Tổ chức thực hiện chương trình

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 119)

VIII- VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG SINH HOẠT HƯỚNG NGHIỆP THEO CHỈĐẠO CỦA BỘ GIÁO D Ụ C

2. Tổ chức thực hiện chương trình

2.1. Mẫu dàn bài gợi ý cho bài giăng chuyên đ ềnói về các nghề cụ thể

1) Giới thiệu chung vềnghề

- Ý nghĩa của nghề đối với sự phát triển xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa) nói chung và trong lĩnh vực nghề nghiệp đó nói riêng.

- Các chuyên ngành cụ thể trong nghề. - Vị trí của nghề trước đây và hiện nay.

- Triển vọng phát triển của nghề và đòi hỏi về đội ngữ

cán bộ trong nghề.

2) Những đặc điểm cơ bản của nghề

- Đối tượng lao động :

+ Thuộc tính cơ bản của đối tượng (nguyên liệu có trong

đối tượng), phân loại đối tượng, tính chất và ngoại hình của

đối tượng.

+ Sự biến đổi đối tượng dưới tác động của nghề nghiệp

đó.

Mục đích lao động :

+ Mục đích biến đầu đối tượng, kết quả lao động của nghề nghiệp (sản phẩm cụ thể).

mục đích. - Công cụ lao động : + Những công cụ lao động chủ yếu. + Những công cụđo đạc, kiểm tra. + Dụng cụ phụ. + Hồ sơ công nghề, bản vẽ, sơ đổ hướng dẫn . . .

- Điều kiện lao động : không gian, khí hậu, thời gian, tư

thế lao động chủ yếu . . .

3) Những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động - Những yêu cầu về tri thức (tri thức văn hóa phổ thông, tri thức kỹ thuật phổ thông, tri thức chung về sản xuất, những tri thức chuyên môn nghiệp vụ cụ thể).

- Những yêu cầu về kỹ năng, kỹ xảo lao động (chân tay, trí óc tổ chức lao động).

4) Những chống chỉđịnh trong nghề

- Chống chỉ định về sinh lý học. - Chống chỉ định về y học.

Mẫu dàn bài trên phục vụ cho những giáo viên sử dụng phương pháp thuyết minh cho tập thể lớp. Còn nếu cũng với mục đích giới thiệu một chuyên đề nghề nghiệp nào đó mà giáo viên tổ chức dưới hình thức trao đổi thảo luận trong tập

thểthì chúng ta có thể tiến hành theo mẫu sau đây.

2.2. Mẫu dàn bài gợi ý cho hình thức trao đổi thảo luận về các nghề cụ thể

Khi đó, ngoài bài thuyết trình của giáo viên còn có sự

tham gia của Đoàn thanh niên và những tổ chức khác. Trong hình thức tổ chức này, cần có sự tham gia tích cực của học sinh về nội dung những vấn đề sẽ thảo luận, về trang trí cho buổi trao đổi về lựa chọn các tài liệu phục vụ cho nội dung

của buổi sinh hoạt. Tương ứng với mục đích và nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp, phạm vi vấn đề trao đổi có thể được xác định như sau :

1)Những kiến thức chung vềnghề

- Đặc trưng cơ bản (ngắn gọn) của lĩnh vực kinh tế nhôm các nghề (bao gồm cả nghề sẽ bàn tới) . ý nghĩa của nghề

trong nền kinh tế quốc dân và địa phương, nhu cầu vềđội ngũ

cán bộ.

- Lịch sử sơ giản và sự phát triển của nghề, xu hướng phát triển của nó trong tương lai.

Những chuyên ngành cơ bản có trong nghê, lĩnh vực ứng dụng của chúng. Những ngành đại diện tiêu biểu trong nghề.

2) Nội dung sản xuất của nghề

Nêu ví dụ của nghề trong quá trình công nghệ sản xuất (thuộc loại quy trình sản xuất cơ bản nào ?).

- Đối tượng, phương tiện và sản phẩm (kết quả) của lao

động.

- Nội dung và tính chất của hoạt động (những chức năng cơ bản tạo thành quá trình hoạt động nghề nghiệp, mối quan hệ giữa chúng) người lao động trong nghề cần phải có những hiểu biết gì (chỉ ra những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành cơ bản). Mối quan hệ của nghề nghiệp với những nghề khác (hoặc chuyên ngành khác trong quá trình lao động).

- Ảnh hưởng của cơ giới hóa, hóa học hóa, điện khí hóa tự động hóa, tin học hóa đến nội dung và đặc trưng của lao

động trong nghề nghiệp đó.

