Sự phát triển của ngành thép về số lợng và qui mô Tháng 11/2001, Công ty thép Thái Nguyên đã tổ chức khánh thành và đa

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 57)

Tháng 11/2001, Công ty thép Thái Nguyên đã tổ chức khánh thành và đa vào sử dụng dự án cải tạo và mở rộng sản xuất nhằm nâng công suất lên 240.000 tấn phôi thép/ năm. Nguyên liệu sử dụng chủ yếu trong nớc nh quặng sắt, than mỡ và thép phế liệu. Dự án hoàn thành giúp công ty tự tạo ra phôi thép với giá thành cạnh tranh cho các dàn cán thép hiện đại, tăng lợi nhuận và chấm dứt tình trạng làm ăn thua lỗ của những năm trớc đây. Dự án có tổng số vốn đầu t là 650,9 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn viện trợ và vay không lãi của Chính phủ Trung Quốc là 321,5 tỷ đồng và thiết bị do tập đoàn gang thép Hàm Đan tặng 29,5 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2004, các nhà máy cán thép ở Việt Nam đợc chia thành 3 khối chính: - VSC và các đơn vị thành viên, có công suất 810.000 tấn/năm; - Các liên doanh có vốn đầu t nớc ngoài với VSC hoặc với các đơn vị thành viên, có công suất 910.000 tấn/năm; - Các công ty ngoài VSC, bao gồm các doanh nghiệp nhà nớc, doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài, doanh nghiệp t nhân và các hộ gia đình sản xuất nhỏ, có tổng công suất 2.242.500 tấn/năm.

* VSC hiện là một trong số 17 Tổng công ty 91 trực thuộc Thủ tớng chính phủ, VSC có 2 lò cao nhỏ với tổng công suất luyện thép khoảng 400.000 tấn/năm và tổng công suất cán lên tới 810.000 tấn /năm. Sản phẩm chính của các nhà máy thuộc VSC là thép hình cỡ nhỏ và trung bình; thép dây và thép thanh.

Bảng 2.1: Tổng công suất cán sản phẩm dài của các đơn vị thuộc VSC tính đến 31/12/2004

Đơn vị tính: Tấn/năm

TT Đơn vị Công suất

1 Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO) 250.000

2 Công ty thép miền nam (SSC) 500.000

3 Công ty thép Đà Nẵng 40.000

4 Công ty kim khí vật t tổng hợp miền Trung 20.000

Tổng cộng 810.000

Mới đây, Tổng công ty thép Việt Nam chính thức động thổ xây dựng nhà máy thép lá cán nguội đầu tiên ở Việt Nam, tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1 (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tổng vốn đầu t của dự án là 125 triệu USD, chủ yếu huy động vốn đầu t trong nớc. Đây là dự án sản xuất thép đặc chủng đầu tiên của Việt Nam, với trình độ thiết bị và công nghệ hiện đại, đạt mức tự động hoá cao, bao gồm một tổ hợp nhiều thiết bị hoàn chỉnh, liên kết chặt chẽ trong một dây chuyền công nghệ khép kín.

* Các liên doanh

Khối này bao gồm các liên doanh có vốn đầu t nớc ngoài với VSC hoặc với các đơn vị thành viên của VSC. Các liên doanh sản xuất thép cán dài, ống thép hàn và tôn mạ. Các liên doanh này không sản xuất gang hoặc luyện thép. Nguyên liệu chủ yếu từ nguồn nhập khẩu phối thép, thép cuộn cán nóng và thép lá cuộn cán nguội. Vinaausteel, Nasteel Vina và thép Tây Đô có dây chuyền cán bán liên tục công suất khá nhỏ và sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lợng với chi phí đầu t thiết bị ít.

