Một vài nét về việc sử dụng học sinh tốt nghiệp ra

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 33)

II. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP

1.Một vài nét về việc sử dụng học sinh tốt nghiệp ra

trường

Sử dụng một cách đúng đắn tiềm lực của thế hệ trẻ cả về

thể chất và tinh thần là một nguyên tắc chỉđạo của tổ chức lao

động khoa học và là điều kiện cần thiết để đảm bảo nhịp điệu phát triển nhanh chóng của xã hội. Giải quyết vấn đề này phải nhìn nhận về cả hai phương diện: một là làm sao giúp cho mỗi người có thể tìm thấy cho mình một lĩnh vực hoạt động phù hợp với nàng lực, sở trường của bản thân và hai là phải tạo ra những phương thức đào tạo đúng đắn, hợp lý nhằm thu hút thế

hệ trẻ theo nhu cầu lao động của nghề nghiệp xã hội. Giải quyết những vấn đề đặt ra, có ý nghĩa lớn lao về kính tế, là công việc không chỉ của mỗi cá nhân, một đơn vị tập thể mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nó đòi hỏi một thời gian dài, có định hướng, có kết hoạch và hết sức khoa học. Nhìn lại những năm qua, hàng năm ở nước ta có hàng triệu học sinh phổ thông tốt nghiệp ra trường, song như ta thấy có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa phát triển giáo dục phổ

thông trung hóc đối với đào tạo nghề (tỷ lệ học sinh vào phổ

thông trung học hàng năm khoảng 28-30%, trong khi đó học sinh vào trường nghề giảm từ 21,2% năm học 1977-1978 xuống còn 6,98% năm học 1980-1981). Có sự mất cân đối giữa đào tạo công nhân với đào tạo trung đại học. Hiện nay ở

ta cứ 3 cán bộ đại học và trung học thì có 1 công nhân (năm 1977-1978) và giảm xuống còn 1/1 vào năm 1980-1981. Hàng năm, số lượng học sinh tốt nghiệp các cấp chưa được bố trí công ăn việc làm có tới nửa triệu, song nhưđiều tra sơ

bộ của tổ tâm lý giáo dục trường ĐHSP Việt Bắc có trên 2.400 học sinh cuối cấp PTTH cho ta biết khoảng 93,7% có dự tính và nguyện vòng lên đại học, 4,5% đi theo các hướng khác, chỉ cố 1,7% có nguyện vọng vào học nghệ (con sỗ của viện dạy nghề điều tra trên 2.000 học sinh vùng đồng bằng cho ta thấy : 89,3% thích đi học đại học ; 5,9% đi các hướng

khác ; 4,7% có nguyện vọng học nghề) .

Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nhận định : "Chúng ta chưa nhận thúc rõ tầm quan trọng của vấn đề này và những năm qua đã tiến hành công tác này chậm quá. Vì thế hàng năm, mấy chục vạn học sinh phổ thông trung học ra trường chưa được chuẩn bị và cảm thấy bỡ ngỡ khi đi vào lao động sản xuất. Thậm chí có nhiều người mới chỉ thấy có một con

đường tiếp tục đi lên là : phổ thông cơ sở - phổ thông trung học - rồi vào đại học, không được như vậy thì cho rằng giáo dục không đáp ứng được nhu cầu xã hội

(Ví dụ : Trên mặt trận nông nghiệp - mặt trận yêu cầu số

lượng tuổi trềđông đảo nhất, có sức khỏe trình độ văn hóa tại là nơi thanh niên học sinh sau khi học xong phổ thông muốn xa rời nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong các năm học 1996-1997 và 1997-1998 tại 18 trường PTTH các tỉnh Bắc Thái, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hà Bắc, Quảng Ninh trên 1547 học sinh lớp 12, chỉ 1,2% số học sinh có nguyện vọng

được ở lại quê hương sản xuất. Đây là một tỷ lệ rất thấp, phản ánh xu hướng muốn thoát ly nông nghiệp của thanh niên, mặc dù chính trên mảnh đất quê hương ấn đã nuôi họ trưởng thành về nhiều mặt).

Mặc khác, nhà trường phổ thông chúng ta chưa chú ý và chưa có điều kiện thuận lợi để học sinh trong quá trình học tập có thể phát triển hứng thú, sở trường kỹ thuật, hiểu biết về

nghề nghiệp xã hội. Học sinh thường chỉ quen biết với một số

lượng nghệ rất ít ỏi và sự quen biết này mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức của nghề (theo sự điều tra của chúng tôi, học sinh vùng thành thị biết tư 8-10 nghề, vùng núi xa xôi hẻo lánh biết từ 3-4 nghề) .

Đó là chưa kể tới sự am hiểu tình hình phát triển kinh tế

Thi tuyển vào trường chuyên nghiệp bao giờ cũng là sự

lựa chọn từ tống số lớn học sinh . để thu nhận lấy một số

lượng vừa đủ theo nhu cầu phát triển kinh tế. Ở nước ta, trong phát triển tâm lý xã hội nói chung của các bậc cha mẹ, vẫn coi các kỳ thi tuyển chọn là mục đích duy nhất đối với sự đi lên của con em họ, chính trào lưu này đã tạo cho không khí thi cử

hết sức căng thẳng. Tỷ lệ số học sinh thi vào so với khả năng tuyển chọn chênh lệch nhau quá lớn, có khi là 1 chọi 100 mặc dù học kém, không có cơ sởđể tin là mình thi đỗ vẫn cứ tham gia bồi dưỡng, luyện thi cho con cái. Đây không chỉ là sự chi phí khá lớn của nhà nước, mà đồng thời làm xuất hiện không ít những hiện tượng tiêu cực trong và ngoài nhà trường vào các kỳ thi.

Tình trạng trên đây của nhà trường phổ thông chúng ta dẫn tới đòi hỏi trước mắt phải làm Bao Cho hàng chục triệu học sinh ra trường hàng năm được định hướng về nghề

nghiệp, được chuẩn bị về tư tưởng, về kỹ năng lao động có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cần thiết để hăng hái đi vào các lĩnh vực nghề nghiệp. Không làm được điều đó, chúng ta không thể sử dụng hợp lý sức lao động của thế hệ trẻ, chưa gắn được trách nhiệm của người thanh niên với sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 33)