Lựa chọn nghề và cấu trúc của nó

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 29)

Như ta thấy, lựa chọn nghề là một quá trình lâu đài và phức tạp, nó được biểu hiện ở những mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trường phổ thông cơ sở,

được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau và nhất là ở lớp cuối cấp phổ thông trung học, trong các trường lớp dạy nghề ; nó được tạm coi là kết thúc khi con người đã có những khả năng lao động nghề nghiệp độc lập (ta nói "tạm coi là kết thúc vì cũng có thể xảy ra những biến động trong quá trinh công tác thay đổi vị trí công tác, chuyển nghề... lúc đó con người lại cần có một thời gian nhất định để thích ứng với nghề nghiệp và hoàn cảnh mới).

Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghềđược coi là một bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống con người. Khi xác định cho mình một hướng

đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội, chính là lúc con người lựa chọn nghê. Quá trình lựa chọn như ta thường thấy, không phải là chốc lát, không diễn ra một lần mà nảy sinh trong những mối quan hệ phức tạp "tôi và nghề

nghiệp", "tôi và gia đình", "tôi và chức vụ"... Điều đó có nghĩa là lựa chọn nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề nghiệp. Hiểu rô đặc điểm này, công tác hướng nghiệp cần thiết phải tạo được hiệu quả tối ưu giữa các mối quan hệ của hệ thống, giải quyết có hiệu quả sự sắp xếp theo thứ tựưu tiên các mối quan hệ phù hợp với cải vốn có của chủ thể và nhu cầu xã hội. Xuất phát từ những quan hệ

chọn nghề, tuyển chọn nghề...) được luận giải theo mốt nghĩa rộng hơn. Hướng nghiệp theo lãnh thổ, theo cương vị

và hơn thế nữa theo một tư tưởng xác định của mỗi cá nhân. Nếu như xem xét lựa chọn nghề tách khỏi các dạng lựa chọn (các mối quan hệ) trong đặc trưng của cuộc sống con người thì sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp, giới hạn khả năng điều khiển quá trình tái sản xuất đội ngũ cán bộ trong nước.

Đề cập tới quan hệ lôgíc của cá nhân khi lựa chọn nghề, người ta thấy rằng nó được sắp đặt theo một cấu trúc phản ánh trình tự cấp thiết phải giải quyết các mối quan hệ

mà con người đặt ra. Trình tự sắp xếp các mối quan hệđi từ

vấn đề có ý nghĩa nhất đối với cá nhân trong hiện tại (hoặc trong tương lai). Trong khi lựa chọn nghề, ở mỗi cá nhân có thể có những cách biểu hiện các mối quan hệđặc trưng cho một kiểu cấu trúc sau.

4.1. Các mối quan hệ tách rời nhau, kế tiếp nhau, xuất hiện theo thời gian

Khi đó mối quan hệ cấp thiết thứ nhất được giải quyết thoả đáng thì đồng thời xuất hiện dạng cấp thiết thứ hai và cứ như vậy các mối quan hệ theo thứ bậc kế tiếp nhau thành một chuỗi (Sơ đồ 1 ) .

Trên sơ đồ 1 cho ta một ví dụ về cấu trúc kiểu tách rời trong lựa chọn nghề theo thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết đối với một cá nhân. Đối với mỗi người, vị trí của các thành phần trong cấu trúc (có đánh số) có thể là khác nhau chứ không nhất thiết phải tuân theo một thứ tự xác định. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu của tổ tâm lý giáo dục trong các năm học 92- 93 và 93-94 trên 2.400 học sinh cuối cấp phổ thông trung học của một số tỉnh phía Bắc cho ta thấy các thành phần trong cấu trúc này sắp xếp theo 3 dạng sau (Sơđồ 2) ở vùng thành phố.

Trong kiểu cấu trúc này người ta có thể phân loại 2 dạng:

- Dạng phổ biến : Phản ánh tính tức thời của việc lựa chọn nghề, các yếu tố tham gia vào quá trình lựa chọn thay

đổi hàng tháng, hàng năm.

- Dạng chuẩn tắc : Phàn ánh mối quan hệ bền vững và trình tự cấu trúc tương đối ổn định trong con người, các yếu tố

tham gia vào quá trình lựa chọn nghề xuất hiện như một khuôn mẫu, tồn tại trong suốt tiến trình lâu dài, có khi diễn ra trong toàn hộ cuộc sống.

4.2. Các mối quan hệ giao nhau, xen kẽ vào nhau

Khác với cấu trúc kiểu tách rời, khi các mối quan hệ

xuất hiện với một số lượng nào đó trong cùng một thời điểm, ta có cấu trúc theo kiểu giao nhau. Cấu trúc này hàm xúc, phức tạp và biểu hiện sự xung đột giữa các thành phần (các mối quan hệ) tham gia vào quá trình lựa chọn nhiều hơn.

Trên sơđồ 3 phản ánh một cấu trúc theo kiểu giao nhau. Mỗi ô vuông biểu thị cho một quan hệ. Các chữ số biểu thị thứ tự về tính cấp thiết của việc giải quyết các mối quan hệ. Nhìn vào sơ đồ ta thấy : ở vị trí cấp thiết số 1 có 2 mối quan hệ cùng xuất hiện (A, B) ; ở vị trí cấp thiết số 3 có ít nhất 3 mối quan hệ cùng xuất hiện (C, D, D) ; ở vị trí cấp thiết số 4 có ít nhất 2 mối quan hệ cùng xuất hiện (Đ, C). Nếu sắp xếp theo thứ tự, ta có (A, B), (B, C), (C, D, Đ), (E, Đ).

Sự hình thành cấu trúc theo kiểu nào trong lựa chọn nghề trước hết phụ thuộc vào tiềm năng có được của nhân cách : vốn tri thức, các mối quan hệ gián tiếp, phẩm chất đạo

đức, năng lực... và sau nữa là điều kiện vốn có của nhu cầu xã hội đối với nghề nghiệp (uy tín nghề, đặc trưng đòi hỏi của

nghề...). Công tác hướng nghiệp là cái cầu nối đến giữa nhân cách và điều kiện khách quan (nghề nghiệp), nó có thể lăm cho thứ tự ưu tiên của cấu trúc kiểu tách rời trở nên hợp lý, giúp cho mỗi cá nhân khi lựa chọn nghề biết đặt mối quan hệ

vào vị trí hợp lý nhất cho bản thân và xã hội, hoặc là nó giúp cho việc giảm bớt những xung đột giữa các mối quan hệ.

Ngoài ra, trong khi phân tích và đánh giá các kiểu cấu trúc của sự lựa chọn nghê, cẩn lưu ý rằng một loại cấu trúc hiếm có một sự "trong sạch" tuyệt đối. Cũng có thể chúng ta không loại trừ kiểu cấu trúc hôn hợp giữa kiểu tách rời theo giai đoạn và kiểu giao nhau, khi cá nhân vừa có sự quyết định sơ bộ ngả về yếu tố này nhưng vẫn còn lại "vùng xung đột" chờ đợi sự đấu tranh động cơ mãnh hệt để giải quyết giữa những điêu kiện chủ quan với những đòi hỏi khách quan của nghề nghiệp và xã hội.

Công tác hướng nghiệp sẽ góp phấn điều chỉnh quá trình lựa chọn nghề, nâng cao các mức độ điều khiển nó, tạo cho việc lựa chọn nghề có một cấu trúc cân đối và hợp lý nhất.

II. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)