Bảng 2.2: Công suất cán sản phẩm dài của khối liên doanh đến cuối năm 2004

Đơn vị tính: Tấn/năm

STT Nhà sản xuất Công suất

1 Công ty VINAKYOEI 300.000

2 Công ty VPS 200.000

3 Công ty VINAUSTEEL 180.000

4 Công ty NASTEEL VINA 110.000

5 Công ty Thép Tây Đô 120.000

Tổng cộng 910.000

Nguồn: Báo cáo của Tổng công ty Thép VN

* Các công ty ngoài VSC:

Khối này bao gồm các doanh nghiệp trong nớc không thuộc quyền kiểm soát của VSC: doanh nghiệp nhà nớc, doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài, doanh nghiệp t nhân và các hộ gia đình sản xuất nhỏ. Sự ra đời của các doanh nghiệp ngoài VSC đợc bung ra do ngừng nhập khẩu thép từ Liên Xô cũ khi Liên bang tan rã vào những năm 1990. Do nhu cầu thép gia tăng, nhiều công ty đã đầu t các lò và máy cán các loại. Ngoài ra, chính sách bảo hộ mậu dịch của Chính phủ cũng góp phần thúc đẩy mở rộng sản xuất:

+ Công ty có vốn đầu t nớc ngoài: nhóm này có 2 nhà máy cán thép dây và thanh: VINATAFONG 100% vốn của Đài Loan với công suất 250.000 tấn/năm, đi vào hoạt động năm 2000; và nhà máy kết cấu thép SEE 100% vốn

của Australia với công suất 200.000 tấn/năm, đi vào hoạt động cuối năm 2001. + Doanh nghiệp nhà nớc: nhóm này bao gồm các DNNN mà hoạt động chính của họ là ngoài lĩnh vực thép. Số lợng các nhà máy loại này là khoảng 12 nhà máy. Một số doanh nghiệp có cơ sở nấu luyện và cán qui mô nhỏ với công suất phổ biến dới 10.000 tấn/năm. Tổng công suất nhóm này khoảng 106.600 tấn/năm; sản phẩm giới hạn đến thép thanh cỡ nhỏ. Do công suất nhỏ và công nghệ lạc hậu, trong tơng lai những nhà máy này có khả năng bị loại khỏi thị trờng.

Tuy nhiên, xu thế hiện nay, các DNNN thực hiện kế hoạch mở rộng sản xuất và đa dạng hoá hoạt động vào ngành thép, điển hình là Tổng Công ty xây dựng Sông Đà. Dự án thép Sông Đà của Công ty xây dựng Sông Đà 9 đã và đang vận hành khai thác với công suất 200.000 tấn/năm, tăng công suất hoạt động của toàn nhóm lên 306.000 tấn/năm.

+ Các công ty t nhân: Nhờ có chính sách khuyến khích kinh tế nhiều thành phần, các công ty t nhân mới đây đã thâm nhập vào ngành thép. Tổng công suất của các nhà máy là 1.370.000 tấn/năm. Tất cả các nhà máy mới này đều áp dụng công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Italia. Sản phẩm là thép thanh và thép dây.

Bảng 2.3: Công suất của các nhà máy cán thép của doanh nghiệp t nhân mới đến cuối năm 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: Tấn/năm

TT Tên nhà máy Địa điểm Công suất

1 Công ty thép Nam Đô Hải Phòng 120.000

2 Công ty Cổ phần thép Hải Phòng Hải Phòng 180.000

3 Công ty thép Hoà Phát Hng Yên 250.000

4 Công ty POMINA Đồng Nai Đồng Nai 300.000

5 Công ty POMINA Ninh Bình Ninh Bình 400.000

6 Công ty Cổ phần thép Thái Nguyên Thái Nguyên 120.000

Tổng cộng 1.370.000

Nguồn: Báo cáo của Tổng công ty Thép VN

+ Xí nghiệp t nhân và hộ gia đình nhỏ: Nhóm này gồm khoảng 10 xởng cán mini. Tổng công suất thiết kế của nhóm này khoảng 516.000 tấn/năm. Các xởng cán thuộc nhóm này nằm chủ yếu tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và Đà Nẵng. Sản phẩm gồm thép góc, kích thớc đến 63mm và thép thanh đờng kính 10 - 16mm. Các công ty này duy trì hoạt động bằng cách cung cấp sản phẩm giá rẻ chất lợng thấp tới hộ tiêu dùng nhỏ.

Năm 2004, cả nớc có 21 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng, với năng lực sản xuất mỗi năm khoảng 4 - 4,5 triệu tấn thép các loại. Trong khi đó,

năng lực sản xuất phôi thép trong nớc mới chỉ đáp ứng đợc khoảng 30% nhu cầu sản xuất, 70% còn lại phải nhập khẩu từ nớc ngoài.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 57)