Nhóm nhân tố khách quan trong nớc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 37)

Thuộc nhóm này bao gồm các yếu tố khác nhau, cơ bản hình thành nên một môi trờng chung, trên cơ sở khuôn khổ của nó, các hoạt động kinh tế xã hội của hệ thống ngân hàng, của các DN nói chung và DN sản xuất kinh doanh (SXKD) VLXD nói riêng, diễn ra thông qua những mối liên hệ mang

tính chất nội tại trong bản thân mỗi DN, mỗi hệ thống, và cả những mối liên hệ đan chéo giữa các chủ thể khác nhau với nhau. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DN trong ngành VLXD cũng không nằm ngoài khuôn khổ và sự tác động chung của các yếu tố đợc xem là khách quan này. Cụ thể:

* Môi trờng kinh tế và quản lý vĩ mô:

Về phơng diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành bình thờng, không bị ảnh hởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng, làm cho khả năng kinh doanh thông qua hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ của NHTM không biến động lớn và có khả năng phát triển tốt... Tất cả tạo nên một môi trờng chung ổn định, và cũng nhờ vậy, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các DN VLXD sẽ mang tính ổn định tơng đối và không bị đe doạ bởi các nguy cơ và khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh hởng lớn tới mở rộng hoạt động tín dụng. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng có chất lợng cao và mở rộng đợc chúng, còn nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay biến động lớn làm ảnh hởng trực tiếp đến việc thu nợ khi cho vay của ngân hàng.

Tuy nhiên, để xã hội tồn tại và phát triển, đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trởng. Với mục tiêu tăng trởng kinh tế, một số nớc đã sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trởng tín dụng, kích thích đầu t. Giới hạn của mở rộng qui mô tín dụng tới mức độ nào có ảnh hởng đến chính sách, phơng thức và kết quả trong mối quan hệ tín dụng giữa NHTM và các DN trong ngành VLXD. Ngoài ra, chính sách điều tiết kinh tế của Nhà nớc nhằm u tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực nào đó để đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hởng tới hoạt động của ngân hàng bởi, trên cơ sở hoạt động theo định hớng phát triển chung, tín dụng ngân hàng sẽ u tiên tập trung vào những ngành, lĩnh vực mà nằm trong chơng trình u tiên phát triển của Nhà nớc, và đơng nhiên, điều đó sẽ dẫn tới việc tập trung hay phân tán tín dụng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. SXKD VLXD là một trong những ngành đóng góp và hợp thành ngành xây dựng và nếu chỉ xét riêng xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo nên nền tảng thiết yếu cho quá trình CNH-HĐH gắn

với chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa hiện nay của Việt Nam.

Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động tới hoạt động tín dụng của NHTM. Trong thời kỳ đình trệ sản xuất - kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực cả hai phía huy động và sử dụng. Nh, khi cần vốn để cho vay thì không huy động đ- ợc, hoặc có khi huy động đợc lại không cho vay đợc,... gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu. Ngợc lại, thời kỳ hng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng, rủi ro tín dụng ít đi, các mặt hoạt động khác của ngân hàng cũng đợc phát triển, công tác tín dụng sẽ có hiệu quả.

* Nhóm nhân tố thể chế và pháp lý:

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nớc của mỗi quốc gia sẽ có những ảnh hởng và tác động nhất định đối với đờng lối và phơng thức hoạt động của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. ở các nớc t bản chủ nghĩa (TBCN), do tính chất và đặc trng của tổ chức bộ máy nhà nớc, cũng nh đờng lối phát triển kinh tế mà hệ thống TBCN thực hiện, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đ- ợc khuyến khích và tự do phát triển. Nền kinh tế hoàn toàn vận động theo cơ chế tự do cạnh tranh và tự do cung cầu. ở Việt Nam, theo cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nớc xã hội chủ nghĩa (XHCN), các quyền lực của nhà nớc là tập trung thống nhất, nền kinh tế và các chủ thể trong nền kinh tế XHCN hoạt động theo một cơ chế thị trờng nhng không hoàn toàn tự do mà có sự quản lý của nhà nớc theo một định hớng chung của chủ nghĩa xã hội (CNXH). Dù cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nớc, hay hệ thống thể chế quốc gia đợc tổ chức theo hình thức nào, thì chúng cũng luôn đợc đảm bảo thực hiện và có sự tuân thủ trên cơ sở sự hoạt động đồng bộ của hệ thống pháp lý.

Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất, kịp thời của các văn bản dới luật. Đồng thời gắn liền với trình độ dân trí, quá trình chấp hành luật. Thực tiễn kinh tế thị trờng đòi hỏi: Pháp luật là bộ phận không thể thiếu đợc của nền kinh tế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp thì mọi hoạt động kinh tế sẽ không thể tiến hành trôi chảy đợc. Để việc chuyển nền kinh tế thị trờng từ tự phát, sang một nền kinh tế thị trờng văn minh, pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trờng pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Nó là cơ sở pháp lý để giải

quyết các khiếu nại, tranh chấp có thể xảy ra. Vì vậy, nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ với ngân hàng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì hiệu quả hoạt động tín dụng mới cao, hoạt động tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai phía.

* Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội khác:

Nhân tố ảnh hởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng ngân hàng là các tác nhân trực tiếp tham gia quan hệ với ngân hàng, đó là ngời gửi tiền vào ngân hàng và ngời vay tiền, mở tài khoản thanh toán,... Quan hệ tín dụng hình thành trên cơ sở sự tín nhiệm, lòng tin. Điều đó có nghĩa là hoạt động tín dụng của ngân hàng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Nhu cầu, khả năng và sự tin tởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, chất lợng tín dụng phụ thuộc vào cả 3 yếu tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm. Trong đó, sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng có tín nhiệm càng cao thì thu hút đợc khách hàng càng lớn. Khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng thờng đợc vay vốn dễ dàng và có thể đợc vay với lãi suất thấp hơn so với các đối tợng khác. Tín nhiệm là tiền đề, điều kiện để không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng.

Ngoài những yếu tố trên, còn có những yếu tố ảnh hởng tới hoạt động tín dụng nh: đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro trong tín dụng, trong tr - ờng hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo. Cũng có thể, do trình độ dân trí cha cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng, làm ăn kém hiệu quả, không phát huy tốt các phơng tiện tín dụng, thanh toán, dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nớc ngoài cũng có ảnh hởng tới chất lợng tín dụng. Hiện nay các quan hệ kinh tế - xã hội đợc mở rộng, các loại hình doanh nghiệp đa quốc gia ngày càng tăng về số lợng, qui mô hoạt động, quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu hàng hoá đợc tăng cờng. Vì vậy, mọi sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội ở nớc ngoài đều có sự ảnh hởng đến hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp trong nớc và từ đó ảnh hởng tới các hoạt động tín dụng. Ngoài ra hoạt động tín dụng của ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trờng nh: thời tiết, dịch bệnh, bão, lũ lụt... và các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trờng sinh thái.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Tín dụng ngân hàng với sự phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w