Hướng nghiệp thông qua các môn chính trị, đạo đức

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 84)

IV. HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC

1. Hướng nghiệp thông qua các môn chính trị, đạo đức

đức

Kiến thức nằm trong môn học chính trị, đạo đức là một trong những phương tiện giáo dục cộng sản chủ nghĩa, giúp cho học sinh nhận thức rõ rệt hơn những quy luật cơ bản đối với sự phát triển của tự nhiên và xã hội cũng như những vấn

đề chủ yếu trong đời sống của đất nước. Thông qua các kiến thức chính trị và chế độ chính trị xã hội học sinh sẽ có điều kiện hiểu biết những hiện tượng của đời sống kinh tế, văn hóa. Người giáo viên trong khi trình bây những vấn đề cổ liên quan tới lao động xã hội và nghĩa vụ, quyền lợi của người công dân, cần làm sáng tỏ trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội và vai trò của lao động đối với sự tốn tại và phát triển của

đất nước. Giáo viên cần đưa những dẫn chúng về chế độ lao

động, tiền lương, lợi nhuận, giá cả trong hạch toán kinh tế, sự

khác biệt về giá trị biểu hiện trong giá trị tinh thần và giá trị

vật chất trong lao động xã hội. Khi giảng về năng suất lao

động, tiết kiệm và giá thành sản phẩm, giáo viên cần đề cập tới những định hướng mà những thành phấn kinh tế đang tồn tại hiện nay cần phải thực hiện nhằm biến chủ trương đổi mới của Đảng thành các biện pháp cụ thể trong quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả lao động, vai trò và ý nghĩa của thi đua xã

hội chủ nghĩa. Với nội dung kiến thức về cơ cấu và tổ chức xã hội, giáo viên cần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, của cơ quan hành chính, vị trí và sự đóng góp vào lợi ích chung của những tố chức này. Đặc biệt, cần nhấn mạnh sự

tham gia của tổ chức đoàn . thanh niên đối với các nhiệm vụ

chính trị, kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở xác

định ý thức tiên phong của lực lượng trẻ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đối với các kiến thức có liên quan tới nội dung giáo dục

đạo đức, giáo viên chính trị có thể gắn những phạm trù đạo

đức của con người mới với yêu cầu đòi hỏi của nền đạo đức mới, của tính cách nghề nghiệp : tính tổ chức, kỷ luật, ngăn nắp, sáng tạo ... Đặc biệt là sự hình thành những phẩm chất của con người làm chủ trong lao động tập thể : ý thức trách nhiệm, lòng tận tâm, tinh thần tương trợ, làm việc quên mình vì thành tích chung của tập thể.

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)