Kinh nghiệm Thái Lan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 49)

Ngành thép và xi măng Thái Lan đợc cấu thành bởi các doanh nghiệp t nhân và các doanh nghiệp liên doanh. Cho đến những năm của thập kỷ 80 nó vẫn đợc hoạt động dới chính sách bảo hộ của Chính phủ nhằm mục đích sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Kết quả là hàng loạt các nhà máy cán thép lò điện, nhà máy cán thép mác cao, nhà máy sản xuất thép ống, nhà máy xử lý bề mặt thép tấm, nhà máy sản xuất xi măng đã ra đời nhng quy mô rất nhỏ. Sau năm 1988, chính sách của Chính phủ Thái Lan đợc thay đổi qua hai giai đoạn: giai đoạn I, Chính phủ thực hiện phơng thức chỉ cho một doanh nghiệp độc quyền kinh doanh thép tấm, xi măng; giai đoạn II, các quy định hạn chế cho tham gia đối với các lĩnh vực thép tấm, xi măng dần dần đợc điều chỉnh hài hoà hơn, cho phép hình thành các công ty liên doanh về sản xuất thép nh Thai cold rolled steel sheet (TCRSS), The Siam United Steel (SUS) - nay là JFE/POSCO, tập đoàn sản xuất xi măng, nh Siam Cement Corporation,... Ngành thép, xi măng, gạch Ceramic, sứ vệ sinh Thái Lan đã có sự đầu t xây dựng năng lực quy mô phù hợp tốc độ phát triển của thị trờng trong nớc ngay từ những giai đoạn đầu xây dựng hạ tầng cơ sở song song với việc xoá bỏ dần những hạn chế mở cửa. Đây cũng là một trong những cách thức xây dựng ngành công nghiệp sắt thép, xi măng, VLXD khác ở các nớc đang phát triển.

Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã ảnh hởng mạnh mẽ tới ngành thép, xi măng, VLXD khác của Thái Lan vào đúng thời điểm bắt đầu ổn định và phát triển. Các dự án xây dựng nhà máy gang thép chất lợng cao, nhà máy sản xuất thép theo kiểu hoàn nguyên trực tiếp buộc phải đình lại và hầu hết đều rơi vào nguy cơ phá sản các nhà máy sản xuất xi măng cũng rơi vào tình trạng tơng tự, nhu cầu xi măng trong nớc và xuất khẩu giảm sút. Sản xuất xi măng trong nớc đình trệ. Sau khủng hoảng tiền tệ, các nhà máy, kể cả các nhà máy

liên doanh, đều rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và gần nh bị phá sản. Vào thời điểm tháng 10 năm 2002, ngành thép Thái Lan bị nợ tới 300 tỷ Baht, trong đó nợ khó đòi chiếm tới 150 tỷ Baht, 80 tỷ Baht nằm dới sự quản lý của công ty quản lý vốn Thái Lan (TAMC). Các Công ty sản xuất xi măng, thiết bị vệ sinh, gạch Ceramic cũng nợ tới hàng trăm tỷ baht vốn vay các ngân hàng Thailand. Một công ty quản lý tài sản - TAMC do Chính phủ thành lập và hoạt động với mục đích xử lý các món nợ khó đòi, giải toả tình trạng từ chối cho vay, tối thiểu hoá các vấn đề nhà nớc và nhân dân. Công ty này đợc thành lập năm 2002 bằng 100% vốn của FIDEF (Quỹ tổ chức lại và phát triển cơ quan tiền tệ của ngân hàng TW). Việc tái thiết các doanh nghiệp đợc tiến hành thử cơ cấu lại từ khâu tài chính cho đến khâu kinh doanh. Vấn đề tài chính đòi hỏi phải giảm bớt đầu t và cân bằng nợ “debt-equity-swap”.

Đứng trớc tình trạng này, các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, xi măng, VLXD phải tìm cách giải quyết theo nhiều hớng khác nhau. Các doanh nghiệp liên doanh tìm cách tăng vốn từ nguồn vốn cổ phần của các cổ đông là các doanh nghiệp nớc ngoài, đồng thời với đó là sự chuyển dịch vị thế cổ đông lớn nhất cũng nh quyền điều hành công ty từ các cổ đông là doanh nghiệp trong n- ớc sang các cổ đông là doanh nghiệp nớc ngoài. Các công ty này cũng bàn bạc, thảo luận với các NHTM cơ cấu lại các khoản nợ vay, tiếp tục hỗ trợ về vốn. Các công ty cổ phần trong nớc tiến hành cắt giảm đầu t, phát hành các loại trái phiếu bảo đảm cân bằng nợ, tổ chức lại sản xuất và gia nhập vào thị trờng chứng khoán ngoài nớc; hoặc tiến hành hợp nhất kết hợp với tổ chức lại sản xuất, các khoản nợ của công ty hợp nhất sẽ đợc chuyển sang công ty quản lý vốn TAMC và đợc xử lý bằng phơng thức cân bằng nợ đồng thời với việc phát hành cổ phần mới để huy động vốn đầu t thiết bị mới.

Việc xử lý các vấn đề liên quan tới vấn đề tài chính cũng nh năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thép Thái Lan đã đạt đợc một số kết quả nhất định, dù vậy, không phải là không gặp những khó khăn trong việc định giá giá trị doanh nghiệp cũng nh việc giải quyết các tranh chấp liên quan giữa các chủ nợ. Phát triển công nghiệp thép,xi măng, gạch ceramic, VLXD khác Thái Lan không đề cập nhiều tới các tổ chức tài chính với t cách là nguồn cung cấp tín dụng, nhng hiện tợng đầu t ồ ạt gắn liền với tự do hoá tiền tệ vào nửa đầu những năm 1990 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp ngành VLXD Thái Lan và kết cục là mọi chi phí tái

kiến lại đổ lên đầu các cổ đông, ngời cho vay và ngời dân nộp thuế. 1.3.1.3. Kinh nghiệm các nớc khác

Trong những năm của thập kỷ 90 của thế kỷ trớc và một số năm gần đây, hầu hết các công ty thép trên thế giới đều phàn nàn về những khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trờng vốn quốc tế. Trong nhiều năm, ngành thép từng bị nhiều tiếng tăm vì khả năng sinh lời thấp trên đồng vốn vay. Công ty thép hàng đầu của Đức, Krupp-Thysen Stahl đã phải rút lui khỏi thị trờng vốn vào năm 2001 do giá trị công ty bị định giá thấp và không có khả năng huy động vốn bằng phơng thức này. Tập đoàn Anglo - Dutch Corus cũng đã phải rất khó khăn trong việc quyết định phân chia lợi nhuận cho các cổ đông dới những khoản cổ tức thay vì giữ lại công ty để tái đầu t.

Tình trạng tơng tự cũng xảy ra trên thị trờng vay nợ của các doanh nghiệp ở nhiều nớc khác. Các tổ chức tín dụng đánh giá và cho điểm xếp hạng ở mức thấp đối với hầu hết các công ty sản xuất thép. Do vậy, để vay đợc vốn tín dụng, các công ty này buộc phải chấp nhận mức phí vay nợ cao.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w