I TỔ CHỨC PHÒNG HƯỚNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 110)

Để tiến hành tuyên truyền nghề cho học sinh, kinh nghiệm của nhiều trường phổ thông các nước XHCN trước

đây và ở nước ta cho thấy cần thiết phải thành lập các phòng hoặc góc hướng nghiệp trong trường học cũng như tại các cơ

sở sản xuất có liên quan. Hiệu quả đạt được của hình thức tuyên truyền nghề nghiệp này phụ thuộc vào cách thức tổ

chức xây dựng nội dung và hình thức của phòng hướng nghiệp.

Phòng hướng nghiệp muốn phát huy tác dụng của mình

đối với học sinh, trước hết phải bao gồm những nội dung bổ

ích phong phú về những nghề hoặc những dạng lao động mà công tác hướng nghiệp cần định hướng cho các em vào. Chẳng hạn, đơn giản nhất, nội dung của mỗi nghề được giới thiệu phải bao gồm các tư liệu có liên quan tới các vấn đề như

: hệ thống mô tả nghề, các tài liệu tham khảo về cơ quan dạy nghề, những quy định về thủ tục thi cử và nhập học ...

Trong phòng và góc hướng nghiệp cần có những tài liệu

đề cập tới xu hướng phát triển kinh tếđịa phương gắn liền với nhu cầu vềđội ngũ cán bộđáp ứng sự phát triển đó. Một điều không thể thiếu được về nội dung phòng hướng nghiệp là việc mô tả các điều kiện lao động và cuộc sống trong các nghề

nghiệp được giới thiệu các quyền lợi và trách nhiệm của người lao động trong nghề . . .

Tuy nhiên, trong thực tiễn của việc triển khai công tác hướng nghiệp, mặc dù có không ít trường đã xây dựng được phòng và góc hướng nghiệp, song chưa đáp ứng được những yêu cẩu hướng nghiệp như mục đích của công tác này đã đặt ra. Một trong những nguyên nhân đó là những tài liệu trong phòng hướng nghiệp chưa được sử dụng vào mục đích giáo dục mà chỉ được coi như là phần trang trí cho nhà trường, những tài liệu trong phòng hướng nghiệp chưa phản ánh đời sống sản xuất, mà chỉ giới hạn ở những tên gọi hoặc là một số

tranh ảnh về các cơ sở sản xuất. Ở những trường hợp khác, tài liệu được giới thiệu trong phòng hướng nghiệp lại đề cập tới những nghề không có khả năng đáp ứng nguyện vọng của học sinh, học sinh ít thích thú với những giới thiệu nghề nghiệp có tính chất hời hợt mà không đi vào những dấu hiệu bản chất của nghề (nội dung của nghề, các chuyên ngành trong nghề, xu thế phát triển, yêu cẩu của nghề đối với việc tuyển chọn ...). Và cuối cùng, nguyên nhân quan trọng hơn cả là sự kéo dài hàng năm về một loại thông tin nghề, gây nên tâm lý chán chường, thiếu tính hấp dẫn của sự mới mê đổi với tuổi trẻ. Những góc và phòng hướng nghiệp như vậy tất sẽ hướng tới hiệu quả thấp kém về mặt ảnh hưởng giáo dục của mình cho học sinh.

Từ nhận định trên, chúng ta thấy sự cần thiết phải xác

định mục đích và nhiệm vụ cho việc xây dựng các phòng và góc hướng nghiệp, những yêu cầu sư phạm xét về mặt thủ tục trình bày, nội dung và các hình thức làm việc của nó. Góc hay phòng hướng nghiệp ở nhà trường là nơi trình bày các phương pháp, tuyên truyền và giới thiệu trực quan giúp cho học sinh lựa cho nghề nghiệp. Vì thế, góc phòng hướng nghiệp phải trở

thành người bạn đáng tin cậy, người chỉ dẫn cho học sinh trong việc chuẩn bị đi vào cuộc sống lao động, lựa chọn một cách có ý thức nghề nghiệp, phải là nơi xác định và chỉ ra con

đường - điều kiện thực hiện để học sinh có thể đi tới nghề

nghiệp dễ dàng nhất. Đó còn là nơi tạo nên sự hiểu biết cho học sinh về những yêu cấu cần thiết và những nhu cầu của xã hội, về mối quan hệ của các nhu cầu này với năng lực và sở

thích cá nhân trong lựa chọn nghề hiện nay. Đó cũng là nơi mở rộng nhãn quan kỹ thuật tổng hợp, cơ sở vô cùng quan trọng cho sự tự do lựa chọn nghề của tuổi trê.

