ học sinh về các linh vực lao động xã hội.
- Tiến hành các chuyên đề sư phạm cho các bậc cha mẹ
(với sự tham gia của chính cha mẹ học sinh) có liên quan tới những vấn đề hướng nghiệp đối với con em họ vào những nghề mà xã hội hiện nay đang đòi hỏi.
- Chuẩn bị và tiến hành hội nghị độc giả cho các bậc cha mẹ về nội dung tóm tắt các sách báo nói về nghề phổ biến. - Lôi cuốn các bậc cha mẹ vào các buổi nói chuyện với học sinh trong trường về nghề nghiệp.
Kế hoạch công tác với cha mẹ học sinh được thiết lập tùy thuộc vào khả năng của nhà trường, vào điều kiện và hoàn cảnh mời trường sản xuất của địa phương nơi trường đóng, vào thành phần xã hội trong các bậc cha mẹ.
Kế hoạch được trao đổi, thảo luận trong Hội nghị cha mẹ
học sinh toàn trường và do Hiệu trưởng nhà trường phê chuẩn. Hình thức và phương pháp làm việc với cha mẹ học sinh là rất
đa dạng. Trước khi bàn kế hoạch công tác của minh với cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có những hiểu biết tối thiểu về họ : tên, tuổi, nghề nghiệp, học vấn, điều kiện kinh tế, chính trị v.v... Đồng thời thông qua học sinh của mình, giáo viên chủ nhiệm có thể hiểu thêm về khuynh hướng sô thích, thói quen của các bậc cha mẹ : mặt mạnh, mặt yếu trong tính cách của họ ; mức độ sư phạm và những vấn đề khác. Tất cả sự tìm hiểu này được dần dần cụ thể hóa trong quá trình làm việc có hệ thống của giáo viên chủ nhiệm lớp và được sử
dụng vào công tác giáo dục nói chung cũng như công tác hướng nghiệp nói riêng.
Hình thức làm việc phổ biến hơn cả với cha mẹhọc sinh là trao đổi riêng hoặc theo nhóm, mở các cuộc họp toàn thể
hoặc của Chi hội cha mẹ học sinh mỗi lớp . . .
Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp làm việc nhằm giúp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ bản chất của công tác hướng nghiệp phụ thuộc vào môi trường sản xuất địa phương, từđiều kiện tự nhiên, địa lý của mỗi gia đình. Chúng ta có thể
phân tích một vài hình thức và phương pháp làm việc kể trên : Hình thức làm việc cá nhân với các bậc cha mẹ về công tác hướng nghiệp là hợp lý hơn cả. Thường hình thức này diễn ra dưới dạng trao đổi theo những vấn đề sau :
- Nghề nào họ muốn chọn cho con họ.
- Bản thân con cái họ thích làm gì ? Thái độ của con em họđối với công việc đồng áng hoặc nghề thợ.
- ước muốn của họ có trùng với nguyên vọng và sở thích nghề nghiệp của con em họ hay không ?
- Con em họ có sở thích với công việc lựa chọn dã lâu chưa ? Những việc làm nào của các em chứng tỏđiều đó.
- Họ đã làm gì để ngăn cản hoặc đồng tình với hướng nghề nghiệp của con em họ ?
Trong quá trình trao đổi, giáo viên có thể thấy rõ ý hướng nghề nghiệp của học sinh và hiểu thêm về sự trùng hợp hay không giữa ý hướng ấy với nguyên vọng của cha mẹ các em. Đồng thời, giáo viên còn biết được những điều kiện giáo dục trong gia đình đối với mỗi học sinh do mình phụ trách, biết được ý hướng của cha mẹ các em đối với số phận của con cái mình, sáng tỏ thêm những khó khăn cơ bản gắn liền với quá trinh lựa chọn' nghề của học sinh. Tất cả sự hiểu biết này có thể giúp giáo viên bổ sung và cụ thể hóa nội dung làm việc
với các bậc cha mẹ, làm thay đổi nhận thức có tính chất xã hội không đúng đắn về lao động nghề nghiệp trong các lĩnh vực phổ biến (Nông, Lâm, Ngư nghiệp và các nghề thợ). Tập họp toàn bộ những tư liệu qua việc trao đổi có hệ thống với các bậc cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm lớp có thể phân loại các bậc cha mẹ thành các nhóm có tác động tích cực hoặc ngược lại
đối với quá trình định hướng nghề nghiệp cho con cái họ. Sự
phân loại này giúp giáo viên dễ dàng hơn trong khi tìm kiếm những giải pháp thích hợp để làm việc với các nhóm cha mẹ.
Tuy nhiên, trong thực tế, việc gặp gỡ tất cả các bậc cha mẹ học sinh lớp mình thường xuyên là khó có thể thực hiện
được do giới hạn về thời gian và điều kiện công tác của giáo viên. Vì thế giáo viên cán chọn địa .điểm để tiến hành các cuộc trao đổi nhằm lâm cho nội dung các buổi gặp gỡ đạt
được mục đích đã định. đặc biệt khi đã phân nhóm các bậc cha mẹ, thi tốt hơn hết nên thực hiện việc trao đổi theo từng nhóm. Kế hoạch trao đổi có thể biểu hiện dưới dạng sau :
- Làm thế nào để giúp cho học sinh lựa chọn nghề
nghiệp được đúng đắn, cha mẹ sẽ thực hiện công việc này cho con em mình như thế nào ?
- Cha mẹ học sinh phải có những hiểu biết gì đối với
định hướng nghề cho thế hệ trẻ ? Nhà trường sẽ giúp cho cha mẹ học sinh những vấn đề gì trong công tác hướng nghiệp ? - Trong tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh, ảnh hưởng của cha mẹ trong gia đình to lớn như thế nào ? ảnh hưởng của những yếu tố còn lại như sức khỏe, năng lực cá nhân, nhu cầu xã hội đóng vai trò như thế
nào trong lựa chọn nghề của các em ?
- Dấu hiệu bên ngoài nào của các dạng hoạt động có sức lôi cuốn hấp dẫn hơn cảđối với tuổi trẻ ? Vì sao việc lựa chọn nghề có tính ngẫu nhiên tôi thường dẫn tới những hậu quả xấu trong hoạt động nghề nghiệp của thanh niên hiện nay ? - Để
giúp đỡ học sinh lựa chọn nghềđúng đắn đòi hỏi các bậc cha mẹ phải làm gì (đối với học sinh nói chung và các con em mình nói riêng để hiểu biết được hứng thú, sở trường các em ngay từ nhỏ, phát huy có hệ thống những đặc điểm này ở trẻ.