Phân loại cá theo trọng lượng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo quản cá nghề câu vàng cá ngừ đai dương (Trang 27 - 28)

4.1. Kiến thức liên quan

Cá ngừ đánh bắt ở vùng biển Việt Nam thường là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to.

Đặc điểm hình dáng của cá ngừ mắt to: Số đốt sống : 39, hai bên sườn dẹt, bụng có màu hơi trắng, dọc theo sườn cá có một dải màu xanh óng ánh. Vây lưng thứ nhất có màu vàng thẫm, các vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu vàng nhạt, các vây con có màu vàng sáng, mép vây có màu đen.

- Đặc điểm hình dáng của cá ngừ vây vàng: Số đốt xương sống: 39. Vây đuôi và vây lưng thứ 2 có chiều dài bằng 20% chiều dài toàn thân cá. Màu sắc của cá thay đổi từ màu xanh đen đậm có ánh kim qua màu vàng đến màu bạc trên vùng bụng

Hình 6.1.16. Cá ngừ mắt to Hình 6.1.17. Cá ngừ vây vàng

- Thông thường cá ngừ vây vàng có trọng lượng trên 25kg và cá ngừ mắt to có trọng lượng trên 30kg được bảo quản lạnh, xuất khẩu, làm thực phẩm ăn sống (sashimi). Thường chiều dài đạt từ 100cm đến 200cm.

- Những con có trọng lượng thấp hơn được bảo quản lạnh hoặc bảo quản đông để tiêu thụ thị trường nội địa hoặc chế biến đồ hộp.

4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

- Dùng cân để biết trọng lượng của cá. Cân là loại cân lớn vì có con đạt đến cả trăm kilogam.

- Dùng móc, đệm lót, bao tay khi di chuyển cá.

- Khi làm những thao tác với cá cần sử dụng những dụng cụ thích hợp (bao tay, đệm lót...) để giữ chất lượng cho cá.

- Di chuyển cá phải cẩn thận tránh làm trầy xướt thân cá.

- Cá được phân một cách chính xác thành 2 nhóm căn cứ vào trọng lượng: + Nhóm 1 là những con cá có trọng lượng từ 25kg trở lên.

+ Nhóm 2 là những con có trọng lượng thấp hơn.

4.4. Quy trình thực hiện

- Cân cá.

- Đưa cá vào nhóm thích hợp.

4.5. Lưu ý khi thực hiện

- Đưa vào đúng nhóm để bảo quản.

- Không làm ảnh hưởng xấu tình trạng cá trong khi phân loại.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun bảo quản cá nghề câu vàng cá ngừ đai dương (Trang 27 - 28)