Sự hình thành và phát triển của tín dụng ngân hàng Quan hệ tín dụng đầu tiên trong lịch sử nh Mác nói là quan hệ cho vay

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 28)

Quan hệ tín dụng đầu tiên trong lịch sử nh Mác nói là quan hệ cho vay nặng lãi hay tín dụng nặng lãi. Loại tín dụng này chứa đựng trong lòng nó đặc điểm lãi suất rất cao và không có giới hạn. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, quan hệ tín dụng nặng lãi mất dần tác dụng, đòi hỏi cần có những loại quan hệ tín dụng khác ra đời để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển từ thấp đến cao, từ kinh tế hàng hoá giản đơn đến kinh tế thị trờng cổ điển và ngày nay là kinh tế thị trờng hiện đại.

Trong nền kinh tế thị trờng, quá trình tuần hoàn vốn và chu chuyển vốn, vốn vận động qua các giai đoạn và biểu hiện dới các hình thái khác nhau, do đó không có sự ăn khớp với nhau về thời gian và qui mô nhu cầu vốn. Trong điều kiện đó, đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi tạm thời thừa vốn và tạm thời thiếu vốn.

Nền kinh tế thị trờng càng phát triển, nền sản xuất không chỉ tái sản xuất theo quy mô cũ và dựa trên kỹ thuật thủ công mà còn thực hiện mô hình tái sản xuất mở rộng dựa trên kỹ thuật và công nghệ cơ khí hoá và hiện đại hoá. Do vậy nhu cầu vốn đầu t có quy mô lớn hơn, thờng xuyên hơn diễn ra không chỉ đối với vốn lu động mà cả nhu cầu vốn để mua sắm tài sản cố định. Để thoả mãn nhu cầu này, các doanh nghiệp phải dựa vào nguồn vốn trong xã hội thông qua việc tiết kiệm vốn. Nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội bao gồm: vốn

tiết kiệm cá nhân, của các doanh nghiệp, của Nhà nớc… Mỗi khoản tiết kiệm nh vậy gắn liền với một mục đích nhất định, nhng trong thời gian chờ đợi cha thực hiện đợc mục đích đã định, những ngời có vốn tiết kiệm có thể sử dụng để cho vay, mua trái phiếu hoặc gửi vào các tổ chức tín dụng để sinh lợi.

Nh vậy, sự ra đời và phát triển của tín dụng không chỉ có tác dụng là cầu nối giữa nơi thừa và nơi thiếu vốn mà còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu t vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Theo thời gian, quan hệ tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng về chủ thể tham gia: cá nhân, doanh nghiệp và cả Nhà nớc. Đa dạng và mở rộng cả về quy mô lẫn đối tợng. Các tổ chức ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng khác đợc mở rộng, phát triển và có mặt ở hầu hết các nơi. Phần lớn các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế đều sử dụng vốn tín dụng với khối lợng hoạt động ngày càng lớn. Những ngời này với t cách là ngời cho vay, họ gửi tiền vào ngân hàng, quỹ tiết kiệm, mua trái phiếu, công trái… Với t cách là ngời đi vay, họ vay vốn ở ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh.

Tín dụng với t cách làm quan hệ vay mợn, nó tồn tại trong nhiều phơng thức sản xuất kinh doanh khác nhau đợc biểu hiện dới hình thái một vật hoặc một số tiền nhất định mà ngời ta có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp qua trao đổi. Mối quan hệ này đợc thực hiện thông qua các giai đoạn:

- Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dới hình thức cho vay. Giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc giá trị vật t hàng hoá đợc chuyển nhợng từ ngời cho vay đến ngời đi vay thông qua hợp đồng đợc ký kết theo nguyên tắc thoả thuận giữa hai bên, dựa trên quan hệ cung cầu của vốn cho vay.

- Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. ở giai đoạn này, vốn vay đợc sử dụng có thể trực tiếp (nếu vay bằng hàng hoá) hoặc sử dụng vào việc mua vật t hàng hoá (nếu vay bằng tiền) để thoả mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của ngời đi vay.

- Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: ngời đi vay hoàn trả cho ngời cho vay là quá trình quay trở về với tính cách là lợng giá trị vốn tín dụng đợc vận động và bảo tồn về mặt giá trị mà còn có phần tăng thêm dới hình thức lợi tức.

Bản chất vận động của vốn tín dụng gắn liền với hai nguyên tắc cơ bản của vốn là bảo toàn vốn (hoàn trả về giá trị) và sinh lợi (qua lợi tức vốn cho

vay). Tất cả đợc tiến hành thông qua một cơ chế tín dụng và hợp đồng vay trả đợc quy định thống nhất, đợc pháp luật thừa nhận.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 28)