V. HƯỚNG NGHIỆP TRONG GIẢNG DẠY BỘ
2. Môn học kỹ thuật phổ thông
Như ta đã biết, khi lĩnh hội các kiến thức trong hệ thống các bộ môn khoa học cơ bản tương ứng với lôgíc nội tại của mỗi môn học sẽ giúp cho học sinh có cơ sở vận dụng những kiến thức này vào quá trình lao động. Song, sự chuẩn bị này cho học sinh hoàn toàn chưa đầy đủ. Nhìn chung, nó mới chỉ
tạo nên những điều kiện hữu hiệu về mặt ý thức đối với các nhiệm vụ lao động được trao, tất nhiên, là không phải lúc nào
học sinh cũng sử dụng những điều kiện này. Trong quá trình làm việc, học sinh thường không chú ý tới tác dụng của những kiến thức học, không vận dụng chúng vào quá trình giải quyết những nhiệm vụ lao động cụ thể. Quá trình lao động trong những trường hợp này, như vậy, mang nặng tính chất thủ
công, máy móc ; nó không kèm theo tính tích cực của tư duy' Tất cả những điều đó làm giảm sút ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng của lao động. Vì thế, vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một hệ thống điều khiển sư phạm quá trình lao động của học sinh để các em có thể học được cách ứng dụng những kiến thức khoa học vào công tác lao động một cách có ý thức. Nhóm quan trọng hơn cả trong hệ thống này là việc dạy môn học kỹ thuật phổ thông. Mục đích của môn học kỹ thuật phổ
thông không chỉ giới hạn trong việc giúp học sinh sử dụng các kiến thức khoa học cơ bản trong quá trình lao động ở xưởng trường, vườn trường và điều đó càng không thể đầy đủ trong lĩnh vực sản xuất thực tiễn, chính bởi thế trong giảng dạy KTPT song song với việc sử dụng những kiến thức kỹ thuật tổng hợp từ các bộ môn khoa học cơ bản, cần thiết phải vũ
trang cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp về kỹ
thuật, công nghệ học và tổ chức lao động của sản xuất. Để đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa các kiến thức khoa học với các dạng lao động, chúng ta có thể sử dụng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường hoặc trong các lĩnh vực sản xuất ngoài xã hội. Những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật tổng hợp mà học sinh tiếp thu được thông qua bộ môn KTPT là phần hợp thành quan trọng trong việc chuẩn bị kỹ thuật tổng hợp đại cương cho các em. Cùng với những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập các cơ sở khoa học, hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật tổng hợp nói trên sẽ tạo thành sự toàn vẹn cho hệ thống giảng dạy kỹ thuật tổng hợp, một bộ
phận trọng yếu làm cơ sở cho giáo dục kỹ thuật tổng hợp nói chung. Nếu chúng ta xét cả về phương diện giáo dục của
giảng dạy KTPT thì có thế rút ra một kết luận đúng đắn, có cơ
sở rằng : nó là một phương tiện quan trọng của sự phát triển toàn diện đối với học sinh.
Từ toàn bộ quá trình xem xét khái niệm nói trên trong các dạng lao động chủ yếu đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, chúng ta có thể/rút ra những đặc trưng cơ bản chung nhất của các dạng lao động đó theo các quan điểm sau
đây : - Mục đích lao động trong bất kỳ dạng lao động nào (kể
cả lao động sản xuất trong hoạt động thực tiễn) đều mang nặng tính chất học tập nhằm chuẩn bị cho học sinh tham gia vào lao động xã hội.
Tính chất của nội dung, phương pháp học tập lao động
đều thấm sâu tư tưởng lao động kỹ thuật tổng hợp.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc chuẩn bị cho học sinh thông qua các dạng lao động học tập là :
+ Giáo dục thái độ lao động của người lao động XHCN.
+ Hình thành những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật văn hóa lao động cơ bản, phổ biến cả trong sản xuất vặt chất và hoạt động hàng ngày. Bước đầu học sinh tạo ra sản phẩm cho xã hội .
+ Giải quyết một phần quan trọng trong giáo dục kỹ
thuật tổng hợp.
+ Góp phần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của công tác hướng nghiệp (tuyên truyền, thông tin nghề) : phát triển nông lực và hứng thú nghề, cô kỹ năng tay nghề ở mức độ
chung nhất.
- Nội dung của các dạng lao động được sắp xếp theo một trình tự liên tục, có hệ thống, đảm bảo mối quan hệ với công tác giáo dục và giáo dưỡng, có phân hóa.
sư phạm và đội ngũ giáo viên, có sự kết hợp giữa việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường và xã hội.
Những đặc trưng nêu trên hoàn toàn đáp ứng những nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông cả về mặt nhận thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Cho nên, có thể thừa nhận quan điểm cho rằng lao động của học sinh là bộ phận xung kích, đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác hướng nghiệp, tác dụng của nó là trực tiếp và cụ thể. Vì thế, mặc dù lao động và hướng nghiệp là hai bộ phận có cấu trúc chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức tiến hành khác nhau, song đó là hai bộ phận gần gũi nhau hơn cả, có quan hệ xen kẽ và kế thừa lẫn nhau. Tuy nhiên, cần tránh hai quan niệm phổ biến hiện nay trong đội ngũ giáo viên : quan niệm thứ nhất coi lao động chính là hướng nghiệp, đánh
đồng giữa phương tiện và mục đích, giữa phương thức đào tạo và hiệu quả của nó ; quan niệm thứ hai coi hiệu quả hướng nghiệp chỉ do một bộ phận duy nhất là lao động cấu thành. Cả
hai quan niệm trên đều dẫn tới những hạn chế trong khi thực hiện công tác hướng nghiệp : hạn chế về lực lượng tham gia, hạn chế về phương hướng và biện pháp khai triển công tác này . . .