VAI TRÒ CỦA TỐ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC CHUẨN BỊ CHO HỌ C SINH L Ự A

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 129)

CHO NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

Nhiệm vụ chính của tổ chức Đoàn TNCS HCM trong trường phổ thông với tư cách là một thành phần của hệ thống hướng nghiệp là hình thành cơ sở đạo đức của lý tưởng và hứng thú nghề nghiệp cho học sinh, là sự tham gia tích cực, trước tiên, vào quá trình giải quyết những vấn đề hướng nghiệp đòi hỏi những cơ sở đạo đức ở mức độ cao. Những nhiệm vụ này được cụ thể hóa như sau :

- Một là hình thành cho học sinh những động cơ lựa chọn nghề mang giá trị xã hội, có nguyện vọng muốn góp sức mình vào thành quả chung của đất nước.

- Hai là giáo dục cho học sinh nhu cầu lựa chọn nghề đúng đắn : có nghĩa là lựa chọn một cách tự tin, chủđộng, tự

do, có ý thức vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội, vừa phù hợp với hứng thú cá nhân.

- Ba là giáo dục cho học sinh có hứng thú kiên định với một số nghề mà xã hội đòi hỏi sự .phân bố lao động nhiều nhưng cũng đầy gian nan thử thách như : nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong giai đoạn hiện nay.

Những phương pháp và hình thức cơ bản về công tác hướng nghiệp của Ban chấp hành Đoàn trường có thể là : trình

bày mạn đàm trao đối, hội nghị, thông tin, gặp gỡ dạ hội, giao lưu, báo chí, giới thiệu các thủ tục đi vào chuyên ngành, ra các tập thông tin nghề ngắn gọn ; đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền cho những dạng lao động mà hiện nay xã hội

đang đòi hỏi ; lôi cuốn học sinh vào lao động công ích xã hội (đặc biệt là lao động sản xuất).

Các Ban chấp hành Đoàn của nhà trường phổ thông phải có mối quan hệ thường xuyên với các Ban chấp hành của các cơ sở sản xuất, các trường THCN dạy nghềđể có thể tận dụng sự giúp đỡ của các cơ sở này trong công tác ngoại khóa như

thành lập các câu lạc bộ kỹ thuật, câu lạc bộ giáo viên, các đội sản xuất của thanh niên học sinh, v.v...

Các Ban chấp .hành Đoàn trường phổ thông cần phổ

biến những kiến thức sư phạm tới những cơ sở Đoàn của các cơ quan bạn để sự giúp đỡ của họ đối với công tác của nhà trường đi đúng hướng.

Dưới đây, chúng tôi trình bày một vài nội dung cụ thể

hóa các nhiệm vụ nêu trên.

Một số tiêu đề có thể lựa chọn trong các cuộc hội họp, mạn đàm trao đổi của Chi đoàn với mục đích hướng nghiệp :

- Đồng chí hiểu như thế nào là lựa chọn nghề nghiệp

đúng đắn ?

- Con đường chúng ta sẽ chọn.

- Cá nhân và xã hội trong lựa chọn nghê.

- Nghề tương lai của bạn - nghềđó sẽ là như thế nào ? - Sở thích và nghĩa vụ khi lựa chọn nghề.

- Đồng chí đã làm gì để chuẩn bị cho nghề tương lai ? - Nếu như Tổ quốc kêu gọi ?

- Hôm nay và ngày mai của nghề nghiệp mà đống chí lựa chọn là như thế nào ?

- Tài năng và nghề nghiệp (đạo đức và nghề nghiệp). - Trường phổ thông chuẩn bị cho đồng chí những gì để đồng chí đi vào cuộc sống ?

- Quan hệ giữa giá trị con người và lao động.

- Đồng chí hiểu như thế nào về công việc thích thú và công việc không thích thú ?

- Ý nghĩa của cuộc sống bao gồm những gì, theo đồng chí ?

