Những hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 86)

Thứ nhất, nợ quá hạn và nợ khê đọng tiềm ẩn lớn, diễn biến phức tạp:

Những năm của thập kỷ 90, nợ quá hạn của các NHTM trong nớc đối với lĩnh vực xi măng lò đứng, gạch tuynen, gạch ốp lát, sứ vệ sinh,… có thời điểm tăng lên rất cao. Sau đó các NHTM điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ,… và tình hình tiêu thụ của thị trờng khá trở lại, các khoản nợ cơ bản khắc phục đợc. Hiện nay trong thực tiễn tuy tỷ lệ nợ quá hạn so tổng d nợ của các doanh nghiệp trong ngành xi măng và sắt thép là không lớn, nhng trong điều kiện cạnh tranh, hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gay gắt; do vậy, vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố tiềm ẩn có tính chất thờng trực, gây nên hậu quả trực tiếp với các doanh nghiệp VLXD và với ngân hàng, nên cần phải đợc coi trọng.

Bảng 2.15: Nợ quá hạn của ngành VLXD tại NHĐT&PT Việt Nam

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003

Tổng

d nợ Quá hạn Tổng d nợ Quá hạn Tổng d nợ Quá hạn

D nợ các ngành KT 43528974 400162 53189800 1145989 61366705 1968999 Ngành luyện kim 327499 - 513382 - 524700 - Tỷ lệ % chiếm trong tổng d nợ và tỷ lệ nợ quá hạn 0,75% 0,00% 1,18% 0,00% 1,21% 0,00% Sản xuất xi măng 1823768 23106 1722155 24201 1623320 22139 Tỷ lệ % chiếm trong tổng d nợ và tỷ lệ nợ quá hạn 4,19% 0,05% 3,96% 0,06% 3,73% 0,05% Sản xuất VLXD # 1810105 18359 2322707 68662 2526346 84525 Tỷ lệ % chiếm trong tổng d nợ và tỷ lệ nợ quá hạn 4,16% 0,04% 5,34% 0,16% 5,80% 0,19%

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam

Thứ hai, rủi ro tỷ giá cho cả ngân hàng và doanh nghiệp tiềm ẩn và có nguy cơ gia tăng.

Vốn của các NHTM đầu t cho ngành xi măng và ngành thép, gạch Ceramic, đá Granit nhân tạo,… chủ yếu là vốn ngoại tệ, trong đó có tỷ lệ đáng

kể là đồng USD, Euro và Yên Nhật. Do vậy tiềm ẩn cả rủi ro hối đoái và rủi ro tỷ giá. Sự biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trờng quốc tế sẽ gây ra những biến động trong cân đối chi phí huy động và cho vay của đồng vốn mà có thể gây thiệt hại cho ngân hàng; đồng thời gây ra những khoản chênh lệch tỷ giá mà các doanh nghiệp vay vốn phải chịu khi có những khoản vay tín dụng xuất khẩu từ nớc ngoài. Tỷ giá biến động mạnh với qui mô vốn vay lớn sẽ khiến các doanh nghiệp phải đề nghị các NHTM thu xếp cho vay vốn nội tệ mua ngoại tệ để trả trớc cho khoản tín dụng xuất khẩu nớc ngoài nhằm hạn chế bớt thiệt hại phải chịu. Tình trạng này khiến các doanh nghiệp VLXD và bản thân các NHTM cho vay bị đẩy vào thế bị động trong việc cân đối và thu xếp vốn để đối phó với tình huống thực tiễn.

Thứ ba, khó khăn cho cân đối vốn và sử dụng vốn đối với các NHTM.

Quy định về kỳ hạn trả nợ giữa vốn vay trong nớc và nớc ngoài cha hợp

lý. Kỳ hạn trả nợ vay nớc ngoài và trong nớc của nhiều dự án trùng nhau dẫn tới khó khăn trong việc thu xếp lợng tiền lớn vào cùng một thời điểm, dẫn tới các doanh nghiệp VLXD lại làm đơn xin đề nghị các NHTM trong nớc điều chỉnh thời điểm trả nợ. Hay nói cách khác là giãn kỳ hạn trả nợ gốc là cho các khoản tín dụng dự kiến thu hồi không đợc thu hồi đúng hạn, gây một số khó khăn cho ngân hàng trong việc cân đối và điều hoà nguồn vốn để cho vay các dự án tiếp theo.

Thứ t, nguồn vốn trung và dài hạn của các NHTM cha đáp ứng đợc tối đa nhu cầu đầu t của các doanh nghiệp ngành VLXD.

Đây là thực tiễn nan giải đang đặt ra đối với các NHTM, khi mà khả năng huy động vốn nội tệ và ngoại tệ bị hạn chế do lợng tín dụng thực hiện trong nền kinh tế đã và đang vợt quá giới hạn của ngỡng an toàn trong hoạt động kinh doanh. Nhiều dự án đầu t của các doanh nghiệp VLXD khi đợc đệ trình lên NHTM để xin vay vốn đã đợc xem xét và đánh giá là có tính khả thi nhng vẫn phải chờ ngân hàng lên cân đối huy động và thu xếp vốn từ nhiều NHTM và TCTD khác mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho dự án. Điều này gây chậm tiến độ đầu t và tăng chi phí vay vốn của doanh nghiệp cũng nh của ngân hàng, gây tiềm ẩn rủi ro cho các NHTM cho vay vốn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 86)