II. CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỐ THÔNG
2. Đảm bảo phương hướng kỹ thuật tổng hợp của công tác bướng nghiệp
công tác bướng nghiệp
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp (GDKTTH) được coi là cơ
sở của mọi mặt hoạt động trong nhà trường, trong đó có hoạt
động hướng nghiệp. Bản chất của nguyên tắc này trong công tác hướng nghiệp là ở chỗ nó tạo ra nền móng về mặt tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghiệp, hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cơ bản và phổ biến nhất trong các lĩnh vực sản xuất hiện nay, để giúp học sinh có được điểm tựa vững chắc khi bước chân vào các cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi cuộc cách mạng KHKT
đang diễn ra nhanh chóng, khối lượng và chủng loại các phương tiện kỹ thuật, các quy trình công nghệ ngày một gia tăng, biến đối không ngừng ; sự xuất hiện nhiều nghề mới trong sản xuất vật chất và nhất là trong lĩnh vực dịch vụđang hàng ngày hàng giờ ảnh hưởng đến thực trạng biến đổi nhân lực trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Một xu thế chung của nhiều thanh niên học sinh là đi sâu vào một nghề và biết nhiêu nghềđể khắc phục tình trạng khan hiếm việc làm hiện nay. Bản thân cơ chế thị trường do biến
động của công cuộc đổi mới trong một số năm qua cũng làm nảy sinh một cách tự phát chiều hướng học thêm, tầm sư học
đạo trên nhiều lĩnh vực, thi vào nhiều trường đại học và THCN để thử học và "ăn may"
Kết quả điều tra 1200 sinh viên năm thứ nhất của các trường ĐHSP Việt Bắc, ĐHCN Thái Nguyên, ĐH Y khoa Bắc Thái cho ta thấy có tới 82,6% số sinh viên khi thi đại học đều
dự thi từ 2 trường trở lên, một số em thi đỗ nhiều trường để
rồi chọn lấy một trong sốđó. Từ thực thế này, vấn đề giúp các em có được nhãn quan đúng và rộng trong khi chọn nghề
thông qua nền móng GDKTTH là cực kỳ cần thiết. Nên móng này được đặt trong hệ thống các bài học kỹ thuật phổ thông, các môn khoa học cơ bản, các môn tự chọn và các giờ tham quan thực hành thí nghiệm, lao động sản xuất. Tất nhiên cần có sự gia công sư phạm cho phù hợp lứa tuổi đặc thù môn học và đặc điểm kinh tế xã hội địa phương.