IV. HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC
5. Hướng nghiệp trong giảng dạy địa lý
Địa lý là môn khoa học tự nhiên đề cập tới nhiều khía cạnh quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân : kiến tạo địa hình, phân chia khu vục lãnh thổ, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên ... Với đặc thù của bộ môn, địa lý còn chứa đựng hệ thống kiến thức có tính hệ thống, khái quát về
xu hướng phát triển của nền kính tế quốc dân trên những lĩnh vực cụ thể : công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, giao thông vận tải Do đó, có thế khẳng định rằng công tác hướng nghiệp, tiến hành trong giảng dạy địa lý, có nhiều thuận lợi và ưu thế
hơn so với một số bộ môn khác xét về khối lượng thông tin nghề có trong mỗi bài, mỗi chương của nội dung truyền đạt. Kiến thức địa lý có liên quăn trực tiếp tới những cơ sở chung của nghề nghiệp : nguyên liệu, nhân lực, giao thông, nhiên liệu, môi trường sản xuất và kinh doanh ... Chính bởi vì vậy, kiến thức địa l~7 sẽ giúp cho học sinh thấy rõ được bộ mặt thực của đất nước, củng cố được niềm tin vào tiên đồ và triển vọng to lớn và sự phát triển kinh tế xã hội.
năng liên hệ tới nhiễu lĩnh vực nghề nghiệp. Chẳng hạn trong phấn địa lý kinh tế, giáo viên có thể giúp học sinh có những hiểu biết về các nghề thợ trong lĩnh vực công nghiệp nặng như
thợ luyện gang thép, thợ cán thép, thợ cơ khí . . . hoặc trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ như thợ dệt, thợ lắp ráp rađiô, vô tuyến, thợ đóng bao bì ... hoặc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư
nghiệp như thợ máy kéo, thợ dán gỗ, thợ cưa xẻ, thợ đánh cá biển, thợ ướp cá đông lạnh ... Tương tự ta có thể đề cập tới hàng loạt nghề trong những lĩnh vực sản xuất khác như giao thông vận tải, xây dựng cơ bản ... Những kiến thức trong phần
địa lý tự nhiên giúp ích khá nhiều cho giáo viên trong công tác giáo dục học sinh về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻđối với kinh tếđịa phương và khu vực: tìm kiếm tài nguyên, khai phá
đất đai, cải tạo đồng ruộng và địa hình cư trú bảo vệ sinh thái môi trường, sẵn sàng đi tới những nơi hoang vu hải đảo xa xôi
để xây dựng kinh tế.
Kết hợp với truyền thụ kiến thức trên lớp học, những bài giáng địa lý có nhiều điều kiện trong việc tổ chức tham quan ở
các vùng và các cơ sở kinh tếđể làm cho học sinh thấy rõ đặc
điểm yêu cáu kinh tế của vùng cũng như khả năng phát triển các ngành nghề hiện có của khu vực.