Về yêu cầu sư phạm đối với góc và phòng hướng nghiệp, chúng ta có thể xét tới trên những mặt cơ bản sau đây

- Phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Góc hướng nghiệp phải đặt ở nơi dễ thấy, trang nhã và súc tích về

nội dung, đáp ứng tất cả các vấn đề mà học sinh đòi hỏi trong khi lựa chọn nghê, lôi cuốn được sự chú ý của các em.

- Ngôn ngữ dùng trong việc trình bày nội dung các tài liệu của góc hướng nghiệp cẩn phải đơn giản và hàm xúc, các lời thuyết minh phải dễ hiểu ngắn gọn.

- Các tranh ảnh trưng bày phải có tính hệ thống chứ

không được đơn chiếc (chẳng hạn ảnh chụp về lĩnh vực trống lúa cẩn trưng bày hệ thống ảnh bao gồm các khâu chủ yếu : làm đất, chọn giống, gieo trồng, chăm bón, tưới tiêu phòng trừ

sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản và phân phối sản phẩm) .

- Góc hướng nghiệp phải được sắp xếp theo một kế

hoạch thống nhất ; không quá nhiều nơi trang trí loè loét, giả

tạo hay đơn điệu.

- Theo định kỳ (chẳng hạn 2 tuần) một lẩn phải đổi mới tài liệu của góc hướng nghiệp. Việc làm này sẽ mở rộng ý nghĩa nhận thức của nó, nâng cao hứng thú của học sinh đối với góc hướng nghiệp.

- Góc hướng nghiệp phải có tên gọi gợi cảm và ngắn gọn.

Chẳng hạn "Một trăm con đường - Của bạn chỉ có một", "Hướng đi của bạn sau khi tốt nghiệp phổ thông".

- Góc hướng nghiệp thường được kết hợp trình bày ở các bảng biểu treo tường và các tủ kính. Trong góc hướng nghiệp nên có loa phóng thanh hoặc máy in đèn chiếu (nếu có thể được)

Nội dung trình bày trên tường có thể bao gồm : - Tên góc hướng nghiệp.

những lời căn dặn của lãnh tụ có liên quan tới lựa chọn nghề. Chẳng hạn : "Chỉ có trong lao động cùng với công dân và nông

dân mới có thể trở thành những người cộng sân chân chính" (V.I.Lênin).

- Những câu hỏi tạo ra sự chú ý và suy nghĩ cho học sinh.

Ví dụ : "Các bạn học sinh chú ý ? Bạn muốn trở thành công nhân hay nông dân, giáo viên hay kỹ sư, phi công hay diễn viên nghệ thuật v.v... Bạn sẽ chọn cho mình nghề gì ? Bạn đã suy nghĩ vềđiều đó chưa ?".

Có thể có những áp phích về một nhóm học sinh tốt nghiệp tay cầm văn bằng dáng đứng ở ngưỡng cửa của trường học đường nhưđang suy nghĩ trước những vấn đề : Sẽ tiếp tục làm gì ? Tiếp tục học ở những đâu và nghề gì ? Đi làm việc ngay nhưng làm ở đâu và làm việc gì ? Tất cả những câu hỏi này chúng ta cô thể tìm thấy trong những đoạn văn hay thư từ

những bài nói chuyện của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. - Những lời khuyên nhủ học sinh của các nhà sư phạm về lựa chọn nghề.

Toàn bộ nội dung trình bày trong góc hướng nghiệp có thể chia làm mấy phần :

- Phần thứ nhất có tiêu đê : "Sẽ công tác ở đâu ?", bao gồm việc mô tả cơ cấu sản xuất của địa phương, ngày làm việc bình thường tại một cơ sở sản xuất có trong cơ cấu đó, như cầu về đội ngũ cán bộ bằng danh mục các nghề của địa phương. Trong phần này cũng cần trưng bày trích đoạn các

điều khoản về nghĩa vụ và quyền lợi lao động của công dân trong hiến pháp. Một số tranh, ảnh nói về những học sinh của trường đã tốt nghiệp hiện đang công tác trên các lĩnh vực khác nhau.

Mục đích của phần này là nhằm hình thành và nâng cao tình yêu đối với lao động, những bí quyết về tay nghề và thành công của họ trong sản xuất, những khả năng trưởng thành về nghề nghiệp, mở rộng sự hiểu biết kỹ thuật tổng hợp, thông qua việc làm quen với phạm vi rộng rãi các nghề, nội dung và các chuyên ngành của nghề nghiệp đó.