3) Những điều kiện làm việc và yêu cầu của nghềđối với người lao động

- Điều kiện vệ sinh lao động : Khoảng không gian làm việc, tư thế, tiếng ồn, nhiệt độ v.v..., yêu cầu về tình trạng sức

khỏe, các chống chỉđịnh nghề.

- Đặc trưng tâm lý của lao động : Mặt hấp dẫn hay không hấp dẫn của công việc, các thành phần sáng tạo, tính chất khó khăn, mức độ trách nhiệm những yêu cầu đặc biệt về

thể lực và đặc điểm tâm lý của con người, chất lượng giỏi của thợ lành nghề.

- Điều kiện xã hội : ánh hưởng của nghề nghiệp đến cuộc sống, hình ảnh về đời sống của người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó v.v...

- Điều kiện kinh tế : Tổ chức lao động, hệ thống tiền lương, thu nhập (năng suất, phụ cấp nghề...).

- Một số kiến thức về luật lao động : Sắp xếp công ăn việc làm, tiền lương, thời gian làm việc trong ngày, chế độ

nghỉ ngơi, điều trị bệnh tật khi ốm đau v.v... 4) Hệ thống đào tạo

- Hướng dẫn về hệ thống đào tạo nghề : đại họ.c, trung học chuyên nghiệp, các trường lớp dạy nghề, tập trung hay tại chức.

- Gắn liền giữa đào tạo nghề nghiệp với hoạt động lao

động và học tập trong nhà trường phổ thông.

- Mức độ và khối lượng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề

nghiệp cần thiết để trở thành thợ lành nghề trong nghề nghiệp

đó.

- Xu hưởng phát triển của nghê.

- Có thể hiểu biết thêm về nghềở nơi nào.

- Cần đọc những điều gì để hiểu biết nghề nghiệp.

Khi tiến hành trao đổi, việc lựa chọn các vấn đề như

chúng tôi trình bày ở trên phụ thuộc vào sự giao tiếp của những đại diện trong nghề với học sinh. Các cuộc mạn đâm

trao đổi thường đạt được hiệu quả cao khi nó được tiến hành dưới sự chỉ đạo của những chuyên gia giỏi, thợ lành nghề

trong các nghề định đề cập tới đồng thời còn phụ thuộc vào trình độ chuyển tải hiểu biết của mình tới học sinh. Trong trao

đổi, không nên chi đề cập tới mặt dễ dàng tốt đẹp của nghề mà

điều không kém phần quan trọng là phải chỉ rõ cho học sinh thấy những khó khăn và khả năng sáng tạo để khắc phục những khó khăn đó trong hoạt động nghề nghiệp.

Có thể sử dụng lịch sử của bản thân mình hoặc cua những người lao động khác để làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn tới kết quả, thành tích trẽn con đường nắm vững nghề nghiệp.

Nội dung sản xuất trong nghềđược đề cập tới trong cuộc trao đổi thường ngắn hơn so với việc truyền thụ nội dung đó trong khi tham quan ở xí nghiệp, hợp tác xã, bởi vì tật những nơi này, học sinh có điều kiện trực tiếp quen biết với công cụ,

đối tượng lao động, quan sát các thao tác, thủ thuật làm việc

v.v...

Việc trao đổi không cẩn thiết phải diễn ra quá trang trọng mà mỗi vấn đề nêu ra phải có những sự kiện minh họa. Càng không nên mang tính chất như một cuộc cổ động. Phải làm sao cho học sinh, thông qua cuộc mạn đàm cảm thấy

được sự tự do đầy đủ trong lựa chọn nghề.

Nội dung và hình thức tiến hành trao đổi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Ví dụ, ở các lớp đầu cáp PTCS học sinh chưa có được ý niệm rõ rệt về nghề nghiệp, chưa có hứng thú ổn định trong việc lựa chọn nghề. Do đó, việc hướng nghiệp cho học sinh các lớp này chi nên tiến hành một cách hợp lý và có hệ thống thông qua giáo dục lao động

để các em có thể có điều kiện quen biết với hoạt động nghề

nghiệp và lao động của người lớn, tự mình biết lĩnh hội được một số những kỹ năng lao động ban đầu. Ở các lớp này, việc

trao đổi nghề nghiệp nhằm mục đích hướng nghiệp cho học sinh có thể thực hiện thông qua tranh ảnh, trong đó có mô tả

các dạng hoạt động khác nhau để giúp các em thấy rõ tính đa dạng và phong phú của lao động. Nội dung trao đổi cũng có thể đề cập tới những công việc của cha mẹ các em đang làm (ở đâu và làm gì), qua đó ' học sinh bước đầu làm quen với nghề nghiệp và hoạt động lao động của người lớn cũng như

lợi ích của lao động mà chính cha mẹ các em mang lại cho địa phương và đất nước.

