2.1. Kiến thức liên quan
- Khi lấy cá ra khỏi thùng hoặc hầm ngâm cần nhanh chóng đưa cá ra khỏi túi đựng, dùng nước sạch, càng lạnh càng tốt để rửa bớt nhớt và máu cá còn dính trên thân cá. Cá càng sạch thì việc bảo quản càng đạt hiệu quả cao.
- Trước khi ngâm vào hầm bảo quản bằng nước biển lạnh cá lại được cho vào túi nilon hoặc cao su xốp có đục lỗ để bảo vệ cá không bị trầy xước do va đập vào nhau và để máu cá thoát ra ngoài. Nên dùng túi đựng mới, nếu dùng lại túi đựng cá lúc ngâm hạ nhiệt thì phải giặt sạch và nên được làm lạnh.
- Đưa cá vào hầm bảo quản bằng nước biển lạnh có thể dùng cáng khiêng hoặc ròng rọc.
- Cá phải luôn luôn được ngâm ngập hẳn vào trong nước.
Các dụng cụ, thiết bị cần có cho việc xếp cá vào hầm bảo quản bằng nước biển lạnh là: ròng rọc, dây thừng, cáng khiêng, đệm lót, bao tay, trang phục bảo hộ lao động , túi nilon chứa cá.
2.3. Những yêu cầu khi thực hiện
- Xếp cá nhẹ nhàng, gọn gàng, để thân cá không bị trầy xước, bầm dập. - Cá được ngâm ngập trong nước.
2.4. Quy trình thực hiện
- Đưa cá ra khỏi thùng hoặc hầm ngâm hạ nhiệt. - Cho cá nằm trên đệm lót.
- Lấy cá ra khỏi túi đựng. - Rửa cá bằng nước sạch, lạnh. - Lấy túi mới.
- Cho phần đầu cá vào túi trước. - Cho thân cá vào túi sau.
- Buộc túi lại gọn gàng.
- Buộc cá vào dây thừng ròng rọc hoặc đưa cá lên cáng khiêng.
Hình 6.4.2. Đưa cá lên cáng khiêng Hình 6.4.3. Buộc cá vào dây thừng ròng rọc
- Đưa cá đến hầm ngâm. - Mở nắp hầm ngâm.
- Đỡ cá vào hầm ngâm bảo quản bằng nước biển lạnh.
- Đậy nắp hầm ngâm bảo quản bằng nước biển lạnh lại để tránh độ lạnh thất thoát.
Hình 6.4.5. Đậy nắp hầm ngâm lại
2.5. Lưu ý khi thực hiện
Miệng hầm ngâm bảo quản bằng nước biển lạnh được thiết kế nhỏ để khi đổ đầy nước không bị dao động mạnh khi tàu lắc và để hạn chế sự thất thoát độ lạnh. Chính vì vậy phải cẩn thận, không để cá cọ sát vào miệng hầm khi đưa cá vào hay bốc dỡ cá ra.