Phần thứ hai là những tranh ảnh với tiêu đề : "sẽ tiếp tục học ở đâu ?", gồm tài liệu mô tả các cơ sở học tập đại học và trung học chuyên nghiệp, điều kiện tiếp nhận và thời gian học tập. Nội dung của phần này nên phân định theo từng thời gian và thực tế sản xuất của địa phương, các cơ sở học đường hiện có và lần lượt theo thứ tự ưu tiên : địa phương, trung ương. Cũng có thể giới thiệu những sách báo nói về nghề mà trong

điều kiện cho phép của góc hướng nghiệp chưa thể trình bày hết (tên sách, tên tác giả, năm xuất bản, mượn ở đâu, bán ở

cửa hàng nào, cần có những lưu ý gì khi đọc sách . . . ) .

- Phần thứ ba là danh mục các tạp chí, sách báo tham khảo với tiêu đề : "Sách là người bạn giúp ta hiểu hơn về nghề

nghiệp tương lai". Nội dung bao gồm danh mục các sách báo có liên quan tới sự lựa chọn nghề của học sinh, tóm tát nội dung sách, chỉ dẫn cách sử dụng và lợi ích của sách đó.

Tất cả các nội dung trình bày trên trường nên được sắp xếp bố trí trên các giấy khổ to, các panô để treo, dán lên tường, điêu đó giúp cho việc thay đổi được dễ dàng, nhanh chóng.

Ngoài phần trưng bày trên tường còn có phần trình bày trên bảng, tủ đựng, giá đỡ . . . bao gồm các bài báo cắt dán, các sơ đồ bảng biểu mô tả thành tựu kinh tế, khoa học kỹ

thuật, các thư từ của học sinh, anbom mô tả lịch sử nhà máy, cơ quan, xí nghiệp hợp tác xã, những bài viết của học sinh, báo tường, tập san . . .

Những tư liệu này sẽ được sắp xếp theo các phần như

sau :

- Những thành tựu khoa học kỹ thuật.

- Hợp tác xã (nhà máy) của chúng tôi trước đây và hiện nay.

- Tin tức từ hợp tác xã (nhà máy, công trường ...) địa phương.

- Năm tháng, con người và công việc của họ. - Ngôn luận của học sinh (về nghề nghiệp). - Chúng tôi trả lời các bạn.

- Thông báo.

Những phần này, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của nhà trường, có thể thay bằng những tiêu đê khác (theo hứng thú của học sinh chẳng hạn), song thực chất của vấn đề

phải đạt được là : thông tin kịp thời thành tựu trong kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng ... ; Khơi dậy ở họ sự suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân, của tập thể mình đối với cuộc sống đang hàng ngày hàng giờ diễn ra với nhịp điệu sôi nổi và mau chóng. Sự suy nghĩ này là cơ

sở tốt để học sinh hình thành sở thích nghề nghiệp, định hướng nghê. Trong góc hướng nghiệp cần có một hòm nhỏ để

học sinh viết thư trao đổi, hỏi han về những vấn đề có liên quan tới đường đời của các em.

Đối với các lớp nhỏ đầu cấp PTCS, vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi trước với các em về ý nghĩa và nội dung của góc hướng nghiệp khi dẫn các em đi thăm cơ

sở này. Mục đích chủ yếu của việc trao đổi là đưa các em vào "thế giới" của nghề nghiệp, 'nhấn mạnh tầm quan trọng của việc định hướng nghề.

những tài liệu cho góc hướng nghiệp theo định kỳ. Việc làm gây nên trao trách nhiệm cho các tập thể học sinh, tổ chức

đoàn TNCS Hồ Chí Minh và đội TNTP. Để có những tư liệu phong phú và xác thực, phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ

sở sản xuất, các cá nhân có nhiệt tình, các cơ quan văn hóa đại chúng và các cơ sởđào tạo.

Chỉ đạo chung đối với góc và phòng hướng nghiệp trong nhà trường là ban hướng nghiệp, từng nội dung của góc hướng nghiệp do các phân ban phụ trách nhằm phát huy sáng kiến của các tập thể sư phạm, tổ chức đoàn thể sư phạm, tổ

chức đoàn thể trong và ngoài trường.

Trên đây chỉ là những ví dụ minh họa cho cách tổ chức xây dựng góc hướng nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, mỗi trường trong quá trình thực hiện có thể là những mẫu, dạng hoàn thiện và sáng tạo hơn.

VIII- VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG SINH HOẠT HƯỚNG NGHIỆP THEO CHỈĐẠO CỦA BỘ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)