Đọc sách có vai trò lớn giúp cho học sinh làm quen với nghề nghiệp và hoạt động lao động. Khi đọc các tác phẩm nghệ thuật, chúng la sẽ có điều kiện giáo đục cho các em thái

độ lao động, quí trọng sản phẩm xã hội, cũng như hiểu biết nhiều nghề nghiệp hơn.

Để cho học , sinh nhỏ có được những khái quát cụ thể về

một nghề nào đó, giáo viên nên kể chuyện cho các em về lao

động của cha mẹ các em, về lao động học tập của bản thân và lao động giúp gia đình theo các tiêu đề như : "Em giúp mẹ em như thế nào ?", Ở lớp 1,2 ; "Em nhìn thấy những gì ở cánh

đồng hợp tác xã ?", Ở lớp 2,3 ; "Chúng ta trồng cây và chăm sóc chúng như thế nào ?", Ở lớp 3,4 ; "Em muốn trở nên một người như thế nào ?", đối với học sinh lớp 4,5.

Để học sinh nhỏ quen biết với nghề nghiệp, sau khi trao

đổi với các em, nếu có điều kiện, có thể tiến hành tổ chức tham quan những cơ sở sản xuất chung quanh trường, điều đó cho phép hình thành những kiến thức sâu sắc về lao động sáng tạo của quần chúng lao động cho các em.

Với tất cả những hình thức mạn đàm, trao đổi như vậy với học sinh nhỏ, ở buổi ban đầu sẽ hình thành một số khái niệm chung nhất về nghề này hay nghề khác, dần dần các em sẽ bắt đầu tách một nghề nào đó ra khỏi tổng số các nghề mà em đã biết. Chính lúc đó là lúc khái niệm về nghề của em đã

được hình thành. Khái niệm này sẽ được thể hiện thông qua các trò chơi, trong đó các em cố gắng bắt chước những dạng lao động khác nhau, và sau đó tự minh bắt đầu có sự thích thú với một dạng trò chơi nhất định. Dần dần sự thích thú này chuyển hóa thành một khuynh hướng, sở thích đối với một nghề nghiệp trải qua sự lớn về nhận thức và kinh nghiệm sống.

2.3. Mẫu chuẩn bị tiến hành hội thảo 1) Mục đích của việc tổ chức diễn đàn

- Giúp cho mỗi học sinh có những suy nghĩ đúng đắn vé nghề nghiệp, cách thức tìm hiểu sâu về một nghề để có được những phát biểu cụ thể của mình trên diễn đàn.

- Tạo điều kiện để mỗi học sinh được trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình đối với một nghề nào đó.

- Qua trao đổi công khai, giáo viên có khả năng hiểu biết hơn về tâm tư, nguyện vọng của học sinh, qua đó mà có biện pháp uốn nắn những quan điểm không đúng, phát huy bồi dưỡng những suy nghĩđúng đắn của các em.

- Tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa học sinh (theo chiều sâu), tạo ra sựđoàn kết nhất trí, không khí tập thể trong hoạt

động của lớp học.

2) Yêu cầu của việc tổ chức diễn dàn

- Mọi học sinh trong lớp đều có quyền và trách nhiệm tham gia góp ý kiến của mình trước tập thể.

- Phải đảm bảo tự do tư tưởng, tránh gò ép, bó buộc. - Diễn đàn phải đảm bảo không khí vui về phấn khởi, hình thức phải trang nhã, nội dung súc tích.

- Phải có sự chỉ đạo chung của nhà trường về quan điểm, tư tưởng, tránh tùy tiện trong tham gia phát biểu. Các bài phát biểu chính thức phải có sự góp ý của giáo viên hướng dẫn.

3) Các bước tiến hành

Chủ tọa diễn đàn nêu vấn đề, nói rõ ý nghĩa và yêu cấu việc tổ chức buổi diễn đàn đó, khích lệ tâm thế của mỗi học sinh vào việc tham gia đóng góp ý kiến cho diễn đàn.

- Phát biểu ý kiến cá nhân. Người điều khiển mời những người có ý kiến đi đúng hướng.

