Hướng nghiệp trong giảng dạy văn học

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 86)

IV. HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC

3. Hướng nghiệp trong giảng dạy văn học

Văn học đóng góp một lượng thông tin đáng kể vào công tác hướng nghiệp và trên thực tế, bảng sức mạnh của nội dung nghệ thuật sâu sắc, văn học đã lôi cuốn không ít tâm hồn trẻ

vào những lĩnh vực kinh tếđẩy gian khổ những mang trong nó tính lãng mạn cao đẹp : khai phá những vùng đất hoang vu đi sâu vào lòng đất tìm tài nguyên cho tổ quốc, đánh cá giữa biển khơi lộng gió ... Tất nhiên, với đặc điểm có tính xã hội trong nội dung của mình, văn học tiến hành công tác hướng nghiệp gặp không ít khó khăn. Song, chúng ta thấy cần phải nêu ra

đây những kế hoạch mẫu về việc triển khai công tác hướng nghiệp mà một số giáo viên phổ thông dưới những góc độ

khác nhau đã thực hiện. Trong giảng văn :

+ Qua các tác phẩm văn học, cần cho học sinh thấy rõ giá trị của lao động, của con người lan động đã tạo nên kho tàng quý báu về vật chất và tinh thần cho mỗi dân tộc như thế

nào.

+ Mối quan hệ tốt đẹp giữa con người lao động và các tập thể lao động đã có tác động tới sự phát triển của cá nhân và xã hội như thế nào.

+ Những đặc điểm về phẩm chất đạo đức, năng lực, tay nghề của người lao động trong lĩnh vực 'hoạt động mà tác phẩm đề cập tới cũng như sự hoạt động, ảnh hưởng của lĩnh vực hoạt động ấy tới con người và hoàn cảnh xã hội.

Trong lịch sử văn học :

+ Phải nêu bật giá trị sáng tạo của các nhà văn bằng tác phẩm của họđối với thời đại và lịch sử.

+ Những đặc trưng nổi bật trong hoạt động văn học (cuộc sống, phong thái, quan hệ xã hội ...) và tính cách cần có của một người làm công tác văn học. Sự hiểu biết rộng rãi của nhà văn đối với hoạt động xã hội để tạo nên giá trị tinh thần cho tác phẩm . . .

Trong ngữ pháp :

+ Vận dụng ca dao tục ngữ nói về lao động và con người lao động để phân tích ngữ pháp. Vận dụng câu nói hay của các vị lãnh tụ, các áng văn thơ có giá trị của các nhà thơ, nhà văn nói tới lao động, con người và nghề nghiệp để sử dụng làm mẫu câu, mẫu từ phân tích.

+ Cho học sinh thấy rõ quy luật hình thành ngôn ngữ bị

chi phối và quyết định bởi quan hệ xã hội, nảy sinh và mang

đậm những sắc thái của hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt là lao

động sản xuất.

Trong các hoạt động ngoại khóa văn học :

Tổ chức các hội bình thơ văn, phê bình, phân tích tác phẩm . . . để phát triển nhận thức văn học .

đề cập tới người lao' động trong các lĩnh vực nghề nghiệp.

Đây cũng là những hoạt động nâng cao nhận thức bối dưỡng và phát triển hứng thú nghề nghiệp.

+ Nghe các nhà văn, nhà thơ nói chuyện về vãn học để

nâng cao năng lực hấp thụ tinh hoa nghệ thuật của mỗi thể

loại bồi dưỡng tình câm thẩm mỹ đối với lao động sáng tạo văn học.

+ Tham quan thực tế các nghề nghiệp có liên quan như :

đánh máy chữ, phát thanh viên, thư viện, xuất bản báo chí . . .

cũng như các cơ sở sản xuất để hiểu rõ hơn tính chất và đặc trưng nghề nghiệp. Từ đó, nâng cao tính khoa học trong lựa chọn nghề và bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm đối với công việc học tập của bản thân nhằm chuẩn bị cho bước đi tương lai .

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)