- Tương lai của đồng chí phụ thuộc vào những điều gì ? Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang mở

ra trước mắt đồng chí những triển vọng gì ?

Ban chấp hành Đoàn các xí nghiệp, hợp tác xã, và cơ

quan dạy nghề xung quanh nhà trường có thể tổ chức những ngày tiếp đón học sinh vào cơ sở mình ; triển lãm lưu động tại các trường phổ thông trong huyện ; xuất bản các tập sách ngắn nói về cơ sở sản xuất của mình, chiếu phim, gặp gỡ, trao đổi, tổ chức hội thảo v.v... Tất cả những hoạt động này nhằm giúp cho học sinh quen biết với các dạng lao động về nghề nghiệp của địa phương.

Ban chấp hành Đoàn trường phổ thông (ngoài việc trực tiếp tham gia cộng tác với Ban chấp hành cơ quan xí nghiệp) cổ thể tiến hành tổ chức các buổi dạ hội gặp gỡ những học sinh đã tốt nghiệp ra trường, dạ hội có nội dung về một nghề

nào đó ; các trò chơi thi đấu, hội thi tay nghề, đọc và thảo luận nội dung những sách nói tới nghề nghiệp ; xem các loại chương trình phim ; tổ chức tham quan, du lịch, câu lạc bộ.

Tìm hiểu khuynh hướng và sờ thích nghề nghiệp của học sinh, để vạch ra năng lực của các em là nhiệm vụ chính và phức tạp của công tác hướng nghiệp. Song, chỉ với những công Việc này cũng đủ gây ra hàng loạt khó khăn cho các cán bộĐoàn, bởi vì họ chưa được trang bị một cách đầy đủ những

kiến thức giáo dục và tâm lý, thiếu những kỹ năng và kỹ xảo công tác cần thiết. Do đó, vai trò của Ban chấp hành Đoàn trong công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông là góp phấn giúp đỡ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp, những người chỉ đạo các nhóm kỹ thuật, ngoại khóa trong việc nghiên cứu khuynh hướng, sở thích của học sinh, chỉ rô năng lực của các em bằng hai con đường cơ bản đó là :

- Lôi cuốn học sinh vào các công việc mà các em thích thú như các hoạt động hoặc phụ trách các câu lạc bộ, dạ hội,

đội sân xuất, nhóm ngoại khóa v.v. . .

- Thông qua việc trao các nhiệm vụ cụ thể thường xuyên hay nhất thời cho học sinh (phụ trách Sao nhi đồng, Đội thiếu niên, biên tập báo tường, điều khiển các câu lạc bộ thiếu niên v.v...)

Chúng ta có thể nói tới một sự giới hạn tương tự trong công tác tư vấn nghề nghiệp của cán bộ Đoàn Thanh niên,

điều này dễ hiểu hơn vì công tác tư vấn nghề đòi hỏi những người có trình độ chuyên sâu và những tài liệu chuyên ngành

đặc biệt. Do vậy, Ban chấp hành Đoàn có nhiệm vụ thu thập những tư liệu về các nội dung có liên quan tới tư vấn nghề, chẳng hạn nhu cầu phân bốđội ngũ cán bộở địa phương ; các ngành nghề của địa phương, những cán bộ, công nhân đến để

giúp đỡ nhà trường hiểu biết địa điểm các cơ quan, xí nghiệp, nội dung các ngành nghề có trong các cơ sở sản xuất của họ ; những tư liệu giúp cho việc hiểu biết nghề nghiệp của học sinh sâu sắc hơn ; cùng với Ban chấp hành Đoàn cơ sở sản xuất, Ban chấp hành Đoàn trường phổ thông có thể tổ chức các cuộc họp liên tịch với ban lãnh đạo chính quyền, công

đoàn tại các cơ sở đó để đi tới việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc dạ hội lao động theo các chủ đề như : Vai trò của Đoàn thanh niên trong lao động và cuộc sống : Người thợ là đoàn viên thanh niên cần phải như thế nào ? Lao động -

đó là danh dự, lòng dũng cảm và anh hùng cách mạng. Hiểu như thế nào về làm chủ bản thân trong lựa chọn nghề nghiệp

v.v... Tiến hành các ngày thứ bảy và chủ nhật lao động cộng sản, tổ chức gặp gỡ giữa những người sản xuất tiên tiến với học sinh ; triển lãm tranh ảnh, lịch sử cơ sở sân xuất v.v...