- Giáo viên chủ nhiệm được mời phát biểu với nội dung tổng kết diễn đàn ra những quan điểm chỉ đạo nhằm hướng dẫn cho học sinh có quan điểm đúng trong lựa chọn nghề.

2.4. Mẫu tổ chức cho học sinh tham quan tại các cơ sở sản xuất

1) Xác định mục đích buổi tham quan

- Phục vụ cho loại chuyên đề nào trong sinh hoạt hướng nghiệp ?

- Giúp học sinh quen biết với dạng lao động cụ thể nào ? - Giúp cho viện hình thành nhận thức lao động nghề nghiệp nào cho học sinh ?

2) Định ra những yêu cầu của việc tổ chức tham quan

- Yêu cầu về chỉ đạo (của giáo viên hướng dẫn và cơ sở

sản xuất)

- Yêu cầu về nội dung (thực hiện tại nơi tham quan và khi ở trường) .

Yêu cấu về tổ chức nhân sự, thời gian.

3) Tiến hành trao đổi về mục đích, yêu cầu với các cán bộ lãnh đạo cơ sở sản xuất để cụ thể hóa nội dung, thống nhất về thời gian, địa điểm và cán bộ hướng dẫn tham quan.

4) Học sinh tham quan dưới sự chỉ dẫn của cán bộ, công

nhân tại cơ sở sản xuất theo lịch trình đã định, tiến hành những cuộc trao đổi ngắn giữa hướng dẫn viên và học sinh.

5) Họp đoàn tham quan, trao đổi rút kinh nghiệm

tổng kết buổi tham quan sản xuất, đề ra những công việc tiếp theo cho học sinh nhằm khắc sâu kết quảđã đạt được.

2.5. Mẫu soạn giáng chuyên đ "Phương hướng phát triển kinh tế các ngành nghề của địa phương trong thời gian tới"

1) Mục đích yêu cầu

- Làm cho học sinh nắm được yêu cầu phát triển kinh tế

và nghề nghiệp của địa phương trong thời gian tới để từ đó xác định vị trí và trách nhiệm của mình góp một phần xây dựng quê hướng giàu mạnh.

- Tăng thêm lòng tin tưởng, tình cảm gắn bó với quê hương cho mỗi học sinh.

2) Phương pháp tiến hành

- Lãnh đạo nhà trường (Ban hướng nghiệp) liên hệ với những bộ phận có liên quan tới nội dung chuyên đề ở địa phương để sưu tập tư liệu soạn giảng.

- Có thể mời chính những cán bộ địa phương am hiểu tình hình tới trường để giảng cho học sinh.

3) Kế hoạch soạn giảng

Bài giảng gồm các phần

Vài nét vềđặc điềm mình hình địa phương :

+ Đặc điểm về tự nhiên (khí hậu, địa hình, dân số, đất

đai, động, thực vật ... . ) .

+ Đặc điểm xã hội (dân số, mật độ phân bố, tỷ lệ sinh

đê, số lao động chính và phụ, mức độ phát triển về tổ chức sản xuất cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, cơ sở văn hóa giáo dục, y tế )

+ Tình hình sản xuất trước đây và hiện nay (các chỉ tiêu kinh tế đã đạt được, quy mô và tốc độ phát triển các ngành

nghề chủ yếu, các nguyên nhân dẫn tới thành tích và hạn chế

trong phát triển kinh tế).

- Phương hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới (kế hoạch 5 năm :

+ Các chi tiêu chính về nông nghiệp (diện tích sản lượng và lúa, rau màu, cây công nghiệp, lâm nghiệp, số đàn gia súc, gia cấm ...).

+ Các chỉ tiêu về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (những ngành chủ yếu ở địa phương trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp : tên nghề, số lao động, giá trị

sản phẩm, yêu cầu đòi hỏi hiện nay ...).

+ Phương hướng tổ chức mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ và kinh doanh, phục vụ đời sống nhân dân địa phương. -

Kế hoạch phân bố lại lao động và qui mô đào tạo nghề nghiệp ởđịa phương :

+ Chỉ tiêu cân đối về lao động (tổng số lao động hiện có, số lao động cần có để phát triển kinh tế, các ngành nghề ởđịa phương, số lao động thừa - thiếu trong các lĩnh vực kinh tế và dịch vụ.

+ Các biện pháp phân bố lại lao động và đào tạo nghề

(điều phối nội bộ giữa các lĩnh vực kinh tế trong từng địa

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)