Để có thể làm tốt công tác hướng nghiệp, Ban chấp hành

Đoàn trường cần phải mở những lớp tập huấn ngắn hạn cho các đoàn viên thanh niên tích cực, với sự tham gia hướng dẫn của những cán . bộ có trình độ chuyên môn tại các cơ sở sản xuất cơ quan dạy nghề, trường lớp đại học và trung học chuyên nghiệp. Việc học tập này nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết cần thiết về vấn đề sử dụng' tài nguyên, phân bố lao động, tiêm năng và phương hướng phát triển kinh tế

của địa phương.

Công tác hướng nghiệp đặt trước các Ban chấp hành

Đoàn trường phổ thông không chỉ những nhiệm vụ có liên quan tới việc tìm ra các hình thức và phương pháp, mà điều quan trọng hơn là tổ chức một cách có hiệu quả các hình thức hoạt động thực tiễn của đoàn viên, như đã được đề cập tới ở

trên, làm cho mỗi hoạt động này gắn liền với quá trình nâng cao nhận thức tư tưởng, đạo đức, đồng thời mở ra trước mắt học sinh những nội dung lao động nghề nghiệp cụ thể, tạo cho họ những cơ sở thực tiễn trong việc xác định bước đi trong tương lai của chính họ. : Tất cả những công việc kể trên phải

được thiết lập có hệ thống theo một kế hoạch xác định đối với mỗi khối lớp trong từng thời gian quy định trách nhiệm cho cá nhân hoặc tập thể có kiểm tra, đôn đốc. Trong khi thiết lập kế

hoạch, Ban chấp hành Đoàn trường cần đặc biệt lưu ý tới kế

hoạch triển khai đối với học sinh các lập cuối cấp. Cán bộ Đoàn tìm hiểu một cách sâu sắc các vấn đề cụ thể như :

- Học sinh cuối lớp PTCS và PTTH sẽ tiếp tục học tập và làm việc ởđâu, trong những linh vực nghề nghiệp nào ? Sở

thích của học sinh lớp 9 và lớp 12 hiện nay là gì ?

- Danh mục nghề nghiệp và chỉ tiêu tuyển chọn, tiêu chuẩn tuyển chọn của cấp trên đối với học sinh cuối cấp PTCS và PTTH trong năm như thế nào ?

- Làm như thế nào để học sinh cuối cấp có thể có điều kiện quen biết với những nghề nghiệp khác nhau trong các cơ

sở sản xuất ?

- Phải tổ chức những hoạt động ngoại khóa nào để phù hợp với tình hình thực tiễn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ

và sở thích của học sinh cuối cấp ?

- Làm thế nào để giáo dục học sinh cuối cấp hứng thú với những nghề nghiệp và lĩnh vực lao động mà địa phương

đòi hỏi ?

- Xây dựng, bổ sung các phòng, góc hướng nghiệp, hình thành ban tư vấn nghề, v.v...

Sự phân tích toàn diện như vậy trong công tác hướng nghiệp của Ban chấp hành Đoàn trường và các lớp chỉ có thể

thực hiện được trên cơ sở của sự phối hợp chặt chẽ với tập thể

sư phạm, với các giáo viên chủ nhiệm lớp, với Ban chấp hành

Đoàn các cơ sở sản xuất và cơ quan bạn có liên quan.

Tùy thuộc vào trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ trong Ban chấp hành Đoàn, những phần việc nằm trong nội dung hướng nghiệp sẽđược trao cho phù hợp để tiện việc theo dõi và triển khai công tác này.

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)